5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Quan điểm quản lý ngân sách xã
Trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các chế độ quản lý kinh tế Tài chính hiện hành, từng bƣớc đƣa công tác quản lý ngân sách xã vào hoạt động có nề nếp từ việc lập, chấp hành đến quyết toán Ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nƣớc, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong quản lý điều hành, phân công trách nhiệm ở các khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách. Do thu trên địa bàn còn thấp chủ yếu là dựa vào cân đối của cấp trên nên việc xây dựng ngân sách xã ổn định, cân đối tích cực, vững chắc còn nhiều hạn chế và chƣa chủ động. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu đặt ra là xây dựng ngân sách xã thực sự là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách Nhà nƣớc, ngang tầm, đủ lực để phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất, hệ thống chính trị cơ sở xã, thị trấn vững mạnh.
Nền kinh tế huyện Gia Lộc quy mô còn nhỏ, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, ngành nghề chƣa phát triển; thu ngân sách hàng năm mặc dù đạt và vƣợt dự toán đƣợc giao với tốc độ phát triển bình quân ở mức thấp 3,1%; Song dƣới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài chính ngân sách xã và sự phối hợp tích cực của Mặt trận tố quốc và các đoàn thể quần chúng cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân trong huyện. Thu ngân sách xã đã dần đi vào nền nếp, thu đúng, thu đủ và thƣờng xuyên nuôi dƣỡng phát triển nguồn thu. Tình hình thu ngân sách từ mấy năm trở lại đây đang là bài toán khó giải không chỉ với lãnh đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lộc mà còn ở nhiều xã, thị trấn khác trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Mọi hoạt động của xã đều trông vào nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, do kinh tế chậm phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; tiêu dùng xã hội và hoạt động xây dựng của ngƣời dân, các doanh nghiệp giảm. Nắm bắt đƣợc những khó khăn trong thực hiện thu ngân sách, nên ngay từ đầu năm kế hoạch các xã, thị trấn đã nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách xã. tăng cƣờng vận động, tuyên truyền đến ngƣời dân thực hiện đúng chính sách thuế. Vì vậy, công tác quản lý thu ngân sách xã, thị trấn năm (2012- 2014) về tổng thể đã hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán huyện giao, góp phần đáp ứng nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng.
Tuy nhiên, cũng còn một số chỉ tiêu thu đạt kết quả thấp, trong khi lại phải thực hiện tiết kiệm chi 10% cả năm 2014 làm cho việc chi ngân sách gặp
khó khăn hơn. Một số xã chƣa tích cực thu đối với chỉ tiêu thu từ quĩ đất công ích và hoa lợi công sản một số xã cho đấu thầu diện tích đất công điền nhiều năm thu một lần đã ảnh hƣởng đến nguồn thu thƣờng xuyên của ngân sách xã (Toàn Thắng, Đoàn Thƣợng, Gia Hoà, Gia Khánh); có xã cho đoàn thể của địa phƣơng nhận đấu thầu hoặc giao cho thôn giao khoán thầu đã ảnh hƣởng đến nguồn thu thƣờng xuyên của ngân sách xã (Đồng Quang, Gia Khánh); riêng chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất mặc dù đã đạt vƣợt dự toán huyện nhƣng mới chỉ tập trung ở 5 xã, thị trấn (Quang Minh, thị trấn Gia Lộc, Đoàn Thƣợng, Gia Hòa, Yết Kiêu) còn lại 10 xã đƣợc giao kế hoạch thu tiền sử dụng đất nhƣng chƣa thực hiện kế hoạch đấu giá: một số xã đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhƣng công tác giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng làm chậm (Gia Khánh, Đoàn Thƣợng, Hoàng Diệu); một số xã công tác qui hoạch chậm nên chƣa có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất (Đồng Quang, Hồng Hƣng...); có xã còn diện tích đấu giá năm 2012 không thành nhƣng chƣa có khách hàng đăng ký mua (Đoàn thƣợng). Việc xử lý đất dôi dƣ, xen kẹp, nhỏ lẻ trong khu dân cƣ để thu tiền sử dụng đất ở các xã, thị trấn triển khai chƣa tích cực.
