Quản lý lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 46 - 58)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Quản lý lập dự toán ngân sách xã

Công tác lập dự toán đƣợc coi là khâu quan trọng nó quyết định hoạt động thu chi ngân sách trong một năm. Vì vậy nó phải đƣợc lập trên cơ sở các quy định theo yêu cầu, đầy đủ căn cứ và đƣợc lập theo đúng trình tự quy định. Để thấy rõ hơn về thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã, trên cơ sở nghiên cứu 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lộc thông qua số liệu dự toán và phỏng vấn cán bộ tài chính chuyên quản xã của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và cán bộ tài chính xã, luận văn đi sâu nghiên cứu công tác lập dự toán năm 2014 đối với thị trấn Gia Lộc, xã Trùng Khánh để nghiên cứu vì

HĐND xã

Chủ tịch UBND xã

Kế toán Thủ quỹ

Thị trấn là trung tâm của huyện Gia Lộc có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn, giá trị đất cao nên là địa phƣơng có nguồn thu lớn nhất trong huyện, xã Trùng Khánh là xã khó khăn của huyện, có ít cơ sở sản xuất kinh doanh, cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn là xã điển hình về hoạt động thu ngân sách trên địa bàn huyện. Từ việc nghiên cứu công tác quản lý lập dự toán 02 địa phƣơng trên để có những so sánh đánh giá công tác quản lý lập dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Gia Lộc.

Khái quát tình hình lập dự toán NSX của các xã trên địa bàn huyện: Hàng năm Ban Tài chính các xã tiến hành công tác xây dựng dự toán NSNN của địa phƣơng mình trình UBND xã và báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, tổng hợp và báo cáo UBND huyện, trên cơ sở đó UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã. Khi nhận đƣợc quyết định chính thức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi cân đối ngân sách xã, lập phƣơng án phân bổ ngân sách xã sau đó trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trƣớc ngày 31/12 của năm trƣớc. Dự toán ngân sách xã sau khi đƣợc HĐND xã quyết định, UBND xã báo cáo UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện đồng thời công khai dự toán ngân sách xã theo chế độ công khai tài chính do Thủ tƣớng Chính phủ quy định. Công tác lập dự toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lộc về cơ bản đã thực hiện đúng theo quy trình, đảm bảo đúng tiến độ nhƣ trên, cụ thể công tác quản lý lập dự toán thu, chi nhƣ sau:

3.2.2.1. Quản lý lập dự toán thu

Công tác lập dự toán thu của các xã dự toán thu của các xã, TT trên địa bàn huyện Gia Lộc đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Dự toán thu đƣợc lập trên cơ sở xác định các nguồn thu, các xã, thị trấn căn cứ vào các nguồn thu ở, kết hợp với khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết do cơ quan thuế thu hoặc uỷ nhiệm thu và định mức chi đƣợc Hội đồng

nhân dân tỉnh phê chuẩn, các chƣơng trình, dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê chuẩn để lập dự toán số thu bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Đê tìm hiểu rõ hơn công tác lập dự toán thu NXS trên địa bàn huyện Gia Lộc tôi đi sâu nghiên cứu công tác lập dự toán thu của xã Trùng Khánh, TT Gia Lộc đây là những đơn vị có nguồn thu đại diện cho các xã trên địa bàn huyện.

Đối với công tác lập dự toán thu năm 2014 của Thị trấn Gia Lộc, qua phỏng vấn cán bộ chuyên quản của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, phỏng vấn Chủ tịch UBND và trực tiếp cán bộ Tài chính xã thì đây là một đơn vị thực hiện tƣơng đối tốt quy trình lập dự toán, việc xây dựng dự toán thu có căn cứ thực tế, đảm bảo chủ động và đảm bảo tận thu, Chủ tịch và cán bộ tài chính xã là ngƣời có năng lực chuyên môn tốt, đã nắm chắc đƣợc quy trình lập dự toán. Dự toán thu năm 2014 của Thị trấn Gia Lộc đƣợc thể hiện ở Biểu 3.5 dƣới đây.

