Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 88 - 104)

7. Đóng góp của đề tài

3.1.2. Thời gian nghệ thuật

Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là hình

thức nội tại của hình tượng nghệ thuật để thể hiện tính chỉnh thể của nó”[12;36]. Còn Giáo trình Lý luận văn học đã khẳng định: “Thời gian nghệ thuật là thời gian do nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ thời gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩm”. [48;47]

Giáo trình Văn học 2 thi pháp văn học thiếu nhi khẳng định: “...Thời

gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người... Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai...”[55;24]. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức

cảm nhận được: Hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc chìm đắm vào quá khứ.

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đi tìm hiểu về thời gian tâm lý của các nhân vật. Đó là thời gian được cảm nhận qua nhân vật ở những thời điểm khác nhau. Thời gian tâm lý có vai trò quan trọng trong việc thể hiện diễn biến tâm lý của nhân vật. Trong truyện ngắn Phía Tây Trường Sơn, các nhân vật được khắc họa tâm lí rõ nét. Đầu tiên là ba chiến sĩ gồm: Tiểu đội trưởng Hưng và hai đội viên: Sơn, Đức. Họ được cấp trên giao nhiệm vụ hết sức khó khăn và nguy hiểm. Được các chiến sĩ nước bạn Lào trao tặng ba chú voi làm phương tiện vận tải nên các chiến sĩ Hưng, Sơn, Đức phải đi sang nước bạn Lào để học điều khiển voi và giong voi về nước. Khi nhận được lệnh, ba chiến sĩ đều băn khoăn, lo lắng, tuy nhiên họ đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao:“Các chiến sĩ lặng im. Lệnh đột ngột quá. Có lẽ không ai thích làm quản tượng vì đã ai biết làm quản tượng là gì đâu. Ở đơn vị với anh em, sống chết vui buồn có nhau đã quen nên chẳng ai muốn đi xa. Nhưng các chiến sĩ vốn yêu mến người chỉ huy và quen phục tùng mệnh lệnh. Họ sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ, chỉ mong khi đánh giặc xong, ai nấy được trở lại với những công việc của mình. Thế là họ ra về, chuẩn bị lên đường”[30;2]. Ba chiến sĩ nhận nhiệm vụ một cách đột ngột nhưng không phải vì thế mà họ lề là, chậm chạp. Họ bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị của mình. Mỗi người mang theo gạo, muối, thức ăn, một số vật dụng cần thiết và đi theo ông già Cao - người dẫn đường, lên đường. Trên suốt hành trình, ba chiến sĩ đã gặp rất nhiều điều bất ngờ. Đó là vẻ đẹp kì vĩ, bí ẩn và thơ mộng của núi rừng Trường Sơn cùng những phút nguy hiểm đến nghẹt thở. Nhưng bằng kinh nghiệm và tấm lòng của những người dẫn đường, họ đều vượt qua được. Trải qua hình trình vất vả trong rừng rậm hiểm nguy, ba chiến sĩ cũng đã bắt đầu thấy dấu vết của con người: “Đó là vết bấm móng tay trên các cây nấm, những miếng bã trầu do các cô gái đi kiếm nấm để lại, những mẩu thuốc thừa của thợ gỗ, đã nát mủn, lấp trong đám lá dưới chân... Mọi người trầm trồ nhìn ngắm, tưởng như họ phải xa cách xã hội loài người đã từ lâu lắm”[30;31]. Nơi đầu tiên họ dừng lại nghỉ ngơi là buôn làng của ông Pa – than. Ở đây, dân bản mừng vui và háo hức vì có khách tới. Người lớn thì giục giã con cháu bắt gà vịt để đãi khách, trẻ con thì cười rộ lên. Các chiến sĩ làm quà cho người làng đủ

