Kinh nghiệm về tuân thủ thuế ở một số nước, địa phương khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 57)

2.3.1 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Australia

Bắt đầu 2002 Cơ quan thuế Australia (ATO) đã xây dựng và quản lý chiến lược quản lý thu thuế theo cấp độ tuân thủ thuế của khách hàng. Thông qua việc tập trung hơn vào các nhóm khách hàng hợp nhất, ATO tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu và hành vi của doanh nghiệp,các nguyên nhân đem đến tình trạng tuân thủ hoặc không tuân thủ luật thuế, từ đó xác định các chiến lược thích hợp nhất cho việc tăng cường tuân thủ luật.

Mô hình tuân thủ là một công cụ hoạch định chiến lược quản lý thu thuế của ATO. Mô hình chiađối tượng nộp thuế theo từng nhóm căn cứ mức độ tuân thủ pháp luật thuế, từ đó xác định các phương pháp quản lý, đối xử tương ứng của cơ quan thuế. Mô hình này chỉ sử dụng trong nội bộ, không công bố cho đối tượng nộp thuế. Các ứng xử của cơ quan thuế theo các cấp độ tuân thủ thuế của DN diễn ra ở tất cả các chức năng quản lý thu thuế như hỗ trợ thuế, thanh tra thuế, hình phạt thuế. Phân tích xu hướng thay đổi và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng làm giảm hoặc tăng mức độ tuân thủ thuế là điểmmạnh của quản lý thu thuế ở quốc gia này.

Kết quả của mô hình trên là phân loại được mức độ tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Đối với ĐTNT đã có lịch sửtuân thủ, quá trình kinh doanh tốt thì sử dụng các biện pháp thanh kiểm tra linh hoạt như thanh kiểm tra một phần thay vì toàn phần. Các biện pháp cưỡng chế thu nợ được dựa trên hai tiêu chí theo mức nợ thuế và theo mức độ chấp hành thuế. Cơ quan thuế đánh giá được lịch sử tuân thủ thuế và hoàn cảnh cụ thể trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

2.3.2 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Singapore

Thông qua chiến lược quản lý tối đa hóa sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Vì vậy mọi đặc điểm và yêu cầu của DN là cơ sở cho những phản ứng của cơ quan quản lý thuếSingapore.

Trên cơsở thừa nhận sự khác nhau về mức độ, hành vi tuân thủ, nhu cầuvà mong muốn giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau, quản lý thu thuế đối với DN Singapore đã căn cứ vào lịch sử tuân thủ (hồ sơ các hành vi kê khai, nộp thuế trong một thời gian) và đặc điểm của từng nhóm đối tượng để chia DN thành các nhóm theo mức độ tuân thủ đồng thời sử dụng các chiến lược thích hợp đối với từng nhóm.

Nhóm A là nhóm tuân thủ tốt, có ý thức tuân thủ cao, thường xuyên nộp tờ khai và nộp thuế đúng hạn. Do đó cơ quan thuế tập trung vào cung cấp các dịchvụ hoàn hảo, chất lượng tốt, tạo điều kiện cho DN kê khai và nộp thuế nhanh chóng, dễ dàng, tiếtkiệm chi phí.

Nhóm B là nhóm có quá khứ tuân thủ tốt, tuy nhiên ĐTNN này thỉnh thoảng không tuân thủ nhưng không cố ý trốn thuế. Sự không tuân thủ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như sự thay đổi phức tạp của chính sách thuế, thiếu sự hiểu biết của ĐTNN. Cơ quan thuế sẽ chuyển dần các DN thuộc nhóm B sang nhóm A và tập trung vào nhắc nhở, khuyến khích, hướng dẫn DN thực hiện hành vi kê khai thuế, nộp thuế đúng hạn.

Nhóm C là nhóm có ý thức tuân thủ kém, bao gồm những ĐTNN cố tình không kê khai, không nộp thuế, nợ thuế rất khó thu hay cố tình kê khai nộp thuế chậm. Cơ quan thuế sẽ cưỡng chế nhanh, mạnh nhằm đảm bảo thu nợ lớn nhất.

Kết quả của mô hình này là nhận biết được tính khôngđồng nhất về hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp tạo ra sức ép lớn đối với việc quản lý thu thuế. Do đó cơ quan thuế Singapore đã quản lý thuế theo định hướng của khách hàng (NNT). Sau khi phân loại thành 3 nhóm như trên, cơ quan thuế sẽ theo dõi riêng biệt từng nhóm và áp dụng các biện pháp xử lý cũng như hỗ trợ khác nhau nhằm đảm bảo số thu là lớn nhất, đồng thời quan trọng là đào tạo được đội ngũ cán bộ thuế có năng lực theo dõi chính xác từng loại đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

2.3.3 Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Việt Nam

Để nâng cao tính tuân thủ của NNT cần phải có các giải pháp đồng bộcũng như tính đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế là nhân tố quan trọng tác động tới ý thức tuân thủ của NNT, nó không chỉ góp phần giảm bớt chi phí mà còn giảm bớt các hành vi trốn thuế, tránh thuế.

