Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 89)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Yếu tố chủ quan

* Bộ máy quản lý:

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách ngƣời ta thƣờng đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy đƣợc biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dƣới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hƣởng đến

hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.

* Cơ sở vật chất:

Vốn là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý ngân sách. Đặc thù công việc là làm việc với những giá trị lớn, nên trang thiết bị hiện đại, tốc độ cao là vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống máy móc thiết bị tại huyện đã cực kỳ lỗi thời, vô cùng chậm chạp khiến cho công việc nhập và xử lý số liệu mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ phụ trách tài chính đã nhiều lần kiến nghị lên huyện xin chi nâng cấp, nhƣng vì nguồn vốn của huyện vô cùng hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều các hoạt động khác trong huyện nên cho đến nay vẫn chƣa đƣợc đáp ứng.

Mặt khác, hệ thống cơ sở vật chất nhƣ bàn, ghế, tủ đựng tài liệu,... của huyện cơ bản đã cũ nát và không đƣợc nâng cấp nhiều năm nay. Điều này ảnh hƣởng rất lớn tới công tác lƣu trữ, bảo quản các tài liệu quan trọng về quản lý tài chính.

* Khoa học công nghệ:

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lƣợng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả nhƣ PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản... Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế, chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tƣ phần mềm kế toán Misa, chƣa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

* Trình độ cán bộ quản lý ngân sách:

Theo số liệu của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, hiện nay trên toàn huyện gồm 20 phòng, cơ quan, đơn vị chuyên môn quản lý nhà nƣớc; 53 tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể; 77 đơn vị sự nghiệp và 23 xã, thị trấn thuộc huyện quản lý và thụ hƣởng từ ngân sách cấp huyện (có 81 đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện, 23 đơn vị dự toán thuộc ngân sách xã) trong đó: có 261 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, chia ra: cấp huyện 182 ngƣời, cấp xã 69 ngƣời; Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại các phòng, cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã đều có trình độ Đại học, trên Đại học (Thạc sĩ: 1,1%; 67,4% Đại học; 31,5% trình độ Cao đẳng,Trung cấp); 13,53% cán bộ có thâm niên trong ngành từ 5 năm trở nên; 41,35% có thâm niên trong ngành từ 3 đến 5 năm; 45,12% cán bộ mới tham gia QLNS dƣới 3 năm.

* Kinh nghiệm làm việc:

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNS cấp xã cơ bản nhận thức đƣợc đầy đủ về trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý, điều hành ngân sách theo luật NSNN. Song trình độ chuyên môn còn hạn chế 31,5% cán bộ QLNS cấp xã có trình độ Cao đẳng, Trung cấp; 45,12% có thời gian công tác trong ngành dƣới 3 năm nên thiếu kinh nghiệm, chƣa chủ động trong công tác tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng nuôi dƣỡng, phát triển và khai thác nguồn thu cũng nhƣ huy động đóng góp của dân.

3.4. Đá nh giá công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Gia Lộc

3.4.1. Những kết quả đạt được

3.4.1.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Công tác lập dự toán thu, chi ngân sách cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo qui định của Luật ngân sách nhà nƣớc, bám sát các chỉ thị, chủ trƣơng chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND cấp huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Dự toán ngân sách đƣợc lập căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc; tình hình thực hiện ngân sách

của các năm trƣớc đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nƣớc.

3.4.1.2. Công tác thực hiện thu ngân sách nhà nước

- UBND huyện đã rất chủ động trong công tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, động viên kịp thời các nguồn thu vào ngân sách, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán đƣợc giao. Đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời. Thƣờng xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức các chính sách thuế, phí, lệ phí của Nhà nƣớc đến ngƣời dân.

- Qui trình thu thuế đƣợc xây dựng đơn giản để tối thiểu hoá các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía ngƣời nộp thuế và cơ quan quản lý thu thuế.

3.3.1.3. Công tác chi ngân sách nhà nước

- Chi phát triển nông nghiệp nông thôn: Thực hiện theo đúng phân cấp của tỉnh Hải Dƣơng; danh mục dự án đƣợc lập trên cơ sở nguồn kinh phí đầu tƣ của địa phƣơng đƣợc phân cấp, ƣu tiên các danh mục trọng điểm theo chủ trƣơng của Đảng và định hƣớng của Chính phủ, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phƣơng qua từng năm.

