Phong tục tập quán những vùng miền đi qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 40 - 49)

7. Đóng góp của đề tài

2.1.2. Phong tục tập quán những vùng miền đi qua

Truyện ngắn của nhà văn Vũ Hùng không phải là truyện ngắn viết về đề tài dân tộc miền núi mà chủ yếu là truyện về loài vật. Những câu truyện xoay quanh đời sống sinh tồn của các con vật là mối quan tâm chính của ông. Thế nhưng, trong truyện của ông, người đọc thấy hiện lên những giá trị văn hóa của những vùng đất mà ông đặt chân đến. Phải nói rằng, Vũ Hùng đã có một nhãn quan phong tục nhạy bén và sắc sảo. Những phong tục của những miền đất mới được miêu tả sinh động nhưng cũng rất gần gũi với đời sống con người. Vũ Hùng đã khéo léo trong cách viết của mình để bạn đọc có thể cảm nhận những phong tục tập quán một cách nhẹ nhàng và hứng khởi nhất.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống

xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”[36;355]. Còn Bách khoa toàn

thư mởlại định nghĩa về phong tục một cách cụ thể như sau: “Phong tục là toàn

bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...”[66]. Phong tục là đặc trưng văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của một cộng đồng người từng quần tụ với nhau hàng nghìn năm trong một vùng lãnh

thổ. Đó là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. Việc thể hiện phong tục trong tác phẩm đem đến cho người đọc những tri thức bổ ích về đời sống, những hiểu biết thú vị về những vùng trời xa lạ hay về một thời kì lịch sử không còn vang bóng. Thông qua những trang viết đậm màu sắc phong tục, người đọc biết được ở thời kì ấy, miền đất ấy, dân tộc ấy có những thói quen sinh hoạt, cách ăn mặc, nói năng, vui chơi, lao động, cách giao tiếp, ứng xử, những nghi lễ tôn giáo... như thế nào.

Trong các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, ngoài bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng là những nét đẹp về phong tục, tập quán, tục lệ của người dân bản địa nơi mà nhà văn đã đặt chân tới. Chủ yếu ở đây là những tục lệ của đồng bào dân tộc Lào cư trú ở phía Tây dãy Trường Sơn – nơi mà nhà văn Vũ Hùng đã gắn bó suốt những năm tháng cuộc đời.

Tết Lào – những cái Tết đậm đà bản sắc của dân tộc Lào. Người dân háo hức và rộn rã chuẩn bị cho những ngày Tết: “Chỉ còn một ngày nữa là đến Tết. Một năm mới lại bắt đầu. Cả làng Vông – xay đã nghỉ việc từ mấy hôm trước... Mong có dịp vui chơi sum họp, đó là thói quen của mọi người ở làng Vông – xay. Mỗi khi có hội, làng bản đang im lìm như vụt dậy. Vì thế ai nấy đều tìm hết cách để mở những cuộc vui. Có người muốn dựng một căn nhà mới. Việc bình thường như thế cũng đủ làm làng bản tưng bừng. Ở các làng Lào không có tục thuê mướn người làm vì không ai có tiền để trả công. Mọi việc đều nhờ bà con làm giúp. Người chủ thu thập gỗ tre rồi gọi người làng đến dựng. Tối hôm trước họ cùng vợ con mặc quần áo mới, đi tới từng nhà. Hôm sau cả làng vui vẻ kéo đến làm việc dưới quyền một bác phó cả. Vợ con người chủ cùng các bà các cô trong làng nấu một bữa cơm ngon mời khách. Buổi tối khi công việc đã xong, mọi người ăn uống no say rồi mở một đêm hội nhỏ mừng nhà mới. Đốt đuốc sáng trưng. Các cô gái ngồi khép nép trên những chiếc chiếu, miệng nhau trầu. Dàn nhạc nổi lền, trai làng thổi những cây khèn dìu dặt. Một ông già hát theo một bài nhạc “lăm”, kể lại một câu truyện gì đó từ ngàn xưa....”[30;16]. Ngày Tết của những người dân Lào thật tấp nập, họ không ăn Tết theo gia đình riêng mà sinh hoạt cộng đồng sum họp, quây quần. Lũ trẻ cũng như người lớn luôn háo hức và khao khát hội hè. Chúng chờ từng ngày để được đến Tết. Những đứa con gái thì bận rộn suốt ngày với chậu nước thơm. Chúng cùng bạn bè đi hái hoa