Tính đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế được hiểu là sự đơn giản, rõ ràng, mang tính nhất quán trong các quy định về pháp luật thuế, chính sách thuế phải được tuyên truyền sâu rộng đến NNT để họ hiểu và tự xác định quyền, nghĩa vụ của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện đại hoá quản lý thuế cũng là một trong các nhân tốgóp phần nâng cao tính tuân thủ trong thu nộp thuế. Trong 5 năm gần đây, ngành thuế đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn tính không tuân thủ của NNT. Việc thiết lập một giao diện dễ dàng, thân thiện với NNT cũng sẽ cải thiện dịch vụ hỗ trợ NNT, theo đúng phương châm “Hỗ trợ NNT là trách nhiệm của cơ quan Thuế”. Ngoài ra, cùng với việc áp dụng côngnghệ mới trong công tác quản lý, cơ quan Thuế cũng cần tăng cường rà soát phát hiện và xử lý nhằm giảm thiểu các hành vi không tuân thủ của NNT.

Có thể thấy rằng, nâng cao mứctuân thủcủa NNTluôn là vấn đề đặt ra cho các cơ quan Thuế của mọi quốc gia. Và để khắc phục được tính không tuân thủ của NNT phụ thuộc vào cả cơ quan Thuế và NNT, đồng thời phải có những công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cả cơ quan Thuế và NNT, nhất là công cụ CNTT.

Về vấn đề này, nhiều nhà kinh tế còn gắn việc tuân thủ thuế với các vấn đề về đạo đức, và muốn giải quyết vấn đề này thì một giải pháp được áp dụng đó là giáo dục đạo đức cho NNT để họ có thể trả lời rõ ràng được câu hỏi- tại sao phải nộp thuế và thấy được sự khác nhau giữa một người nộp thuế và người không nộp thuế trong con mắt của cộng đồng, xã hội.

Bài học kinh nghiệm về tuân thủ thuế của ĐTNT có thể áp dụng cho tỉnh BìnhDương:

Tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế.

Đánh giá mức độ tuân thủ thuế, từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. Việc tăng cường kiểm soát kê khai thuế là một trong những giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế trong mô hình quản lý thuế hiện đại.

Phân loại lịch sử tuân thủ thuế của NNT để đưa ra cách quản lý phù hợp. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó, việc xây dựng “chiến lược tuân thủ tự nguyện” đang được đặt ra như một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lý thuế.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã tập hợp được những lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế TNDN của NNTvà hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế, qua đây luận văn cũng đề cập đến nội dung tuân thủ, các tiêu chí để đánh giá sự tuân thủ thuế của DN và tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát thuế, đồng thời nêu được những nhân tố tác động đến sự tuân thủ gồm: nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN, nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán, nhân tố ý thức nghĩa vụ thuế của NNT, nhân tố chính sách thuế, nhân tố tổ chức bộ máy quản lý thuế. Tất cả các lý luận và nhân tố này sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 3 và nghiên cứu khảo sát trong chương 4. Ngoài ra chương 2 cũng tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế của hai quốc gia Australia và Singapore để rút ra kinh nghiệm xây dựng cho tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ TNDN VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tại Bình Dương3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 3.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trongvùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những tỉnhcó tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.

Vào những năm đầu của thập niên 90, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử 14 năm về trước (năm 2000), Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực 4 phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương đã có những thành tựu đáng nể thể hiện qua chỉ tiêu GDP của Bình Dương tăng dần qua các nămtừ 2000-2013. Qua (Bảng 3.1) cho thấy năm 2000 GDP chỉ đạt 6.067 tỷ đồng và tăng dần qua các năm đến năm 2013 đạt 95.044 tỷ đồng (tăng 16 lần so với năm 2000).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét.Năm 2000 nông nghiệp chiếm 16,7%, công nghiệp chiếm 58,1%, dịch vụ chiếm 25,2% đến năm 2013 nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 3,3%, công nghiệp tăng 61,4% và dịch vụ tăng 35,3%.

Bảng 3.1: GDP và cơ cấu kinh tế qua các năm của Bình Dương

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2000 2010 2011 2012 2013

GDP (tỷ đồng) 6.067 48.761 62.876 77.488 95.044

Nông lâm ngư nghiệp 1.013 2.166 2.598 2.918 3.152

Công nghiệp xây dựng 3.524 30.719 39.105 48.009 58.341

Dịch vụ 1.531 15.876 21.173 26.561 33.551

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông lâm ngư nghiệp 16,7 4,4 4,1 3,8 3,3