Vì vậy, để đáp ứng các hoạt động, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc các xã, thị trấn quan tâm là công tác quản lý chi ngân sách xã chấp hành theo qui định của Luật ngân sách, thực hiện lập dự toán chi và chi theo dự toán đƣợc duyệt; các xã thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chi qua Kho bạc Nhà nƣớc, ƣu tiên chế độ chi cho con ngƣời, nhƣ lƣơng cho cán bộ đƣơng chức theo Nghị định số 31/NĐ-CP và Nghị định số 35/NĐ-CP, Nghị định số 66/NĐ-CP, Nghị định số 73/NĐ - CP của chính phủ, các khoản lƣơng hƣu và trợ cấp cho cán bộ già yếu nghỉ việc theo Nghị định số 34/NĐ-CP; kinh phí chi thƣờng xuyên cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ chính trị tại
địa phƣơng; nguồn thu sử dụng đất đã tập trung chi thanh toán nợ đầu tƣ xây dựng cơ bản và chi đầu tƣ phát triển. Ngoài ra, thực hiện triệt để tiết kiệm chi (trong việc sử dụng điện nƣớc, văn phòng phẩm, hội họp; sơ, tổng kết, những khoản chi chƣa cấp bách).
Thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm, vì có thu mới bảo đảm chi cho các hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh những xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý tài chính ngân sách xã thì vẫn còn không ít địa phƣơng gặp nhiều khó khăn trong công tác này, nhƣ: thu, chi sai quy định; chi không có cơ sở hoặc không có chứng từ gốc. Công tác quản lý, khai thác nguồn thu từ giao thầu, khoán đất công ích chƣa hiệu quả, hợp đồng ký vƣợt thời hạn quy định. Một số xã thu một số khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng: đƣờng giao thông nội đồng, giao thông thôn xóm, nhà văn hóa thôn, khu dân cƣ không thực hiện ghi thu ghi chi qua ngân sách. Còn một số địa phƣơng chƣa thực sự đề cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành ngân sách xã. Mặt khác, trình độ quản lý, điều hành của lãnh đạo xã, chuyên môn nghiệp vụ của kế toán xã ở một số nơi còn hạn chế, thực hiện quy trình thu, quản lý sử dụng và quyết toán các khoản đóng góp của nhân dân chƣa đúng quy định. Một số xã chƣa chấp hành nghiêm dự toán chi đã đƣợc HĐND xã phê duyệt, tình trạng giải quyết chi không có trong dự toán đƣợc giao đã ảnh hƣởng đến các khoản chi thƣờng xuyên đã đƣợc bố trí đầu năm do đó phát sinh nợ chi thƣờng xuyên. Tình trạng nợ chi thƣờng xuyên và nợ xây dựng cơ bản kéo dài chƣa đƣợc khắc phục, Công tác quyết toán vốn đầu tƣ còn chậm; Bên cạnh đó, quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng khiến cho các khoản thu, chi ở cấp xã ngày càng nhiều. Những sai phạm trong thu, chi thƣờng là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện trong dân, do đó việc quản lý ngân sách cấp xã càng thực hiện dân chủ, minh bạch thì càng có
lợi cho công tác lãnh đạo, điều hành của cán bộ cấp xã, nhằm phát huy tốt nhất nội lực và sự đồng thuận của ngƣời dân vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng.
4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc , tỉnh Hải Dƣơng
4.2.1. Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã
Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hƣởng của nên kinh tế thị trƣờng nên sự phân hoá giầu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu tƣ vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề bức thiết đối với ngƣời nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với ngƣời nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các hộ có mức sống trung bình, nghèo ở nông thôn. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tài sản thế chấp, vì vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho ngƣời nghèo thông qua các tổ chức xã hội nhƣ: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ.. làm căn cứ để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó các xã phải tăng cƣờng công tác kiểm tra tài chính để đƣa công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà nƣớc. Các xã nên có chính sách cho thuê địa điểm SXKD. Và miễn giảm thuế cho những hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa phƣơng, tạo điều kiện cho họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điểm hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập cho nhân dân.