rừng, lau cẩn thận từng cánh rồi ngâm vào chiếc bình lớn. Khi màu nước ngả sang màu của những cánh hoa, chúng đổ ra những thau bạc xinh xắn. Những người phụ nữ trong gia đình thì quét dọn nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm, xếp ra sàn những chiếc mâm mây mới và những tấm đệm rực rỡ để tiếp khách. Những đứa con trai thì bận rộn với đàn voi và cho chim, cá ăn. Những người đàn ông trụ cột của gia đình thì sửa soạn bữa tối thay cho vợ và con gái để họ mang chim, cá ra bãi sông phóng sinh. Hàng năm vào dịp Tết, người dân Lào đem thả cá, thả chim để cầu phúc, chuộc lại những lỗi làm mà họ đã mắc phải trong năm cũ. Tâm hồn người dân ở đây thật trong trẻo và cao đẹp: “Các lồng chim đặt thành một hàng dài trên bờ cát trăng. Lũ chim thấy đông người, nhảy loạn trên những cắng tre trong lồng. Một ông già trong làng đi đến chiếc lồng đầu tiên. Lồng nhốt một đôi khướu bạc má. Ông mở cửa và đứng tránh sang một bên. Đôi chim ló đầu ra khỏi cái cửa lồng chật hẹp, đứng bỡ ngỡ một lúc rồi bay lên cao. Mọi người nheo nheo mắt nhìn chúng bay đi. Ông già nói theo:

- Bay về rừng mà sống nhé! Lúc nào đi kiếm ăn qua làng thì đỗ xuống hót cho chúng tao nghe”[30;64]. Ngoài việc phóng sinh các loài vật, người dân Lào còn đi chùa để chuộc lỗi và cầu phúc. Họ mặc quần áo đẹp rồi dắt nhau ra chùa: “Ở ngoài chùa, các tượng Phật được bày trên một bục lớn. Gia đình bác Bun – mi cùng dân làng nghe các sư thuyết pháp và dự lễ tắm cho Phật. Nước tắm ngâm hoa thơm được giữ lại và ông sư cả nhúng một nhành lá vào đó, rảy cho mọi người”[30;63]. Không gian chùa chiền thật thiêng liêng. Những người dân được gột rửa tâm hồn bằng những bài thuyết pháp. Họ tự tin và bình tĩnh để đón chào một năm mới tiếp đến. Theo họ, một năm trải qua đều mang những gánh nặng về lỗi lầm. Việc xóa đi những lỗi lầm của một năm là điều cần thiết nhất trước khi cầu phúc, cầu lộc. Từ chùa về nhà, vợ chồng con cái lại ngồi quây quần cùng nhau để xin lỗi nhau về các lỗi lầm và sự xô xát trong một năm qua. Rồi họ cùng hứa với nhau sẽ sống một năm mới hòa thuận hơn, êm ấm hơn. Sau đó họ đi thăm các nhà và rảy nước chúc phúc cho bà con làng bản. Tết của người Lào mở đầu cho mùa mưa và mùa mưa là khởi đầu cho mùa cày cấy: “Trong mấy ngày Tết, người ta té nước đón mùa cày, tin rằng càng té nước trời càng mưa to, mùa màng càng tươi tốt và ai được té ướt nhiều trong năm sẽ được hưởng nhiều phúc lộc...”[30;65]. Họ rảy nước vào người nhau, trai gái và lũ trẻ thì nghịch ngợm

hơn, họ hắt từng thau nước vào nhau. Hết nước thơm, họ hắt nước sông. Ai nấy cũng ướt lớt thớt và phải thay quần áo liên tục, những người quản tượng thì phun nước bằng ống thụt còn lũ voi thì hít nước ở bồn và phun vào người dân như những cơn mưa. Người dân Lào vui chơi như những đứa trẻ để quên đi những vất vả, gian khổ của năm cũ và đón chào năm mới bằng những tiếng cười. Họ đôn hậu, hồn nhiên và trong sáng, họ sống một cuộc đời bình yên và nhiều hạnh phúc.

