Quy mô:
Quy mô doanh nghiệp là phạm trù phản ánh độ lớn của doanh nghiệp. Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ. Mỗi nhóm doanh nghiệp theo quy mô có những đặc điểm riêng về hành vi tuân thủ thuế như sau:
Nhóm DN lớn:nhóm này có vốn lớn theo quy địnhhiện nayvốn trên 100 tỷ hoặc lao động trên 300 người và tổ chức hệ thống kế toán khá tốt, hoạt động rõ ràng, đối tượng kinh doanh ổn định, là nhóm đóng góp nghĩa vụ thuế chủ yếu vào NSNN. Do hiểu biết ứng dụng về luật thuế tốt nên việc thực hiện sự tuân thủ thuế là tương đối tốt. Tuy nhiên, có một số trường hợpvận dụng trình độ hiểu biết về luật thuếsử dụng các biện pháp tinh vi để tối thiểu hóa thuế, làm giảm số thuế phải nộp, thường là tránh thuế hơn trốnthuếlàmảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Nhóm DN nhỏ và vừa: nhóm này có vốn theo quy định hiện nay từ 20-100 tỷ đồng hoặc lao động trên 200 đến 300 người (DN vừa), dưới 20 tỷ đồng hoặc lao động đến 200 (DN nhỏ), đặc biệt nhóm này có số lượng DN cực lớn, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, lưu trữ đa dạng, có nhiều hình thức tổ chứckế toán như thuê kế toán viên ổn định, sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài, do đó trình độ ứng dụng luật khác nhau cho nên việc tuân thủ thuếkhác nhau dẫn đến hành vi tuân thủ thuế cũng khác nhau và thường có vi phạmdo không hiểu luật làm ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế.
DN siêu nhỏ: vốn, lao động quá nhỏ (dưới 5 người), đối tượng kinh doanh thay đổi liên tục rất khó kiểm soát, hầu như không có hệ thống sổ sách kế toán nên việc tự nguyện kê khai là không có. Nhóm này thường không có sự tuân thủ tốt thường xảy ra sai sót và gian lận thuế, hơn nữa cơ quan thuế cũngrất khókiểm soát vìđối tượng luôn thay đổi liên tục.
Loại hình sở hữu:
Loại hình sở hữu có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế vì mức độ và phạm vi tuân thủ thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác nhau, hiện nay được chia thành ba nhóm sau:
Nhóm 1: Doanh nghiệp nhà nước, nhóm này có sự tuân thủ thuế tốt, trốn thuế thì không nhưng đểcác doanh nghiệpkhác có quan hệ kinhdoanh lợi dụngnúp bóng gian lận thuế làmảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Nhóm 2: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là các doanh nghiệp có một chủ sở hữu hay nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần), số lượng DN nhiều nên rất khó kiểm soát hết.
Nhóm 3: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (liên doanh hay 100% vốn nước ngoài), nhóm DN này chấp hành luật tốt nhưng tránh thuế rất lớn nằm ngoài sự kiểm soátcủa cơquan thuế.
Theo ngành nghề:
Xét về mặt ảnh hưởng sự tuân thủ thuế có thể chia thành hai nhóm: Nhóm ngành thông thườngvá nhóm ngành khó kiểm soát.
Nhóm ngành thông thường: có thể xác định doanh thu, chí phí dễ dàng trong một chù kỳ sản xuất kinh doanh.
Nhóm ngành khó kiểm soát:DN hoạt động trong những ngành nghềcó tính chất khó kiểm soát về doanh thu có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN như các ngành ăn uống, du lịch và các dịch vụ khác,... người bán hàng có thể không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đầy đủ, chỉ mang tính chất đối phó, dẫn đến tình trạng khai thiếu doanh thu dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. DN hoạt động trong những ngành khó kiểm soát chi phí như ngành có chi phí liên quan kéo dài nhiều năm như các công trình xây dựng, du lịch, ăn uống,....DN có thể tập hợp, phân bổ chi phí không đúng quy định (phí lao động thuê ngoài, chi phí khấu hao,...) dẫn đến việc xác định chi phí không tương xứng với doanh thu trong một kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy,hệ thống kiểm soát khó kiểm tra dẫn đến DN chấp hành thuế không đầy đủ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Độ tuổidoanh nghiệp:
DN có thời gian hoạt động khác nhau có mức độ tuân thủ khác nhau.
Các DN mới thành lập hoặcDN còn non trẻ, ít kinh nghiệmtrong hoạt động kinh doanh thường thiếu kiến thức về luật thuế, nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy thường dẫn đến sai sót, họ thường là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ do thiếu hiểu biết.
Các DN có thời gian hoạt động lâu dài thường đã có thương hiệu, có hệ thống kế toán ổn định, hiểu rõ về nghĩa vụ thuế, quy trình tuân thủthuế. Vì vậy, họ là những đối tượng sẵn sàng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, các DN này cũng thường sử dụng những hình thức tinh vi phức tạp dẫn đến sai sót có tính toán và thường tránh thuế hơn là trốn thuế[11].
Hình thức tổ chứcquản lý doanh nghiệp:
Việc thực hiện hình thức tổ chức quản lý tại DN có khoa học phù hợp với quy mô DN sẽ giảm thiểu sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận, bên cạnh đó phân công trách nhiệm giữa các thành viên một cáchrõ ràng cũng góp phần tạo nên sự tuân thủ thuế. Hình thức quản lý được chia như sau:
- Quản lý trực tuyến, phân quyền hẹp, quyền lực tập trung tuyệt đối vào chủ DN, mô hình này dễ xảy ra việc không tuân thủ thuế đầy đủ nếu chủ DN có ý định không tuân thủ thuếvì nó lệ thuộcphần lớnvào trìnhđộ và ý thức củachủ DN.
- Quản lý phân quyền có sự kiểm soát lẫn nhau, việc không tuân thủ thuế một cách có hệ thống ít xảy ra, mỗi khâu có sự phân công và chịu trách nhiệm với công việc được phân công một cách rõ ràng nên việc tuân thủ thuế tương đối tốt.