Bảng 3.5. Dự toán thu ngân sách Thị trấn Gia Lộc năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung Năm

2013 Dự toán năm 2014 DT 2014/ TH 2013 (%) Tổng thu ngân sách 18.155,0 10.590,9 58,34 Các khoản thu 100% 385,0 378,0 98,18 Phí, lệ phí 64,0 45,0 70,31

Thu từ quỹ đất công ích và đất công 17,4 18,0 103,45 Đóng góp khác

Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân 303,6 300,0 98,81 Thu chuyển nguồn

Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc

Thu khác 15,0

Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) 12.386,0 2.628,0 21,21

Thuế nhà đất

Thuế môn bài 200,0 178,0 89,00

Lệ phí trƣớc bạ, nhà đất 256,0 190,0 74,22

Thuế VAT

Thu tiền sử dụng đất 11.662,4 2.000,0 17,15

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 4.452,0 3.078,4 69,15

Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 3.374,0 3.078,4 91,24 Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 1.078,0 -

Thu chuyển nguồn năm trƣớc chuyển sang 932,0 4.506,5 483,53

Nguồn: Ủy ban nhân dân thị trấn Gia Lộc

Đối với công tác lập dự toán thu năm 2014 của xã Trùng Khánh, đây là một trong 5 xã khó khăn của huyện Gia Lộc, tỷ lệ hộ nghèo của xã cao, dân số của xã ít trình độ dân trí thấp, năng lực lãnh đạo xã và của cán bộ chuyên môn hạn chế, nhiều năm qua nguồn thu ngân sách của xã chủ yếu dựa vào thu bổ sung ngân sách cấp trên. Dự toán thu năm 2014 của xã Trùng Khánh đƣợc thể hiện ở bảng 3.6 dƣới đây.

Bảng 3.6. Dự toán thu ngân sách xã Trùng Khánh năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung Năm

2013 Dự toán năm 2014 DT2014/ TH 2013 (%) Tổng thu ngân sách xã 2.888,0 2.831,7 98,05 Các khoản thu 100% 87,0 98,0 112,64 Phí, lệ phí 13,5 3,0 22,22

Thu từ quỹ đất công ích và đất công 68,5 75,0 109,49

Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc (chuyển nguồn)

Thu khác 5,0 20,0 400,00

Các khoản thu theo tỷ lệ phần trăm (%) 55,0 49,0 89,09

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 36,0 35,0 97,22

Thuế môn bài 7,0 6,0 85,71

Lệ phí trƣớc bạ, nhà đất 12,0 8,0 66,67

Thu tiền sử dụng đất

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 2.630,0 2.684,7 102,08

Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 2.239,6 2.684,7 119,90

Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 390,4 -

Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chuyển sang 116,0 -

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Trùng Khánh

Qua kiểm tra dự toán của các đơn vị này ta có số liệu ở Bảng 3.5 và Bảng 3.6 của thị trấn Gia Lộc và xã Trùng Khánh kết hợp việc phỏng vấn cán bộ chuyên tài chính của các xã cho biết việc lập dự toán khoản thu cụ thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

* Khoản thu hưởng 100%: Bao gồm thu từ phí, lệ phí, thu từ đất công ích và hoa lợi công sản, thu sự nghiệp, thu đóng góp của nhân dân theo quy định, thu kết dƣ ngân sách. Đây là khoản thu tƣơng đối lớn, là nguồn thu tƣơng đối ổn định của ngân sách xã, thị trấn tuy nhiên qua xem xét thấy các xã, thị trấn còn chƣa chú trọng đối với việc lập dự toán của nguồn thu này cụ thể.

Thu phí, lệ phí: Số thu này chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu thu của ngân sách xã, nhƣng lại có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện chức năng, quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp xã, nhƣng xã Trùng Khánh khi lập dự toán năm 2014 chỉ xây dựng đạt 22,22% so với thực hiện năm 2013, Thị trấn Gia Lộc dự toán khoản thu này xây dựng dự toán năm 2014 chỉ đạt 70,31% so với thực hiện năm 2013 điều này cho thấy các xã, Thị trấn quản lý thu phí, lệ phí chƣa hiệu quả. Công tác kê khai này cho thấy các xã, thị trấn quản lý thực hiện chƣa nghiêm túc, nhiều hoạt động có thu phí, lệ phí nhƣng chƣa tiến hành kê khai; Qua kiểm tra của phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện thì nguồn thu phí tại địa bàn xã Trùng Khánh lệ phí tƣ pháp, hộ tịch hộ khẩu là 4 triệu/năm, lệ phí địa chính là 3 triệu đồng/năm; lệ phí chợ là 10 triệu đồng/năm tổng nguồn thu một năm tối thiểu là 17 triệu đồng. Tại Thị trấn Gia Lộc là đơn vị có chợ Cuối tƣơng đối lớn, qua phỏng vấn một số hộ kinh doanh tại chợ Cuối cho thấy riêng phí chợ 01 năm 125 triệu đồng, phí trông giữ phƣơng tiện tại chợ là