Dân tộc Lào ngày xưa cũng giống dân tộc Việt Nam, là một dân tộc nghèo. Họ không có nhiều tiền bạc nên việc trao đổi hàng hóa là điều rất yếu để phục vụ cuộc sống và điều đó đã trở thành tục lệ: tục trao đổi. Họ đổi cho nhau những món quà của chính thiên nhiên – nơi họ sinh sống. Ai nấy cũng vui vì đổi được muốn đồ mà mình yêu thích hoặc món đồ mà gia đình mình cần cho sinh hoạt. Bà cháu nhà Phựng trong truyện Giữ lấy bầu mật đã có bao nhiêu dự định về việc trao đổi. Anh em nhà Nựng rất yêu bà, thấy bà hay đau xương, Phựng muốn lên làng Maca đổi xương cao hổ cho bà: “Làng Maca là một làng săn của người Khạ trên lưng núi. Sau mỗi mùa mật, Phựng thường lên đó đổi lấy thịt khô của họ”[19;32]. Hoạt động trao đổi hàng hóa được điễn ra giữa các làng với nhau và giữa những người trong cùng một bản làng. Mỗi khi đổi được những món đồ ưng ý, người dân Lào thường rất phấn khởi. Và mỗi khi nghe tin có người qua đổi hàng hóa, người dân lại thấy rộn ràng, háo hức: “Người làng đã tỉnh dậy từ khi nghe nổi tiếng mõ thứ nhất. Lũ trẻ chạy ra đứng nhìn ở ngoài sàn. Chúng là những người đầu tiên thấy khách vì chúng không ngủ trưa. Rồi chúng chạy thụt vào nhà để đánh thức cha mẹ, vừa gọi vừa hớn hở khoe mình thấy khách trước. Khách đến! Khách đến! Tin truyền từ nhà này đến nhà khác. Làng bản bỗng tấp nập. Có những bà vơ vội lấy gọi thịt khô, ống mật và sai con cháu đi bắt gà vịt.

- Mau lên các cháu! – Họ giục giã – May quá! Nhà đang cần muối, cần dầu lửa, đá lửa... Họ lầm tưởng khách là những người đi đổi hàng”[30;33]. Đối với họ, khách đến đồng nghĩa với việc đổi hàng. Họ vui mừng và phấn khởi biết bao.

Cũng giống như dân tộc Việt Nam, người dân Lào rất mến khách: “Trên đất Lào, người đi đường xa với cái túi rỗng cũng có thể đến mọi nơi. Người Lào mến khách và không vụ lợi, nhiều khi nuôi khách hàng tháng trong nhà. Họ làm

việc đó vì lòng nhân đức, không đắn đo, không mong được đền ơn dù họ cũng rất nghèo. Chỉ cần bước lên sàn là đã được họ mời ăn, khách lỡ đường không cần phải cầu xin. Khi ra đi, chỉ cần vài lời cảm ơn hoặc nếu có vật gì đó tặng cho họ thì họ đã lấy làm sung sướng lắm”[30;9]. Khi có khách đến nhà, họ buộc vào tay khách những sợi dây xe bằng bông, mỗi người được buộc đến bốn, năm sợi đầy cả cổ tay. Đó là dấu hiệu để chúc phúc. Ở đây, người dân Lào “sống cách biệt với mọi nơi, không có báo chí, không có phương tiện liên lạc. Cuộc sống cứ đều đều, phẳng lặng. Mọi nhà săn bắn và cày cấy chút ít, vừa đủ cho nhu cầu, rồi sống trong cảnh an nhàn, không ham muốn gì hơn. Người ta chỉ làm lụng cốt cho đủ ăn, đủ mặc, có một ngôi nhà để ra vào và thỉnh thoảng có một vài món ăn ngon để đưa ra chùa cho các sư. Còn những cái khác, họ coi là cái xa hoa mà muốn đổi lấy thì mất cả nghỉ ngơi, yên tĩnh”[30;35] và “Người Lào luôn muốn sống một cuộc đời yên ả không bận tâm suy nghĩ về bất cứ điều gì. Đối với họ niềm vui và nỗi buồn đều rất mau qua” [24;58]. Họ còn là những con người vô cùng giản đơn và dễ tính: “Người đi xa trên đất Lào vẫn làm như thế: những vườn mía, nương dưa vắng chủ, nếu cần thiết thì cứ việc ăn rồi treo đâu đó, ở chỗ dễ nhìn, một món quà. Không ai lấy trộm những món quà ấy”

