5. Bố cục của luận văn
4.2.9. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính
Để thực hiện các giải pháp này cần có sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lộc đối với công tác quản lý NSX để các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc, Chi cục Thuế. Mỗi cơ quan có chức năng,
nhiệm vụ khác nhau trong việc quản lý tài chính Nhà nƣớc nhƣng thống nhất với nhau trong một quy trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chức năng của huyện có nhiệm vụ đề xuất và hƣớng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách quản lý tài chính nói chung cũng nhƣ NSX nói riêng. Đồng thời có chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của chính quyền cấp xã. Chi cục thuế là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN theo quy định của pháp luật. Vì vậy, muốn tăng cƣờng công tác QLNS thì mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và Tài chính phải đƣợc nâng lên.
Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan chức năng của Nhà nƣớc quản lý quỹ NSNN, đồng thời hạch toán kế toán, hạch toán nguồn thu cho NSNN nói chung và NSX nói riêng, kiểm soát hoạt động thu NSX. Để tăng cƣờng công tác quản lý NSX, cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc cần xác định chính xác nhất mức tồn quỹ của các xã để có kế hoạch cấp phát kinh phí tiết kiệm hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi, cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc cần phải kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi chƣa đủ điều kiện. Hạch toán nguồn thu cho ngân sách các chính quyền địa theo đúng Luật ngân sách và theo đúng Quy định của UBND tỉnh hiện hành, tránh tình trạngsai sót giữa cấp trên đối với cấp dƣới, đơn vị này sang đơn vị khác.