thứ chuyện ở Việt Nam. Ai cũng vui mừng và phấn khởi khi được nghe những câu chuyện ở một đất nước bạn. Chia tay ông già Cao, các chiến sĩ lại lên đường, “Đường bắt đầu qua nhiều bản làng, với những cánh đồng nho nhỏ, nằm giữa rừng phẳng bao la. Cứ buổi chiều, người đưa đường lại đưa các chiến sĩ vào ăn ngủ ở trong làng và trao họ cho một người dẫn đường mới”[30;37]. Đi qua các bản làng, ba chiến sĩ được tiếp xúc với những tục lệ, phong tục và tập quán. Trên đường đi, bất ngờ các chiến sĩ và người dẫn đường rơi vào tay một ổ phục kích. Bằng sự nhạy bén và nhanh nhẹn của mình, ba chiến sĩ cùng người dẫn đường đã thoát khỏi nguy hiểm. Cuối cùng, họ cũng đến được với buôn làng Vông – xay, nơi mà các quản tượng đang chờ đợi để hướng dẫn và dạy họ trở thành các quản tượng: “Tiếp xúc với các quản tượng, các chiến sĩ đã thấy ngay họ là những người từng trải. Do công việc họ phải đi lại khắp nơi. Đời họ cũng như đời con voi, là những chuyến đi dài. Hình như ở đâu cũng có dấu chân của họ... Những câu chuyện của những người quản tượng kể bên bếp lửa dần dần đưa các chiến sĩ vào sống giữa bầy voi, mới đây còn xa lạ với họ. Mỗi câu chuyện đem lại bao điều kì lạ, bao kiến thức”[30;70]. Rồi họ được tiếp xúc với công việc của mình. Mỗi chiến sĩ được giao cho một quản tượng hướng dẫn cách tiếp xúc và điều khiển voi. Ai cũng mang trong mình tâm lý lo lắng và đôi chút sợ hãi. Nhưng được các quản tượng chỉ bảo tận tình, họ quen dần với công việc. Được sống và làm việc cùng những người dân bản trong một thời gian dài, ba chiến sĩ bộ đội đã dần hiểu được đức tính và tâm hồn của con người nơi đây. Họ là những con người có lòng nhân hậu, mến khách và chu đáo. Họ đã chỉ cho các chiến sĩ cách trở thành một quản tượng tốt. Và quan trọng nhất, các chiến sĩ đã học được ở họ lòng nhân từ trong cách đối xử với loài vật, đặc biệt là loài voi. Rời làng Vông – xay nhưng tâm hồn của các chiến sĩ còn vấn vương mãi ở đó – nơi mà các chiến sĩ đã sống và làm việc trong suốt một quãng thời gian ý nghĩa của cuộc đời mình. Như vậy, qua thời gian, các chiến sĩ từ những cảm xúc bỡ ngỡ, hoang mang và lo lắng khi mới nhận nhiệm vụ đã trở nên bản lĩnh, gan dạ và gắn bó với mảnh đất Lào thân yêu.

Ba chú voi: Bạc – heng, Sao - nọi và Bạc – mày trong truyện Phía Tây

Trường Sơn cũng được khắc họa tâm lí rõ nét qua thời gian. Bạc – heng là một

lúc nào chịu đứng yên một chỗ. Bạc – heng ở với gia đình bác Bun – mi khoảng chục năm và giúp đỡ gia đình bác rất nhiều. Chiến sĩ Hưng được giao tiếp xúc và dạy dỗ chú voi Bạc – heng. Khi Hưng lại gần Bạc – heng, “Mới đầu con voi nhìn Hưng bằng cặp mắt dò hỏi. Nhưng rồi nhìn thấy quả dứa trên tay Hưng, nó biết anh đến cho nó ăn. Anh chưa bước tới nơi, con vật đã vươn vòi ra. Nó cuốn ngay quả dứa, khẽ mở đôi môi đỏ hòng hình tam giác, thả vào đó và nhai ngon lành... Ăn xong, nó buông vòi xuống và hít hơi anh thật lâu”[30;84]. Khi nó đã quen chiến sĩ Hưng, Bạc – heng được tháo xích, nó lẽo đẽo theo Hưng: “Có lúc nó đứng lại, mải tung vòi lên cây bẻ một cành lá non, nhưng khi Hưng gọi tên nó thì con vật lại đủng đỉnh đi tới”[30;84]. Chẳng bao lâu, Bạc – heng đã quen chiến sĩ Hưng, mỗi khi Hưng đến dù không mang theo thức ăn cho nó, nó vẫn tỏ vẻ vui mừng. Tuy nhiên, đến lúc Hưng muốn trèo lên cổ con voi, “dù đã quen hơi anh, con voi vẫn không muốn để Hưng trèo lên người nó...cứ hất hất chân như muốn đá Hưng đi”[30;85]. Khi người quản tượng hát bài hát dỗ voi quen thuộc, “con voi liền hếch cặp ngà và xòe ngang cả hai tai để lắng nghe”, Bạc – heng cọ cọ cái vòi xù xì vào vai người quản tượng và nâng chân lên cho Hưng trèo lên: “Hưng trèo lên chân con vật. Nó co chân rất cao để anh có thể dễ dàng leo lên đầu nó”[30;86]. Dần dần, Bạc – heng quen với tiếng của chiến sĩ Hưng, anh bảo gì nó cũng làm theo: “Con vật không bao giờ vội vàng, cứ đủng đỉnh và im lặng cho tới khi công việc đã làm xong”.[30;87]. Sau một ngày làm việc vất vả, Bạc – heng được thả tự do đi tắm dưới con suối chảy ven làng: “Nhiều bữa Bạc – heng cùng bầy voi đặt các trò vui trên bãi cát rộng, chơi đùa cho bõ một ngày vất vả. Bạc – heng đi lại, tung vòi cuốn lấy vòi một anh voi đực lực lưỡng, ra sức kéo co. Cả bầy liền tản rộng, nhìn cuộc vui bằng những cặp mắt lim dim tinh nghịch”[30;88]. Nó đùa vui với những chú voi khác. Đùa nghịch chán, nó nằm im, khoan khoái tận hưởng cái mát mẻ, yên tĩnh của buổi chiều cho đến khi làng nổi trống gọi thì con vật mới đủng đỉnh, thong thả lên bờ và lững thững đi về. Có thể thấy, Bạc – heng là một chú voi tinh nghịch, thông minh. Còn Sao - nọi là một cô voi cái xinh đẹp, hiền lành và dễ gần. Chiến sĩ Sơn được giao để tiếp xúc với Sao - nọi. Khi Sơn đến gần, Sao - nọi lập tức vươn vòi lên, rà khắp người Sơn để ngửi hơi, đôi mắt nó chớp liên hồi. Chỉ vài ngày sao, nó đã quen với chiến sĩ Sơn. Sao nọi là một cô voi sáng dạ. Khi Sơn thấy nó thường nhặt

