Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hút vốn để phát triển

3.3.2. Nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, nguồn lao động

Đại Từ là vùng địa kinh tế thuận lợi, các yếu tố “địa lợi” được phân tích bởi vị trí cửa ngõ thông thương và các đường giao lưu huyết mạch không cách xa trung tâm lớn, nằm trên vùng căn cứ kháng chiến xưa… Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 37, 4 tỉnh lộ nối các căn cứ lịch sử kháng chiến, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, là cơ hội tốt để giao lưu văn hóa, lịch sử gắn với du lịch sinh thái, văn hóa chè và tiêu thụ sản phẩm chè.

Với những đặc trưng về khí hậu và thổ nhưỡng, những năm gần đây, cây ăn quả có mũi cũng đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích lẫn chất lượng với giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống khác tại địa phương. Đây là một trong những định hướng mũi nhọn, được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng.

Tài nguyên nước

Địa bàn huyện có hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc, với nguồn nước rồi dào, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng trọt và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Sông Công chảy từ huyện Định Hoá, chiều dài chạy qua địa phận của huyện là 24km. Ngoài ra còn có hệ thống các suối như: suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh... là nguồn cung cấp nước rất quan trọng trong huyện; Hồ Núi Cốc rộng 25km2 với dung tích 175 triệu m3 nước, phần diện tích thuộc địa bàn huyện Đại Từ khoảng 769ha, là khu du lịch của huyện và là nơi cung cấp nước cho ngành nông nghiệp huyện.

Điều kiện tự nhiên

Huyện Đại Từ có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển các nhóm cây lương thực hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 57.415,73 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp: 47.642,43 ha (chiếm 82,98%), đất phi nông nghiệp 9.093,95 ha (chiếm 15,84%); đất chưa sử dụng là 680,25 ha (chiếm 1,18%). Đất có khả năng trồng trọt được chia thành 5 nhóm: nhóm đất phù xa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm chủ yếu với diện tích 43.078,34 ha, chiếm 90,42% diện tích đất nông nghiệp và 75,03 % diện tích đất tự nhiên của Huyện.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 19.043,97ha (chiếm 33,17% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm: 8.967,33ha (chiếm 15,62%), chủ yếu là đất trồng lúa: 8.102,21ha (chiếm 14,11%); diện tích đất trồng cây lâu năm: 10.076,64 ha (chiếm 17,55%); trong đó chủ yếu là đất trồng chè: 6.305 ha, chiếm 10,98% tổng diện tích cả huyện, 33,1% đất sản xuất nông nghiệp và 62,57% đất trồng cây lâu năm.

* Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành nghề

Bảng 3.11: Cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đại Từ theo ngành nghề giai đoạn từ 2014-2016

Ngành nghề Số lượng (người)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Ngành công nghiệp-xây dựng 11.517 13.995 14.853 Ngành dịch vụ 28.572 23.736 22.068 Ngành nông nghiệp 55.692 47.499 39.726 Tổng (người) 95.781 85.230 76.647 Cơ cấu (%) Ngành công nghiệp-xây dựng 12,02 16,42 19,38 Ngành dịch vụ 29,83 27,85 28,79 Ngành nông nghiệp 58,15 55,73 51,83 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Cơ cấu lao động theo ngành nghề có sự chuyển dịch rõ rệt từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu lao động nông thôn ở ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2014 chiếm 58,15%, năm 2015 chiếm 55,73%, năm 2016 chiếm 51,83%. Nguyên nhân số lao động nông thôn sau đào tạo nghề chuyển sang làm việc ở lĩnh vực phi nông nghiệp

ĐVT: %

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đại Từ theo ngành nghề giai đoạn từ 2014-2016

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Đối với ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, thu nhập cao hơn, thu hút lao động nông thôn tham gia với tỷ trọng ngày một tăng. Cụ thể, ở ngành công nghiệp-xây dựng: năm 2014 chiếm 12,02%; năm 2015 chiếm 16,42%; năm 2015 chiếm 19,38%. Đối với ngành dịch vụ: năm 2014 chiếm 29,83%; năm 2015 chiếm 27,85%; năm 2015 chiếm 28,79%. Như vậy, lao động nông thôn của huyện Đại Từ có cùng xu hướng chuyển dịch lao động chung của cả nước, người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề khi những ngành nghề tạo ra thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp. Nhìn chung, số lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện đông, khi thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp đòi hỏi nguồn lao động nông thôn có số lượng dồi dào, đủ sức khỏe về thể lực mới đáp ứng được cho quá trình sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện muốn phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi đòi hỏi lao động nông thôn phải được đào tạo.

12.02 19.38 12.02 29.83 28.79 29.83 58.15 51.83 58.15 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Bảng 3.12: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn huyện Đại Từ từ năm 2014-2016

Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người)

Được đào tạo 9.123 10.068 10.500

Chưa được đào tạo 86.658 75.162 66.147

Tổng 95.781 85.230 76.647

Cơ cấu (%)

Được đào tạo 9,52 11,81 13,7

Chưa được đào tạo 90,48 88,19 86,3

Tổng 100 100 100

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đại Từ)

Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo thấp, chủ yếu là lao động làm việc theo kinh nghiệm cha ông để lại hoặc “trăm hay không bằng tay quen” nên hiệu quả về thu nhập là thấp. Từ số liệu bảng và biểu đồ cho thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trên 86%. Tuy nhiên qua các năm 2014-2016 tỷ lệ này đang được cải thiện dần dần. Năm 2014 tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo là 9,52%, chưa được đào tạo là 90,48%. Năm 2015 tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo là 11,81%, chưa được đào tạo là 88,19%. Năm 2016 tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo là 13,7%, chưa được đào tạo là 86,3%. Tuy nhiên, chất lượng lao động nông thôn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện còn thấp, khi thu hút các nguồn vốn đầu tư có cần tính đến khả năng lao động phải đào tạo lại, gây tốn kém nhiều chi phí đào tạo cho các nhà đầu tư, nhất là khi phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa thì đòi hỏi nguồn lao động phải có tri thức về sản phẩm, kỹ thuật chăm sóc và nuôi trồng lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

3.3.2.2. Năng lực vốn nội tại của địa phương

Hiện tại cơ cấu vốn cho ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào vốn địa phương quản lý. Nguồn vốn này phụ thuộc chủ yếu vào chi ngân sách trên địa bàn huyện Đại Từ.

Bảng 3.13: Tỷ lệ chi NSNN cho nông nghiệp hàng hóa huyện Đại Từ giai đoạn từ 2014-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Vốn cho nông nghiệp hàng hóa 9.786 10.041 11.454

Chi NSNN 638.293 801.735 894.747

Tỷ lệ vốn ngân sách dành cho

SXNNHH (%) 1,53 1,25 1,28

(Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính và tính toán của tác giả)

Với tỷ lệ chi như bảng số liệu trên nhận thấy ngân sách địa phương đầu tư cho nông nghiệp sản xuất hàng hóa còn quá nhỏ, năm 2014 tỷ lệ chi vốn địa phương cho nông nghiệp là 1,53%, năm 2015 là 1,25% và năm 2016 là 1,28%. Theo thống kê của Phòng kế hoạch tài chính, huyện chi chủ yếu cho lĩnh vực hành chính, sau đó đến chi giáo dục, chi bảo đảm xã hội, chi sự nghiệp môi trường rồi mới đến chi cho sự nghiệp kinh tế. Trong chi sự nghiệp kinh tế chia nhỏ cho các lĩnh vực nông nghiệp, kiến thiết địa chính, giao thông và chi kinh tế khác. Chính vì vậy mà ngành nông nghiệp huyện mới đang trong tiến trình xây dựng các dự án đầu tư theo thế mạnh cây con của huyện Đại Từ. Có thể thấy, nguồn vốn nội tại huyện là lớn nhưng chi cho ngành nông nghiệp ít như vậy, nhất là khi tổ chức xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư thì rất khó khăn để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp, tư nhân bỏ vốn vào ngành này của huyện.

3.3.2.3. Hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp

Hiện nay, huyện Đại Từ đang xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao cùng với lộ trình xây dựng của tỉnh Thái Nguyên. Định hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp của huyện như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng chè

Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn, chiếm một phần ba tổng diện tích chè của tỉnh, với hơn 7.000 ha. Chè mang lại thu nhập cho nông dân của huyện

mỗi năm 800 tỷ đồng. Cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đã tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp thay thế giống mới, chè cành, áp dụng quy trình canh tác kỹ thuật sinh học, tổ chức các mô hình sản xuất chè an toàn, chất lượng cao, nằm trong đề án phát triển vùng chè hàng hóa. Tranh thủ sự hỗ trợ 100% số cây giống của tỉnh, huyện, nông dân, xã viên chuyển đổi mạnh sang trồng giống chè mới, chè cành, áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, an toàn, năng suất, chất lượng tăng lên, cùng với việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, sản xuất hiệu quả cao hơn..

Thứ hai, phát triển vùng cây ăn quả

Phúc Thuận là một trong bốn xã miền núi, ven dãy núi Tam Đảo, thuộc. Do đặc điểm tự nhiên, khí hậu, đất đai tiểu vùng, ở Phúc Thuận đã hình thành vùng cây ăn quả 400 ha, trong đó hơn 200 ha nhãn, còn lại là cam, thanh long, ổi, bưởi. Tỉnh, thị xã đã quy hoạch, đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng cây ăn quả này bằng xây dựng hạ tầng, đường giao thông nội vùng, mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cải tạo giống với phương pháp ghép mắt… để nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để phát triển thành vùng cây ăn quả hàng hóa, ổn định ở Phúc Thuận, rất cần sự tiếp tục đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về xây dựng đường giao thông, tạo nguồn nước cho thủy lợi, giống, vốn, nhất là xây dựng, bảo hộ thương hiệu “Nhãn

Phúc Thuận”.

Thứ ba, thu hút vốn cho chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung trọng điểm vào khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi, các loại hình dịch vụ gắn với an toàn dịch bệnh, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Tập trung nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách, tạo sự bứt phá trong khai thác tiềm năng thế mạnh, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh sản phẩm; đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của huyện Đại Từ;

Thu hút các thành phần kinh tế (doanh nghiệp công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nông nghiệp, dân cư, tổ chức) đầu tư nguồn vốn cho sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, xây dựng mối liên kết sản xuất - bảo quản - chế biến - tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt các thị trường xuất khẩu như sản phẩm chè ở xã La Bằng, Phú Xuyên, sản phẩm chăn nuôi (thịt gà, lợn, trứng, dê…) ở xã Bản Ngoại, Ký Phú, Yên Lãng, sản phẩm hoa cây cảnh của thị trấn Hùng Sơn, xã Đồng Trũng.

3.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác thu hút vốn để phát triển SXNN hàng hóa ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)