35 triệu đồng/01 năm, lệ phí chứng thƣ là 12 triệu/01 năm chính nhƣ vậy tối thiểu nguồn thu lệ phí của Thị trấn Gia Lộc phải là 172 triệu đồng/năm.

Khoản thu từ đất công ích và hoa lợi công sản: đối với Thị trấn thì nguồn thu này chiếm tỷ trọng không đáng kể, nhƣng với các xã thì đây là khoản thu chính chiếm đa phần trong nguồn thu xã hƣởng 100%. Nguồn thu này hình thành từ quỹ đất 5% dùng làm quỹ đất công mà trƣớc đây trong cải cách ruộng đất không chia cho nông dân, đất thùng đào thuộc hành lang giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình quốc gia khác nằm ở xã, thị trấn có thể khai thác trên cơ sở quản lý công trình theo chức năng kết hợp khai thác trong phạm vi cho phép. Những loại đất này hầu hết xã, thị trấn nào cũng có, tuy lớn, nhỏ khác nhau xong các xã, thị trấn đã chủ động khai thác với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua dự toán thu xây dựng năm 2014 của xã Trùng Khánh mặc dù tăng so với thực hiện của năm trƣớc là 53,28%, Thị trấn Gia Lộc tăng 3,45% trên thực tế tại xã diện tích này ngày càng thu hẹp, nguyên nhân cùng với việc lấy quỹ đất này làm các tuyến giao thông, quy hoạch làm đất ở của dân cƣ. Chính vì vậy về lý thuyết nguồn thu này phải bị giảm đi nhƣng UBND xã vẫn xây dựng cao hơn so với những năm trƣớc. Lý do việc giao kế hoạch và xây dựng kế hoạch đối với khoản thu từ đất công ích và đất công là không sát với thực tế sử dụng vì khi giao chỉ tiêu này, UBND huyện Gia Lộc căn cứ vào tổng quỹ đất mà chƣa tính hết đƣợc việc hiện tại quỹ đất này đã sử dụng nhƣ thế nào, sử dụng bao nhiêu do đó dẫn tới các xã không biết thu nhƣ thế nào?

Khoản thu đóng góp của nhân dân theo quy định: nguồn thu này hình thành từ thu từ các các khoản góp có tính chất bắt buộc (nhƣ quỹ an ninh - quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai) và các các khoản đóng góp tự nguyện (đóng góp xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, đóng góp làm hạ tầng các thôn, khu dân cƣ, xây dựng nông thôn mới). Qua việc xây dựng dự toán thu năm 2014 của Thị trấn Gia Lộc đối với khoản thu này xây dựng đạt 98,81% so với thực hiện năm 2013, điều này cho thấy bên cạnh mặt tích cực

là địa phƣơng huy động tốt nguồn thu thì nó cũng phản ánh công tác xây dựng dự toán của xã Trùng Khánh chƣa lƣờng hết những khó khăn, nếu dự toán không hoàn thành sẽ gây mất cân đối ngân sách của địa phƣơng vì các nguồn thu bắt buộc thì sẽ thu tƣơng đối ổn định nhƣng tỷ lệ tăng không thể đột biến, các khoản thu mà Thị trấn Gia Lộc xác định sẽ tăng đột biến lại là những khoản thu tự nguyện đóng góp. Nếu thực hiện theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg của Thủ tƣớng Chỉnh phủ đối với khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng huy động đóng góp mang tính chất xã hội từ thiện thì nguồn thu này sẽ mất cân đối ảnh hƣởng chung tới toàn bộ ngân sách của Thị trấn Gia Lộc, kéo theo là việc phải điều chỉnh lại những khoản chi thƣờng xuyên, và chi đầu tƣ tƣơng ứng.

