Bảng 4.17: Kết quả khảo sát mức độ tác động của Bộ máy quản lý thuế
Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Điểm
TB
Chỉ tiêu (%) (%) (%) (%) (%)
Hoạt động hướng dẫn tuyên truyềnhỗ trợ 3.1 7.1 38.8 40.2 10.8 3.49
Năng lực, đội ngũ cán bộ thuế 13.3 10.2 23.0 35.5 18.0 3.34
Công tác thanh kiểm tra thuế 11.2 8.9 28.5 40.2 11.2 3.31
Quy trình nghiệp vụ về quản lý thuế 3.6 9.4 22.1 49.1 15.8 3.64 Công nghệ thông tin phục vụ tốtcông tác quản lý 18.3 18.8 25.8 32.6 4.5 2.86
Người nộp thuế 9.9 10.9 27.6 39.5 12.1 3.33
Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 2
Nhân tố “Bộ máy quản lý thuế” đứng vị trí thứ tư trong bảng đánh giá với điểm trung bình là 3.33 điểm. Có 51,6% DN đánh giá tác động và hoàn toàn tác động đến tuân thủ thuế TNDN,27,6% DN đánh giá bình thườngvà chỉ có9,9% DN đánh giá không tác động. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ ảnh hưởng dao động từ 2.86 đến 3.64.
Qua phân tích cho thấy Bộ máy quản lý thuế hoạt động có hiệu quả với các công tác tuyên truyền, công tác thanh tra, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin và đặc biệt là năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Sau khi tiến hành khảo sát, phân tích và xử lý dữ liệu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNDN của DN tại Cục thuế tỉnh Bình Dương, tác giả có những phát hiện sau đây:
-Phân tích độ tin cậy các thang đo trong đề tài để kiểm tra lại mức độ tin cậy của các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế TNDN của NNT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy rằng, sau khi loại trừ 4biến tất cả các thành phần còn lại đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và được sử dụng cho phân tích nhân tố tiếp theo.
- Với kỷ thuật phân tích nhân tố khám phá, 05 nhóm nhân tố được trích bao gồm: nhóm nhân tốvề Đặc điểm hoạt độngcủa DN, Đặc điểm hoạt động kế toán, Ý thức nghĩa vụ thuế của NNT, Chính sách thuế, Bộ máy quản lý. Phân tích nhân tố cho thấy rằng mô hình có thể giải thích được60,82% sự biến thiên của tuân thủ thuế TNDN.
- Bằng kỹ thuật phân tích hồi quy, nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa 05 biến độc lập kể trên với biến phụ thuộc tuân thủ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Kết quả, cả 05 nhân tố đều có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi của hành vi tuân thủ thuế TNDN của NNT và có thể giải thích 60,2% mức độ tác động của chúng đến tuân thủ thuế TNDN. Trong đó, nhóm nhân tố thuộc về chính sách thuế có tác động lớn nhất đến việc cải thiện tuân thủ thuế TNDN của NNT (trọng số 0.339), kế đến là nhóm nhân tố bộ máy quản lý thuế (trọng số 0.224) và nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm hoạt động của DN (trọng số 0.223), ba nhóm này có trọng số chiếm ưu thế vượt trội hơn cũng như có tác động mạnh hơn đến hành vi tuân thủ thuế TNDN của NNT, kế đến là nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán (trọng số 0.199) và nhóm nhân tố ý thức nghĩa vụ NNT có tác động thấp nhất đến hành vi tuân thủ thuế TNDN của NNTtrong mô hình này (trọng số 0.160).
Những phát hiện này, giúp cơ quan thuế (Cục Thuế tỉnh Bình Dương) hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNDN của các DN cũng như mức độ tác động của từng nhân tố. Từ những kết quả này cơ quan thuế có thểtham
khảo để thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm từng bước cải thiện mức độ tuân thủ thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết luận: Qua kết quả khảo sát bằng phương pháp định lượng cho thấy phù hợp với những kết luận phân tích định tính ở chương 2 và thực trạng ở chương 3. Điều này cho thấy sự tuân thủ thuế TNDN chịu sự tác động của các nhân tố nói trên đặc biệt là nhân tố về chính sách thuế đây là nhân tố được quan tâm hàng đầu bởi vì NNT khi tiến hành SXKD thì phải thực hiện theo luật định, theo quy trình tuân thủ thống nhất, rõ ràng.Để thực hiện chính sách thuế có hiệu quả thì NNT phải hiểu rõ quy định và thực hiện chính xác theo quy định. Bên cạnh đó, số lượng NNT phát sinh ngày càng nhiều với ngành nghề khác nhau, quy mô hoạt động khác nhau, sự hiểu biết khác nhau, mức độ hoàn thiện bộ máy kế toán khác nhau chắc chắn sẽ có sai sót. Từ đó, cần có hệ thống kiểm soát thuế với sự hướng dẫn tuyên truyền, kiểm tra, xử lý phạt nếu có sai sót là rất quan trọng, một mặt giúp NNT tăng cường tính tuân thủ,mặt khác xử lý vi phạm để răn đe ĐTNN cố tình vi phạm luật thuế.
Tóm tắt chương 4
Phân tích nhân tố và phân tích hồi quy tuyến tính bội đã xác định được 5 nhân tố và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế TNDN của DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các nhân tố gồm: Nhân tố đặc điểm hoạt động của DN, Hoạt động kế toán của DN, Ý thức nghĩa vụ thuế của NNT, Chính sách thuế, Bộ máy quản lý thuế. Đồng thời qua kết quả phân tích và đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ thuế TNDN trên địa bàn sẽ được trình bày trong chương 5.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ THUẾ TNDN