[51;46]. Thời gian rảnh rỗi, họ thường “làm chua” mời mọi người cùng ăn. Món chua này rất giản dị, chỉ gồm: Trái me, muối ớt, cà dại và lá thơm đem giã. Họ vừa ăn vừa trò chuyện: “Món ăn tầm thường nhưng theo thói quen của người Lào, thiếu nó câu truyện sẽ bớt mặn mà”[30;77]. Họ ngồi lại với nhau để kể cho nhau nghe những câu chuyện giản dị của đời sống hàng ngày và cùng nhau thư thái trong những giây phút an nhàn. Họ thanh thản ngay trong chính những ngôi nhà tối và ít cửa mà họ dựng lên: “Người Lào có dụng ý: nhà là nơi để nghỉ ngơi mà ở nước Lào thì trời nắng quá, lúc nào cũng chói chang” [30;34]. Ở các làng Lào thời ấy không có trường học, “họ vào chùa theo tục lệ để học chữ và học những bổn phận làm người. Họ học kinh kệ, học các truyền thuyết của đạo Phật, học đọc, học viết, học yêu thương ông bà, cha mẹ và bạn bè, học chia sẻ buồn vui với những người bất hạnh, học yêu thương súc vật... Ba năm sau, tới tuổi mười lăm, mười sáu, khi đã đọc thông viết thạo, họ ra khỏi chùa để trở về sống lại với gia đình” [24;63]. Khi họ đã lớn, thoạt đầu cuộc đời trần thế khiến họ trở nên nghiêm nghị, đăm chiều dù tuổi đời còn nhỏ. Nhưng rồi cuộc sống,

công việc và bầy voi cuốn hút họ: họ dần quên kinh kệ và những nỗi khổ hạnh trong chùa, chỉ còn nhớ chữ nghĩa và lòng nhân ái. Những người con trong gia đình khá giả thì được học cao lên rồi trưởng thành và đi làm ở một nơi xa. Còn những đứa trẻ nhà nghèo thì về phụ việc cho ông/ cha, họ học cách chăm sóc lũ voi, điều khiển nó làm việc, lăn lộn trong những cuộc săn... Khi chắc chắn đứa con của mình đã thành thạo trong nghề, người cha trao cho con cây đòng. Họ chuyển vị trí ngồi trên đầu con voi cho chúng, người cha lui về ngồi ở phía sau. Những người dân Lào không chỉ hiếu khách mà họ còn là những con người của sự biết ơn. Khi được người khác giúp đỡ để làm một việc gì đó, họ thường trả ơn bằng những món quà, đó có thể là những con mồi mà họ săn bắt được hoặc là những món quà mà họ tự tay làm ra. Ví dụ như, khi người Lào được tặng một chú chó, người được tặng sẽ mang con mồi đầu tiên mà chú chó đó săn được biếu cho người tặng. Hoặc khi được người khác cứu sống con vật nuôi của mình, họ sẽ tặng lại chúng...

Dân tộc Lào có tinh thần cố kết cộng đồng rất cao. Đối với họ, niềm hạnh phúc được hình thành khi giúp đỡ và đùm bọc nhau. Họ cùng nhau săn bắn và chia sẻ những thành quả đạt được: “Mùa nhung năm nay được to, mỗi người đàn ông đã cắt được hai ba cặp. Họ cúi mình, hai cánh tay vạm vỡ xốc từng con nai còn nóng hổi lên vai đem về vứt giữa trại. Đàn bà chặt củi, nhóm những đống lửa ngùn ngụt. Đàn ông xả thịt. Họ cắt ra từng tảng thịt đỏ tươi, thớ còn rần rật. Cả trại nom như một cái chợ bán thịt, kì lạ, đầy những đùi, lườn, bắp, vai, móc lủng lẳng vào giàn sấy cạnh ngọn lửa. Những giọt mỡ nhỏ xuống than, cháy xèo xèo, tỏa lên một mùi thơm ngậy. Khói bốc nghi ngút làm màu đỏ ám dần và thịt quắt lại. Lũ đàn bà gỡ những tảng thịt đã khô cong xếp bỏ gùi và treo thay vào đó những tảng thịt tươi. Những cái gùi cứ đầy lên. Khi đi, gùi của họ rỗng không. Đến khi tàn mùa nhung, trở về bản, lưng ai cũng trĩu xuống vì gùi thịt đầy ụ”[33;32]. Họ sống rất hòa thuận với nhau mà không toan tính, ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 40 - 49)