Phân tích mức độ tác động của đặc điểm hoạt động của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 108 - 109)

Bảng 4.13: Kết quả khảo sát mức độ tác động của

Đặc điểm hoạt động của DN

Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 Điểm

TB

Chỉ tiêu (%) (%) (%) (%) (%)

Quy mô hoạt động 9.1 12.1 26.7 39.7 12.4 3.34

Loại hình sở hữu 9.8 15.5 23.7 40.2 10.8 3.27

Độ tuổi (thờigian) hoạt động 12.7 17.4 22.4 37.9 9.6 3.14

Người nộp thuế 10.5 15.0 24.3 39.3 10.9 3.25

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 2

Nhân tố “Đặc điểm hoạt động của DN” có điểm trung bình 3.25, có 50,2% DN đánh giá tác động và hoàn toàn tác động đến tuân thủ thuế TNDN,24,3% DN đánh giá bình thường và chỉ có 10.5% DN đánh giá không tác động. Các biến quan sát của nhóm này có mức độ ảnh hưởng dao động từ 3.14 đến 3.34. Trong đó, biến quan sát “Quy mô hoạt động” được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất (điểm trung bình là 3.34).Điều này cho thấy việc phân loại các nhóm DN lớn, vừa, nhỏ với mức độ tuân thủ thuế khác nhau để theo dõi quản lý là vô cùng quan trọng.

Nhóm DN lớn, chủ yếu là DN nhà nước và một số DN có vốn đầu tư nước ngoài, có hành vi tuân thủ thuếtốt hơn nhóm DN nhỏ và vừa. Các DN lớn là nhóm hiểu rõ nghĩa vụ thuế có văn hoá tuân thủ thuế tốt hơn. Nhóm DN nhỏ và vừa có mức độ tuân thủ thuế thấp hơn vì thường là nhóm hạn chế hiểu biết nghĩa vụ thuế, bộ phận kế toán thường xuyên thay đổi do đó gặp khó khăn trong quá trình tuân thủ, chi phí tuân thủ thuế cao.

Thời gian hoạt động cũng giúp cho DN có kiến thức về thuế cũng như kinh nghiệm trong việc hoàn thành các thủ tục kế toán và thủ tục tuân thủ thuế. Mặc khác, những DN có thời gian hoạt động lâu năm hơn sẽ có sự tăng trưởng hơn về quy mô vàổn định hơn về tổ chức bộ máy kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)