một cành cây khua trên lưng để đuổi ruồi muỗi nhưng không tìm được cành cây vừa ý, nó bứt rứt, khó chịu và cong vòi lên lưng mà xì hơi: “Sơn làm cho Sao - nọi một cái quạt. Anh ghép hai tàu lá gồi, nẹp tre cho cứng rồi đưa Sao - nọi. Con voi xua quạt trên lưng và thấy cái quạt đuổi ruồi tốt hơn những cành cây mà nó từng nhặt được, nó lim dim đôi mắt tỏ ý vui thích. Hết buổi trưa, khi xuống giong Sao - nọi đi làm, Sơn lấy cái quạt ở vòi nó, cắm xuống một khe đất bên cái cột xích voi. Hôm sau Sao - nọi bắt chước Sơn và từ đó thành một thói quen: mỗi khi quạt xong, con vật lại cắm cái quạt vào chỗ cũ”[30;90]. Sao - nọi cũng rất nữ tính và biết ơn. Một buổi đi làm về, nó dẫn Sơn đến một gốc phượng rừng đầy những trùm hoa vàng. Nó tìm một chùm hoa đẹp nhất, nhẹ nhàng bẻ lấy và đưa lên đầu Sơn. Con vật muốn dành tặng món quà nhỏ cho Sơn để trả ơn Sơn, người quản tượng đã hết lòng vì nó. Quả là một cô voi dễ gần, dễ thương và thông minh. Cũng giống như Bạc – heng và Sao - nọi, thoạt đầu Bạc – mày là một chú voi dễ bảo. Chỉ sau vài tháng, con vật cũng đã quen và lưu luyến với chiến sĩ Đức: “Năm nay, Bạc – mày hai mươi tuổi, đó là tuổi thanh xuân của loài voi. Bạc – mày cũng hồn nhiên và tinh nghịch như con người vào tuổi ấy. Nó thường âu yếm hít hơi những ai qua lại, có khi phun một tia nước vào họ rồi nheo nheo cặp mắt ra chừng thích thú”[30; 90]. Nhưng đột nhiên con vật bỏ ăn và thay đổi tính nết: “Nó trở nên hiếu động và hung hãn. Con vật giằng xích, bồn chồn đi lại quanh cái cột, hệt như một con gấu. Cái chuông ở cổ nó không ngừng kêu reng reng. Từ khi nó bắt đầu trái tính, Đức đeo cho nó một cái chuông, cũng như người ta treo chiếc mõ ở cổ trâu, phòng khi con vật giật xích chạy trốn thì theo tiếng chuông mà tìm nó về. Chốc chốc Bạc – mày lại rống lên. Tiếng rống dữ tợn như tiếng một con voi độc giữa rừng hoang, át cả nhịp chuông lanh lảnh”[30;91]. Khi khắc họa Bạc – mày, nhà văn Vũ Hùng đã đưa người đọc từ thời gian quá khứ cho đến hiện tại. Bạc – mày được sinh ra trên một nệm rơm êm ấm ở giữa làng Vông – xay mà không phải ở khu rừng hoang dại cây cao bóng cả, nơi tổ tiên của nó ra đời. Lớn lên ở dưới làng, tính tình của Bạc – mày rất thuần, nó được đối xử tốt, được ăn no và làm những công việc vừa sức. Thế nhưng bất chợt, tính tình của nó thay đổi: “Trước hết nó im lặng. Nó từ chối mọi sự săn sóc của Đức: khi anh vuốt ve nó thì nó đạp đạp chân, tỏ ý bực bội. Rồi con vật trở nên khó tính: hơi trái ý là nó nhìn gờm gờm, cong lưng,

