Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã

a. Công tác kiểm tra

Kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ: trong quá trình hoạt động của bộ phận quản lý ngân sách xã của các xã, thị trấn. Đối với các cơ quan nhà nƣớc, với chức năng nhiệm vụ của mình vẫn thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu, chi ngân sách xã.

- Đối với UBND xã (TT) thƣờng xuyên nắm bắt, quản lý toàn diện các hoạt động về tài chính, ngân sách của xã (TT) để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý ngân sách.

- Đối với HĐND các xã (TT) về cơ bản đã thể hiện vai trò giám sát, vai trò quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toán năm của Ban tài chính và UBND các xã, thị trấn.

- Đối với KBNN của huyện đây là nơi kiểm soát toàn bộ các khoản thu, chi của các xã một cách thƣờng xuyên; kiểm tra các khoản thu, tính tỷ lệ điều tiết, kiểm tra việc chi trả khi cấp phát tiền cho các xã, thị trấn.

- Đối với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đây là cơ quan thƣờng xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với Ban tài chính các xã, thị trấn. Thực hiện việc thẩm tra quyết toán năm đối với ngân

sách các xã thƣờng xuyên có những biện pháp để tổ chức quản lý, hƣớng dẫn nghiệp vụ và tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý.

- Kiểm tra đột xuất thƣờng diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc đơn thƣ khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này do cơ quan Thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra Sở Tài chính, Công an kinh tế, Ban kiểm tra Đảng... khi có vụ việc xảy ra. Ngân sách xã, thị trấn là nơi liên quan đến quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ trực tiếp của ngƣời dân. Chính vì vậy việc kiểm tra, giám sát ngân sách xã, thị trấn đƣợc huyện coi là nhiệm vụ rất quan trọng, thông qua công tác kiểm tra, giám sát ngân sách xã, thị trấn của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cũng nhƣ ngành tài chính đã có những uốn nắn, điều chỉnh hoạt động của ngân sách xã, thị trấn đi vào nề nếp.

Trong những năm qua huyện Gia Lộc thông qua những đợt kiểm tra đã phát hiện ra những sai phạm, có những sai phạm vô tình nhƣng cũng nhƣ những sai phạm co cố ý từ đó đề ra các biện pháp ngăn chặn, khắc phục không để xảy ra tiêu cực gây mất lòng tin trong nhân dân. Điển hình nhƣ sai phạm cán bộ tài chính xã Liên Hồng thu nhƣng không nhập quỹ của xã là 25 triệu đồng, việc bỏ ngoài báo cáo quyết toán thu tiền tiền đất công ích và hoa lợi công sản của xã Đồng Quang. Thông qua công tác kiểm tra, phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện rút ra đƣợc những kinh nghiệm trong quản lý, những bài học có giá trị từ thực tiễn quản lý ngân sách xã, tiến hành tổng kết thành những chuyên đề để thông qua các cuộc giao ban định kỳ các xã, thị trấn ở toàn huyện rút kinh nghiệm, xủ lý những đơn vị đã sai phạm nhằm đƣa công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên trong công tác kiểm tra thời gian qua vẫn còn thấy nhiều vấn đề cần quan tâm:

- Qua những sai phạm ở một số xã, thị trấn cho thấy vai trò giám sát của HĐND ở đây đối với công tác ngân sách xã thể hiện còn chƣa cao, mới chỉ là hình thức. Thông qua các kỳ họp của HĐND chỉ quan tâm giải quyết nợ đọng, mức chi cho các ban ngành đoàn thể mà chú trọng đi sâu vào chất vấn công tác quản lý, điều hành ngân sách, hạch toán, báo cáo quyết toán, điều này còn cho thấy trình độ của đại biểu HĐND còn nhiều bất cập, đặc biệt là Chủ tịch HĐND ở một số địa phƣơng. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân chƣa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát, phát hiện những bất hợp ký, những sai phạm trong công tác quản lý ngân sách xã để có ý kiến kịp thời.

b. Công tác kiểm toán

Công tác kiểm toán của các cơ quan chức năng tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả, tìm ra đƣợc những sai phạm, những bất hợp ký về cơ chế, chính sách xong việc thanh tra, kiểm toán không thƣờng xuyên, có chỉ có tính chất trọng điểm. Ví dụ, đối với thanh tra Sở Tài chính do địa bàn tỉnh có 12 huyện, thành phố, thị xã, số cán bộ thanh tra chỉ có 9 ngƣời nên chỉ thực hiện thanh tra theo định kỳ mỗi huyện, thành phố, thị xã là 3 năm một lần; Kiểm toán nhà nƣớc khu vực VI năm 2014 chỉ kiểm toán đƣợc 6/23 xã, TT của huyện.

Việc kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện còn chƣa sâu sát, mới chỉ thông qua báo cáo quý, năm; việc kiểm tra trực tiếp đến các thôn, khu hành chính còn ít do vậy nhiều sai phạm chỉ đƣợc phát hiện thông qua việc thẩm định quyết toán năm của ngân sách xã.

Việc xử lý sau khi kết luận kiểm tra thực hiện chƣa đƣợc nghiêm, nhiều xã (TT) vẫn còn dây dƣa và thực hiện chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)