Chi phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật từ khâu dự toán, báo cáo tiến độ, quyết toán. Nội dung chi đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch.

Các phòng ban chức năng của cấp huyện (Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp,…) đã tăng cƣờng phối kết hợp trong giám sát các khoản chi đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện cắt giảm các khoản chi không đúng dự toán, không đúng quy định nhằm tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nƣớc.

- Chi thƣờng xuyên: Quá trình thực hiện chi thƣờng xuyên của huyện diễn ra trong khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thƣờng xuyên trừ trƣờng hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nƣớc. UBND huyện đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý hành chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thủ trƣởng các đơn vị có quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí đƣợc giao, tạo quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của ngân sách Nhà nƣớc. Thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định của Chính phủ đã giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí chi thƣờng xuyên rất nhiều.

Công tác quyết toán chi thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, qui định. Các báo cáo tài chính đƣợc lập theo đúng mẫu biểu, đúng thời gian qui định. Số liệu báo cáo đƣợc phản ánh trung thực, chính xác, đúng mục lục ngân sách Nhà nƣớc.

3.4.2. Những hạn chế

* Về lập dự toán

Thứ nhất, dự toán các xã lập gửi cơ quan tài chính trƣớc khi thảo luận dự toán chƣa sát với thực tế. Dự toán thu lập chƣa hết các khoản thu (thấp hơn thực tế). Dự toán chi lập cao hơn so với định mức đƣợc giao. Ví dụ nhƣ định mức chi hoạt động thƣờng xuyên của các đơn vị lập cao hơn định mức của tỉnh giao. Từ đó số trợ cấp các xã đề nghị cao hơn số trợ cấp mà tỉnh thông báo cho huyện.

Thứ hai, dự toán do UBND huyện giao cho các xã thƣờng chậm hơn so với quy định (Theo quy định chậm nhất ngày 31/12 năm trƣớc), do các kỳ họp HĐND xã thƣờng diễn ra vào cuối năm ngân sách. Để có số liệu trình HĐND xã, UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn dự toán trƣớc khi có Quyết định của huyện giao; dẫn đến số dự toán UBND các xã trình HĐND xã chƣa sát với nhiệm vụ đƣợc giao, nhƣ số thu trợ cấp do ngân sách huyện bổ sung cao hơn số chính thức đƣợc giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND xã về phê chuẩn dự toán thƣờng bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nƣớc.

Thứ ba, theo quy định dự toán của các xã lập trƣớc khi gửi Kho bạc Nhà nƣớc phải do phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra, trong quá trình thẩm định dự toán cho các xã còn bộc lộ tồn tại đó là các xã lập dự toán thu thƣờng xuyên cao hơn so với số thu, tƣơng ứng với số thu các xã lập dự toán chi thƣờng xuyên; nếu quá trình kiểm soát chi không chặt chẽ Kho bạc Nhà nƣớc cho thanh toán theo yêu cầu chi của xã, kết thúc năm thƣờng bị xâm tiêu vào các nguồn để chi có tính chất đầu tƣ, nguồn trợ cấp dành để chi các sự nghiệp kinh tế nhƣ duy tu sửa chữa, sự nghiệp tài nguyên môi trƣờng,... Bởi, Kho bạc Nhà nƣớc chỉ theo dõi đƣợc tổng số thu và tổng số chi của từng xã, không theo dõi cân đối đƣợc từng nguồn. Nguyên nhân chính ở đây là do các xã lập dự toán không sát với tình hình thực tế của địa phƣơng, không bám sát vào tiêu chuẩn định mức hiện hành; Mặt khác theo quy định của Luật NSNN, trong quá trình điều hành ngân sách nếu nguồn thu không đảm bảo theo dự toán chủ tài khoản phải giảm chi tƣơng ứng với số thu, nhƣng do tính chất nguồn thu theo mùa vụ, các xã không lƣờng hết những rủi ro trong quá trình tổ chức thu, trong nhiệm vụ chi thƣờng xuyên diễn ra.

* Về điều hành ngân sách

Thứ nhất, việc giao dự toán cho các xã chƣa thực sự sát với tình hình thực tế do vậy trong năm còn phải bổ sung dự toán cho các xã (nguồn thu của các xã thừa nhiều không điều chuyển sang cho các xã bị hụt thu, trong khi đó ngân sách huyện vẫn phải bổ sung cho xã bị mất cân đối do không đảm bảo kinh phí chi hoạt động).

Thứ hai, các xã còn coi nhẹ nguồn thu có tỷ trọng nhỏ nhƣ thu phí, lệ phí nguồn thu này thƣờng bỏ sót. Công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong việc tổ chức thu ở các xã chƣa chặt chẽ, các xã thƣờng không quan tâm đến nguồn thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ của ngành thuế từ đó còn bỏ sót nguồn thu, để các đơn vị trốn thuế, gian lận thuế. Việc xử lý các đơn vị trốn thuế chƣa nghiêm từ đó dẫn đến nguồn

thu thuế khai thác chƣa triệt để.

Thứ ba, nguồn thu thuế trên địa bàn chủ yếu là thu từ các doanh nghiệp của tỉnh quản lý (từ năm 2008 đƣợc phân cấp về cho ngân sách huyện và ngân sách xã) nhƣng cơ quan quản lý các đơn vị này lại do Cục thuế quản lý, công tác phối hợp của ngành thuế chƣa chặt chẽ, cho nên gặp khó khăn trong quá trình tổ chức đôn đốc thu và trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ tư, điều hành chi ngân sách của chính quyền xã chƣa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi. Chi cho quản lý hành chính thƣờng tăng so với dự toán.

Thứ năm, điều hành chi đầu tƣ XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dƣ ngân sách nhiều làm lãng phí. Nguyên nhân là do các xã chƣa chủ động điều hành trong lĩnh vực XDCB, triển khai công trình chậm, hồ sơ quyết toán chƣa hoàn thiện theo quy định dẫn đến không thanh toán đƣợc. Tình trạng công nợ trong xây dựng cơ bản còn nhiều nhất là các xã nội lực không có nguồn thu để đầu tƣ xây dựng. Nguyên nhân do các xã triển khai công trình không căn cứ vào nguồn thu của xã, Nhà nƣớc có các chƣơng trình triển khai nhƣ chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng học, kiên cố hóa kênh mƣơng, xây trụ sở các xã... yêu cầu xã có vốn đối ứng song ngân sách cấp trên hỗ trợ chƣa đáp ứng yêu cầu. Các công trình công cộng xuống cấp chƣa có nguồn đầu tƣ, công tác xã hội hóa còn yếu chƣa kêu gọi đƣợc các tổ chức cá nhân vào đầu tƣ.

* Về đội ngũ cán bộ

Thứ nhất, chế độ chính sách cho cán bộ công chức, chuyên trách ở xã còn thấp. UBND tỉnh quy định chế độ cho cán bộ không chuyên trách còn thấp, đối tƣợng nhiều.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ chuyên trách, công chức xã còn yếu chƣa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ ba, công tác cải cách hành chính còn chậm, các văn bản hƣớng dẫn còn chồng chéo, định mức chi giao cho cấp xã còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu

cầu nhiệm vụ chi, việc quan tâm đến các xã khó khăn, các xã vùng trọng điểm còn hạn chế.

Thứ tư, Ban Tài chính các xã lập quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo biểu mẫu quy định trình HĐND xã phê chuẩn đồng thời gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp, thời gian gửi chậm nhất trong tháng 2 năm sau, song việc lập báo cáo quyết toán thƣờng kéo dài hết tháng 6 do liên quan đến kỳ họp của HĐND xã (HĐND xã họp mỗi năm 2 kỳ thƣờng vào tháng 12 và tháng 7). Quyết toán chi không đƣợc lớn hơn quyết toán thu, số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã làm thủ tục chi chuyển nguồn theo quy định) là số kế dƣ ngân sách, số kết dƣ ngân sách năm trƣớc chuyển thành số thu năm sau. Số thu kết dƣ ngân sách hàng năm chiếm khoảng 10-15% trong tổng thu NSX, đây cũng thể hiện việc điều hành chi ngân sách chƣa tốt.

3.4.3. Nguyên nhân củ a hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Công cụ quản lý NSNN là chế độ chính sách của nhà nƣớc . Tuy nhiên trong những năm qua , mă ̣c dù một số cơ chế chính sách cơ bản đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành , song việc ban hành thƣờng chậm so với yêu cầu , còn nhiều quy đi ̣nh bất hợp lý , thiếu tính đồng bộ, chƣa phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu mang tính chất xử lý tình thế (điển hình là chính sách về tiền lƣơng, phụ cấp, chế độ hội nghị,...). Hệ thống văn bản, chính sách, pháp luật về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)