Xây dựng chân dung nhân vật loài vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 107 - 110)

7. Đóng góp của đề tài

3.2.2. Xây dựng chân dung nhân vật loài vật

Nhân vật loài vật trong các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ thông qua tên gọi mà còn hiện lên cụ thể, sinh động và rõ nét nhờ vào những chi tiết miêu tả về ngoại hình. Từ các nhân vật loài vật phụ đến chân dung các nhân vật loài vật chính đều được cụ thể hóa bằng các biện pháp nghệ thuật. Nghệ thuật miêu tả đặc trưng được Vũ Hùng sử dụng nhiều trong các tác phẩm của mình. Mà cụ thể hơn là nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật – đây là nghệ thuật mà ông sử dụng nhiều trong các tác phẩm. Con cu li trong truyện Con cu li của tôi được miêu tả qua vẻ ngoài xinh xắn và hành động nhút nhát: “Bộ lông của nó màu vàng pha những sợi bạc lấp lánh, mịn và cực đẹp. Nó ghé đôi mắt rất to nhìn những cây gỗ đang cháy trong bếp rồi chừng như bị chói, nó rúc rúc cái đầu nhỏ nhắn vào tay áo tôi. Tôi vuốt lên lưng nó, cảm thấy những luồng run rẩy làm tay tôi rung động”[22;19]...; “Đôi mắt rất to, nhìn mọi thứ với vẻ ngạc nhiên thơ trẻ... đôi mắt con cu li màu vàng, cũng giống đôi mắt con cú mèo, con cầy hương...”[22;25]; “Bộ lông của nó rất mượt, vuốt lên thật êm mịn, chẳng khác gì đặt tay lên một chiếc cổ áo bằng nhung”[22;27]. Rồi “nó mở to cặp mắt long lanh, nó nhìn tôi đăm đăm, chìa bàn tay xinh xắn cầm lấy mồi, đưa lên miệng. Ăn xong nó lại đưa bàn tay ra đòi nữa, van vỉ bằng đôi mắt vì không biết kêu. Ai mà nỡ từ chối khi nhìn cặp mắt khẩn khoản của nó... cặp mắt nó ánh lên một vẻ thỏa mãn bình yên rồi từ từ khép lại”[22;27]. Chỉ qua vài chi tiết miêu tả, chúng ta đã cảm nhận được đó là một con vật bé bỏng, ngây thơ và hiền lành. Chân dung con cu li còn được xuất

hiện qua lời kể của các nhân vật khác: “Con cu li hiền lành, ít lời lắm”[22;22]. Con cu li còn rất non, nó mân mê những chiếc khuy và mải mê thích thú với những chiếc khóa ba lô. Khi miêu tả các nhân vật, nhà văn Vũ Hùng dùng thêm biện pháp nghệ thuật so sánh: “Con rắn quấn đuôi quanh cây xà, thõng đầu xuống. Nó đu đưa cái đầu với hai chấm mắt nhỏ bắt ánh điện, sáng long lanh như hai hạt cườm. Mình nó cứ duỗi dần ra...” [22;42]. Cô chó Kratiê thì lại “xinh đẹp như một con thỏ, nó có bộ lông trắng muốt với những mảng xám ở ngực và hai chân trước, nó trắng và xốp hơn cả lớp bông gòn mà cô chủ đã dùng để lót ổ”[27;23]. Hay như những chú chó trong Những kẻ lưu lạc được miêu tả rõ ràng: “Một anh khoác chiếc áo vàng ươm như tơ, một anh mang bộ lông vàng đậm với những vệt đen, nom rất dữ tợn. Chàng vện ấy giống một con hổ vằn... Cả hai đều còn trẻ, có lẽ cũng chỉ đạt năm sáu tháng tuổi... nhưng trông họ to lớn. Tai họ nhọn và vểnh thẳng... mõm họ dài, mũi rất ướt, cái mũi ấy đánh hơi thì tinh phải biết. Bụng họ thon thon, bốn chân cao cao khiến họ có cái dáng dấp thanh mảnh không bao giờ thấy ở loài chó Nhật. Họ chạy với một nước kiểu nhẹ nhàng, giống như hai con ngựa mà người ta đã thu nhỏ lại”

[27;40]. Khi sử dụng biện pháp so sánh, mọi đặc điểm của con vật được hiện lên rõ nét: “Đó là một con gấu con, cao và mập..., mang bộ lông đen như than, có một khoảng trắng trước ngực. Cái móng chân của nó đã bị mài cùn...” [19;106];

“Một chú khỉ non, hiếu động, nhanh nhẹn. Nó không để yên chân, yên tay lúc nào... Con khỉ thứ hai đã già. Mí mắt nó đã sụp và hai khóe mắt thì đầy nhử. Mặt nó nhăn nhúm, bùng nhùng. Nó không động đậy, chỉ muốn được ngồi yên... nó chậm chạp... gượng gạo nhấm nháp tưởng như hai hàm răng của nó đã rụng hết”[27;107]. Hay như khi tác giả miêu tả con cu li lùn: “Khắp rừng chẳng có con thú nào nhỏ nhắn, hiền lành và đáng thương bằng nó. Nó mặc một chiếc áo rất mượt màu vàng rơm điểm những chiếc lông dài màu trắng. Vì thế chiếc áo của nó lúc nào cũng lấp lánh như dát bạc. Đầu nó ngắn, đôi mắt long lanh và rất to, phải lật hai bàn tay úp trên mặt mới nhìn thấy. Đôi mắt lúc nào cũng như thầm hỏi: Thế nào? Thế này là thế nào? Cu li lùn sợ ánh sáng. Suốt ngày nó ngồi ngủ gục trong hốc cây, hai tay ôm đầu, lưng cong như lưng tôm. Nó giấu mặt trong đám lông ngực để khỏi phải nhìn nắng. Có khi treo ngược mình dưới một cành cây mặt úp vào đó, hai tai cụp chặt để khỏi nghe tiếng động xung