4.2.2. Tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã
- Con ngƣời là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác. Cùng với quá trình phát triển chung, các cơ chế chính sách về tài chính cũng nhƣ những biến đổi ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý ngày càng cao. Vì vậy phải thƣờng xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNS xã cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
- Một trong những tồn tại trong quản lý NSX ở huyện Gia Lộc là trình độ cán bộ xã còn yếu, chƣa đồng đều. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi luật NSNN và chế độ kế toán NSX ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi cán bộ xã phải có trình độ, để quản lý tốt NSX. Vì vậy cần nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã.
Đề nghị Sở Tài chính thƣờng xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán NSX cho các đối tƣợng là kế toán NSX và công tác quản lý NSX cho các đối tƣợng là chủ tài khoản.
- Đối với Chủ tịch UBND xã, bên cạnh tƣ cách là ngƣời đứng đầu cơ quan chính quyền cấp cơ sở, Chủ tịch UBND xã còn là ngƣời chủ tài khoản của ngân sách cấp mình. Do vậy, ngoài những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý tài chính, pháp luật, Chủ tịch UBND xã còn phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Huyện nên tổ chức các lớp tập huấn nhằm bồi dƣỡng và nâng cao nhận thực xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đại diện cho chính quyền Nhà nƣớc ở các cơ sở.
- Cán bộ làm công tác chuyên trách NSX ở Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải có năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt phải có tác phong sâu sát với cơ sở, thƣờng xuyên nắm bắt các vấn đề về quản lý NSX, giúp UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác quản lý NSX, đƣa công tác quản lý NSX vào nền nếp và có chất lƣợng ngày càng cao.
Để đảm bảo thu, chi ngân sách đạt kết quả tốt, cần tăng cƣờng pháp chế đảm bảo cho pháp luật nghiêm minh tời từng quan hệ tài chính, thực hiện việc tuyên truyền các chính sách chế độ tới từng ngƣời dân để họ hiểu biết và thực hiện, có chính sách động viên khuyến khích bằng vật chất và tinh thần kịp thời cho những ngƣời thực hiện thu nộp ngân sách tốt, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh kịp thời những ngƣời không chấp hành chính sách chế độ và nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Xã nên quy định cụ thể nội quy, quy chế phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của từng xã, coi đó là quy chế mà mỗi ngƣời dân trong xã phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ có chế độ xử phạt thích đáng để đƣa xã đi vào kỷ cƣơng mà mỗi ngƣời dân trong xã thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã, gắn bó với sự phát triển của xã nhiều hơn nữa.
4.2.4. Tăng cường chất lượng công tác lập dự toán ngân sách xã
Xét trong quy trình ngân sách, thì lập dự toán đƣợc coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSX nói riêng. Khâu lập dự toán NSX ở huyện Gia Lộc vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy để nâng cao công tác lập dự toán, các xã cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Để lập dự toán đúng luật, đúng thẩm quyền quy định thì các xã phải nắm đƣợc Luật, chính sách, chế độ và thẩm quyền của mình, biết rõ nội dung, tỷ lệ % phân chia của từng khoản thu mà xã đƣợc hƣởng.
- Các xã phải đánh giá đúng tiềm năng của địa phƣơng mình, bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã đề ra các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã mình trƣớc thời gian xây dựng dự toán để đảm bảo dự toán sát với thực tế, tránh tình trạng lập quá thấp, hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán các xã cần tính đến các chính sách thay đổi của Nhà nƣớc có tác động trong năm kế hoạch, dựa vào tình hình thực hiện dự toán của năm trƣớc.
- Từ thực trạng quản lý NSX ở huyện Gia Lộc ta thấy, hàng năm hầu hết các khoản chi NSX đều vƣợt dự toán đƣợc duyệt, đây là tồn tại tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán các xã luôn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực, tính đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc tổng chi không đƣợc vƣợt quá tổng thu NSX. Đối với chi đầu tƣ phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chƣơng trình, dự án đầu tƣ đã có quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu tƣ đã đƣợc HĐND quyết định. Ƣu điểm bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chƣơng trình dự án. Dự án chi thƣờng xuyên phải căn cứ vào nguồn thu thƣờng xuyên và tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.
- Để đảm bảo chất lƣợng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên