Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 37 - 39)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Gia Lộc là một huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tỉnh Hải Dƣơng, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dƣơng và là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dƣơng có trung tâm là Thị trấn Gia Lộc. Diện tích tự nhiên 112,4 km2. Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính bao gồm 22 xã và 1 thị trấn (Liên Hồng, Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hoà, Phƣơng Hƣng, Lê Lợi, Toàn Thắng, Đoàn Thƣợng, Hồng Hƣng, Thống Kênh, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân, Gia Xuyên, Gia Lƣơng, Tân Tiến, Đồng Quang, Quang Minh, Nhật Tân, Phạm Trấn, Đức Xƣơng và Thị trấn Gia Lộc) Phía Bắc giáp thành phố Hải Dƣơng, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Thanh Miện và huyện Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Tây giáp huyện Bình Giang.

Huyện có tuyến đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 37, 38 B và các tuyến tỉnh lộ 392; 393; 395 chạy qua. Chính Phủ đang đầu tƣ đƣờng trục Bắc Nam đi từ cầu Hiệp - Thái Bình qua các xã phía Nam của huyện và nối với nút giao giữa quốc lộ 38B với đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận huyện. Bên cạnh đó, việc hình thành Khu liên hợp văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, dịch vụ và khu Đô thị mới phía Nam thành phố Hải Dƣơng tạo điều kiện kết nối giữa Thành phố Hải Dƣơng với huyện Gia Lộc để phát triển kinh tế xã hội và đô thị. Ngoài hệ thống đƣờng bộ trong huyện còn có 52,9 km đƣờng sông với vị trí địa lý và mạng lƣới giao thông thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu, hợp tác kinh tế và thƣơng mại giữa huyện với các địa phƣơng khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và đón nhận

cơ hội đầu tƣ.

- Địa hình: Gia Lộc có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có xu hƣớng thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông cao nhất là +3,5m ở xã Đoàn Thƣợng, vùng thấp từ +0,6m đến +1,5m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Phần lớn các vùng đất có độ cao từ +1m đến +2,7m. Làng mạc phân bố tƣơng đối đều trong khu vực canh tác. Địa hình phù hợp với việc trồng cây lƣơng thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa.

- Khí hậu: Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng, ẩm của miền Bắc. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60C. Nhiệt độ nóng nhất từ 37- 390C (thƣờng vào tháng 6 và tháng 8). Nhiệt độ lạnh nhất khoảng 8-100

C (thƣờng vào tháng 1 và tháng 2).

Độ ẩm không khí trung bình từ 75% đến 85%. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,2m/s đến 2,5 m/s. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1600 - 2000 giờ.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.622mm, cao hơn mức trung bình của tỉnh (1616mm). Lƣợng mƣa năm cao nhất là 2310mm và năm thấp nhất là 1250mm.

Gia Lộc chịu ảnh hƣởng của 2 loại gió rõ rệt, gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây nam và Đông nam.

- Thuỷ văn: Gia Lộc có nhiều sông ngòi: sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện; sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh qua địa phận các xã Yết Kiêu, Lê Lợi, Đoàn Thƣợng, Hồng Hƣng…; sông Đồng Tràng từ Gia Xuyên đến Hoàng Diệu… Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ

thống kênh mƣơng chảy theo hƣớng nghiêng của địa hình.

Nhìn chung, các đặc điểm về thời tiết, khí hậu và thủy văn của huyện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng rau thực phẩm vào mùa đông. Tuy nhiên, số lƣợng sông ngòi nhiều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc đầu tƣ đắp đê phòng chống lụt bão và có những ảnh hƣởng tiêu cực nhất định đến sản xuất.

- Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Gia Lộc đƣợc hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

Đất phù sa có feralits bạc mầu: phân bổ chủ yếu tại các xã phía Đông và giữa huyện nhƣ Đoàn Thƣợng, Hồng Hƣng, Toàn Thắng, Hoàng Diệu, Gia Khánh, Gia Tân và Thị trấn Gia Lộc.

Đặc điểm nổi bật của thổ nhƣỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dƣỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã đƣợc nâng lên tốt hơn. Độ dày tầng canh tác khoảng 15cm, ở độ dày từ 20-30cm đã có kết von ống.

Nhìn chung, thổ nhƣỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm nhƣ lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước: Trữ lƣợng nƣớc khá dồi dào nhƣng phân bố không đều.Nguồn nƣớc chủ yếu đƣợc lấy từ các sông chính nhƣ sông Kim Sơn, sông Đĩnh Đào, sông Đồng Tràng, sông Tràng Thƣa. Ngoài ra còn có kênh Thạch Khôi - Đoàn Thƣợng dài 12,5km, kênh tiêu Tây Bắc dài 7km và kênh Cầu Gỗ đi Đò Đáy dài 4,5km. Ngoài nguồn nƣớc của các sông, Gia Lộc còn có các ao, hồ, đầm với trữ lƣợng nƣớc khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nhu cầu cung cấp nƣớc tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)