Công nghiệpxây dựng 58,1 63,0 62,2 62,0 61,4

Dịch vụ 25,5 32,6 33,7 34,3 35,3

Nguồn:Báo cáo thống kê năm 2000-2013

Qua những thành tựu mà Bình Dương đã đạt chứng tỏ có sự đóng góp rất lớn của các DN thể hiện qua số thu NSNN. Tổng số thu NSNN tăng dần qua các năm 2011-2013 (Bảng 3.2). Về tuyệt đối, thuế và các khoản nộp ngân sách vẫn tăng lên hàng năm. Riêng năm 2013 tổng số thu đạt 18.549 tỷ đồng (trong đó số thu thuế TNDN đạt 6.382 tỷ đồng, chiếm 34,4% trong tổng nguồn thu). Điều này phản ánh tầm quan trọng của số thu thuế TNDN đối với thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong tổng số thu ngân sách hàng năm của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, số thu từ thuế TNDN trên tổng thu NSNN qua từng năm chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 3.2: Kết quả thu ngân sách qua các năm 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Số thuế TNDN (triệu đồng) Tổng số thu NSNN (triệu đồng) Tỷ trọng thuế TNDN trên tổng thu NSNN (%) 2011 4.068 14.035 29.0% 2012 4.154 15.567 26.7% 2013 6.382 18.549 34.4%

29%

71%

Cac loai thue khac Thuế TNDN

73% 27%

Cac loai thue khac Thuế TNDN

66% 34%

Cac loai thue khac Thue TNDN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hiện nay, Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp tập trung, với tổng diện tích 8.751 ha. Bình Dương đã có 13.336 DN trong nước, tổng vốn đầu tư trên 102.771 tỷ đồng và thu hút hơn 2.117 dự án FDI, tổng vốn đầu tư trên 17 tỷ327 triệu USD. Vớisố lượng DN phát triển rất nhanh nằm trong các khu công nghiệp trên đãđóng góp nguồn thu vào NSNN tương đối lớn (số thu thuế trên địa bàn tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

Bảng 3.3: Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp Các khu công nghiệp

1. KCN An Tây 2. KCN Bàu Bàng 3. KCN Bình An 4. KCN BìnhĐường 5. KCN Đại Đăng 6. KCN Đất Cuốc 7. KCN Đồng An 8. KCN Đồng An 2 9. KCN Kim Huy 10. KCN Mai Trung 11. KCN Mapletree Bình Dương 12. KCN Mỹ Phước 13. KCN Mỹ Phước 2 14. KCN Mỹ Phước 3

15. KCN Nam Tân Uyên và Nam Tân Uyên MR 16. KCN Phú Tân

20. KCN Sóng Thần 3

21. KCN Tân Bình

22. KCN Tân Đông Hiệp A

23. KCN Tân Đông Hiệp B

24. KCN Thới Hòa 25. KCN Việt Hương

26. KCN Việt Hương 2

27. KCNViet Nam-Singapore I (VSIP I) 28. KCN VietNam-Singapore II (VSIP II) 29. KCN VietNam-Singapore II-A Cụm công nghiệp 1. Cụm CN An Thạnh 2. Cụm CN Bình Chuẩn 3. Cụm CN Cty CP Thành Phố Đẹp 4. Cụm CN Phú Chánh

17. KCN Rạch Bắp 18. KCN Sóng Thần 1 19. KCN Sóng Thần 2 6. Cụm CN Tân Mỹ 7. Cụm CN Thanh An 8. Cụm CN thị trấn Uyên Hưng

3.1.2 Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế Bình Dương

Cục Thuế tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 14/12/1996 theo Quyết định số 1131 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách Cục Thuế tỉnh Sông Bé, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí, thu khác trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Ban đầu, Cục Thuế tỉnh Bình Dương có 7 Chi Cục thuế huyện, thị và 11 phòng thuộc Cục. Qua sắp xếp, tổ chức theo mô hình quản lý thuế mới – mô hình chức năng, từ 7/2007 đến nay, Cục thuế tỉnh Bình Dương có 9 Chi Cục thuế thành phố, huyện, thị (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 15 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế với số lượng công chức700 cán bộ.

CCT Thành phố Thủ Dầu Một CCT Thị xã Thuận An

CCT Thị xã Dĩ An Cục Thuế Bình Dương CCT Thị xã Tân Uyên

(Văn phòng Cục) CCT huyện Bắc Tân Uyên

CCT Thị xã Bến Cát CCT huyện Bàu Bàng CCT huyện Phú Giáo CCT huyện Dầu Tiếng

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế Bình Dương CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG P. TỔ CHỨC CÁN BỘ P. KIỂM TRA NỘI BỘ P. TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ DỰ TOÁN P. HÀNH CHÁNH - QUẢN TRỊ- TÀI VỤ-ẤN CHỈ

P. THANH TRA THUẾ SỐ 1

P. THANH TRA THUẾ SỐ 2 P. QUẢN LÝ NỢ & CƯỠNGCHẾ

NỢTHUẾ

P. TUYÊN TRUYỀN & HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ P. QUẢN LÝ THUẾTNCN P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 1 P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 2 P. KIỂM TRA THUẾ SỐ 3 P. QUẢN LÝ THU TỪ ĐẤT P. TIN HỌC

P. KÊ KHAI & KẾ TOÁN THUẾ

PHÓ CỤC TRƯỞNG

CỤC TRƯỞNG

Tính đến 31/12/2013, ước tính theo số liệu của Tổng cục Thống kê và của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương 13.336 doanh nghiệp (bảng 3.4), chiếm khoảng 2,7% tổng số DN trên cả nước. Có thể thấy rằng, số lượng DN tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm gần đây với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)