Khoản thu khác: đây là những khoản thu phát sinh đột xuất, không thƣờng xuyên tại các địa phƣơng nhƣ: thu hồi các khoản công nợ trƣớc đây mà các hợp tác xã bàn giao sang, các khoản thu phạt hành chính, các khoản thu bán thanh lý tài sản. Các khoản thu này chiếm tỷ trọng không đáng kể nhìn chung các xã, thị trấn đều xây dựng dự toán tƣơng đối sát khoản thu này.

* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

Đây là các khoản thu từ các khoản thuế, lệ phí do ngành thuế thu (nhƣ thuế nhà đất, thuế thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh, thuế tài nguyên, lệ phí trƣớc bạ nhà đất, phí bảo vệ môi trƣờng...). Với khoản thu này ngân sách xã đƣợc hƣởng tỷ lệ phần trăm phân chia nhất định, tuỳ theo từng loại thuế, lệ phí với mục đích là gắn trách nhiệm của chính quyền xã, TT. Nguồn thu điều tiết các loại thuế, ngân sách xã đƣợc hƣởng là nguồn thu có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tác động và ảnh hƣởng tới nguồn thu NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng. Thông qua tỷ lệ điều tiết trong từng thời kỳ để điều chỉnh các nguồn thu của các địa phƣơng đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong khai thác sử dụng nguồn NSNN. Đối với khoản thu này việc lập dự toán đơn giản, các khoản thu này thƣờng đƣợc xác lập theo kế hoạch thu của cơ quan thuế các xã, thị trấn không phải tính toán mà chỉ nhận phần phân chia theo kế

hoạch. Tuy nhiên việc xây dựng phân chia theo tỷ lệ phần % còn bộc lộ những tồn tại: Những khoản thu không có tính ổn định nhƣng cơ quan thuế giao cao, nhƣ tại Bảng 3.5 Thị trấn Gia Lộc xây dựng nguồn thu thuế môn bài dự toán năm 2014 đạt 89,0% so với ƣớc thực hiện năm trƣớc, lệ phí trƣớc bạ dự toán năm 2014 đạt 74,22% so với thực hiện của năm trƣớc.

* Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Bao gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu. Khoản thu bổ sung cân đối sẽ đƣợc cho chi thƣờng xuyên trong cân đối, các nguồn thu ở xã, thị trấn (khoản thu tính cân đối) đã đƣợc xác định trong dự toán để thực hiện nhiệm vụ chi đƣợc giao mà không đảm bảo thì ngân sách cấp trên sẽ bổ sung để đảm bảo cho xã, thị trấn đủ nguồn kinh phí cho các khoản chi theo nhiệm vụ đƣợc giao. Khoản thu bổ sung có mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ xây dựng cơ bản, các chƣơng trình dự án. Đối với khoản bổ sung có mục tiêu năm 2014 tại thị trấn Gia Lộc xây dựng đạt 69,15% so với thực hiện năm 2013. Còn xã Trùng Khánh thực hiện đƣợc 2.630 triệu đồng, nhƣng năm 2014 xã Trùng Khánh lại không đƣa vào xây dựng trong dự toán điều này cho thấy xã Trùng Khánh chƣa rà soát hết kế hoạch các chƣơng trình dự án đã đƣợc phê duyệt vì thế khi phát sinh mới tiến hành điều chỉnh dự toán, mất chủ động trong việc triển khai thực hiện các dự án.

Nhƣ vậy từ việc phân tích các chỉ tiêu cụ thể trong xây dựng dự toán thu của thị trấn Gia Lộc và xã Trùng Khánh ta nhận thấy công tác xây dựng dự toán thu của xã tuy đã thực hiện đúng theo quy trình lập dự toán, dự toán đã bám sát dự toán của huyện giao song vẫn bộc lộ những tồn tại nhƣ: quản lý thu chƣa hiệu quả còn bỏ sót nguồn thu, chƣa bám sát thực tế tại địa phƣơng, chƣa rà soát hết kế hoạch các chƣơng trình dự án tại địa phƣơng, việc xây dựng dự toán còn chƣa mang tính chủ động, lệ thuộc vào cấp trên dẫn đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)