quanh”[22;14]. Có thể thấy rằng, nhà văn Vũ Hùng không khái quát về đặc điểm của các nhân vật loài vật mà miêu tả cụ thể từng chi tiết của chúng để bộc lộ ngoại hình, diện mạo cũng như tính cách của từng loài. Xuyên suốt những tác phẩm của ông, ta thấy ngòi bút xây dựng nhân vật điển hình đó là miêu tả chi tiết, cụ thể. Ví như nhân vật loài vật con voi Luôm luông trong truyện Người

quản tượng và con voi chiến sĩcũng được miêu tả như vậy. Vẫn là phương thức

xây dựng nhân vật và biện pháp nghệ thuật so sánh: “Thật là một con voi đẹp. Trán nó gồ cao, đôi mắt linh lợi lúc nào cũng hấp háy trên cái đầu gọn gàng thanh thoát. Cặp ngà của nó óng chuốt, đang độ lớn, mập và nhọn như hai búp măng, cái vòi thì mềm mại chọn những mớ cỏ non khéo chẳng khác gì bàn tay người”[26;16]. Những hình ảnh mà nhà văn Vũ Hùng lựa chọn để so sánh đều được ông mượn từ chất liệu của thiên nhiên hoang dã. Tác dụng của biện pháp so sánh làm nổi bật sự vật, hiện tượng. Ở đây, các nhân vật loài vật của ông xuất hiện một cách rõ nét, cụ thể và sống động. Nó không mang những đặc điểm chung chung của giống loài mà hiện lên một cách riêng lẻ và ấn tượng. Hình ảnh những con voi, con chó, con báo, con cu li... là hình ảnh mang tính cá biệt. Nó khác với các con vật khác và mang dấu ấn riêng của nhà văn Vũ Hùng.

Ngoài việc sử dụng kết hợp nghệ thuật miêu tả và biện pháp so sánh, nhà văn Vũ Hùng còn miêu tả theo biện pháp nghệ thuật liệt kê. Các đặc điểm của nhân vật loài vật được xuất hiện lần lượt để định hình diện mạo và tính cách cho nhân vật. Chú cún – anh trai của cô chó Kratiê trong truyện Những kẻ lưu lạc

cũng được miêu tả rõ nét: “Anh có một cái đầu tròn tròn, một đôi tai buông rủ xuống gần đến má, một bộ lông xù rất êm. Tính anh hiếu động, không mấy khi nằm yên. Lúc thì anh quào tôi bằng những móng chân mềm, lúc thì vì ngứa lợi, anh táp đôi tai của tôi rồi nhay bằng hai hàm răng mới nhú”[27;23].Thông qua các đặc điểm của cơ thể, nhà văn còn giúp người đọc nhận ra tâm hồn của loài vật. Ví dụ như, khi ông miêu tả loài chó: “Cặp mắt của chúng tôi thì khác. Cũng như cặp mắt người, nó là tấm gương phản ánh tâm hồn. Nó thiết tha khi chúng tôi nhìn người chủ mà chúng tôi yêu mến, dửng dưng khi nhìn kẻ xa lạ, long lanh khi chúng tôi đang hy vọng, rực rỡ khi chúng tôi sung sướng thảnh thơi, xa thẳm khi chúng tôi đang có điều gì phải bận tâm, u ám khi chúng tôi buồn, sáng quắc khi chúng tôi giận dữ, tăm tối khi chúng tôi thù hận...”[27;25].Không phải

chỉ qua ánh mắt, cái đuôi của chúng cũng muốn nói lên nhiều điều: “Khi chúng tôi dựng cái đuôi gần như thẳng đứng lên trời là chúng tôi đang ngờ vực, cần tìm hiểu. Nếu cái đuôi được thả xuống cong cong là chúng tôi đang yên tâm: mọi công việc phải làm, chúng tôi đã làm xong, tâm tư chúng tôi hoàn toàn yên tính. Đuôi cụp xuống thật thấp là biểu hiện của nỗi buồn phiền, lo sợ. Còn nếu chúng tôi kẹp chặt cái đuôi ở giữa hai chân sau thì các bạn hãy coi chừng: chúng tôi đang tức giận, đang sẵn sàng xông lại để cắn xé”[27;26]. Vũ Hùng phải là một con người có khả năng quan sát tỉ mỉ mới miêu tả được về đặc tính, tính cách của loài vật qua từng chi tiết nhỏ như vậy.

Thông qua thế giới loài vật, nhà văn Vũ Hùng muốn mở ra cho độc giả nói chung và trẻ em nói riêng về sự muôn màu của thế giới tự nhiên. Đồng thời đưa ra những phát hiện mới mẻ về diện mạo, tính cách của mỗi loài vật. Những nét tính cách riêng, chung không bị trộn lẫn đã gây ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ. Mỗi chân dung loài vật là một tính cách riêng biệt không bị trộn lẫn với đồng loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)