đập tai và huơi đuôi ngà lên một cách gây gổ, sẵn sàng nổi giận. Nhiều lúc nó đứng u uất, nhìn đăm đăm về phía chân trời. Mắt nó như đóng đanh vào các rừng cây và những ngọn núi biếc, từ đó bay về mùi thơm của lá cơm xôi và những ngọn thông già. Một nỗi khao khát về sự buông thả mà nó chưa bao giờ được hưởng cháy bỏng trong người nó. Nó thèm được đi lại tự do dưới những vòm cây hoang dại, không xiềng xích nặng nề ở dưới chân, bên một con voi bạn cũng không xiềng xích như nó.” [30;92]. Bạc – mày khao khát được tự do, cái tự do của hiện tại mà nó chưa bao giờ được trải qua: “Nỗi khao khát kéo dài đến mức con vật thấy ngứa ran trong các thớ thịt. Da nó đau đớn và run lên rùng rùng, như bị chích bởi muôn nghìn ruồi muỗi vô hình. Đến đêm, khi trăng rừng xanh biếc rọi vào mắt nó thì con vật không còn chịu đựng được nữa. Nó đứng dựng dậy, hai chân sau căng thẳng, hai chân trước chới với. Bụng nó như thót lại, bao sức lực dồn lên cả đôi vai để sẵn sàng chồm ra phía trước. Rồi nó vươn vòi lên cao, thở hổn hển và rống những tiếng rồn vang, vừa buồn thảm vừa hung hãn”. [30;93]. Bạc – mày đang trải qua giai đoạn khủng hoảng về tinh thần, nó muốn đi đến với tự do của thiên nhiên, rừng núi mà bao nhiêu năm qua nó chưa một lần được biết đến. Tiếng gọi của rừng già như thôi thúc, giục giã làm cho nó bứt rứt, bồn chồn. Ở ngoài kia, rừng núi vô tận đang mê hoặc và quyến rũ nó. Mang trong mình sự kìm hãm, trói buộc, Bạc – mày muốn phá tan mọi thứ. Nó giận giữ gào lên cho bản năng bị vùi lấp bấy lâu được sống dậy trong người nó rồi đứng dựng lên như con ngựa bất kham, đôi mắt giận giữ, đỏ ngầu. Nó giật xích khiến dây xích căng bần bật. Bạc – mày gồng lên chống cự những con voi đang cố gắng giữ nó. Trước sự chống cự gay gắt của Bạc – mày, các quản tượng cũng thả nó đi. Trước khi thả nó, các quản tượng đã cho nó uống thuốc để trấn an tinh thần. Được thả bất ngờ, nó đạp đạp chân rồi rảo bước đi ngay ra khỏi làng. Mấy hôm sau, khi cơn khủng hoảng của Bạc – mày chấm dứt, nó lại quay trở về làng. Có lẽ, con vật đã tự nhận ra nó không thích hợp với cuộc sống bí ẩn nơi rừng già. Tâm lý không ổn định của Bạc – mày chính là minh chứng cho sự khủng hoảng của loài vật. Chúng giống như con người cũng trải qua những giai đoạn hoảng loạn, ham muốn và bất ổn định. Qua thời gian, tâm lý của chúng được củng cố, mọi vết thương trong tâm hồn được chữa lành.

Thời gian trôi qua, tâm lý loài vật cũng thay đổi theo. Có thể theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại. Chú vẹt trong truyện ngắn Các bạn của Đam Đam đã rơi vào tình cảnh trói buộc khi đang sống một cuộc đời tự do. Chú vẹt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn vũ hùng (Trang 88 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)