Đối với hệ thống kiểm soát doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 118 - 122)

Nâng cao hiệu quảhoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một trong những nhân tố có tác động lớn nhất đến mức độ tuân thủ thuế của NNT chính là bản thân của NNT. Trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế thì ý thức tự giác của NNT rất quan trọng, khi NNT hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế, nội dung các chính sách pháp luật về thuế và xác định được số thuế mà họ phải nộp cũng như cách thức để nộp thuế thì việc kiểm soát của cơ quan quản lý thuế sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Vì vậy, việc tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong quản lý thuế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được và nổ lực thực hiện.

Để làm được điều đó cũng như xuất phát từ tình hình thực tế, trong thời gian tới Cục Thuế tỉnh Bình Dương cần phải:

-Thường xuyên hướng dẫn kịp thời và đầy đủ các quy định của pháp luật, đưa thông tin thuế đến các ĐTNT nhằm thực hiện được nội dung các quy định của pháp luật về thuế TNDN, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN theo pháp luật. Khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế. Hướng dẫn ĐTNT thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn, chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

-Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục cao, nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư, cộng đồng DN. Phối hợp với Đài truyền hình để sản xuất các chương trình đặc biệt dưới hình thức trò chơi truyền hình, kết hợp với việc phỏng vấn các cán bộ

thuế, các kế toán, kiểm toán và các luật sư về các vấn đề phức tạp và thời sự liên quan đến việc thực hiện chính sách thuế. Thiết lập các điểm truy cập các thông tin về chính sách thuế tại các trụ sở CQT phục vụ miễn phí cho DN, phát triển hình thức giao lưu trực tuyến, phát triển phong trào thi tìm hiểu về thuế...

- Nâng cao chất lượng trang Web ngành thuế có đầy đủ thông tin, chính xác, dễ truy cập đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

-Để khuyến khích tính tuân thủ thuế tốt của NNT, Cục Thuế tuyên dương các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN. Trái lại phải lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế, tạo sự đồng thuận vàủng hộ của nhân dân trong công tác thuế.

- Phòng TTHT của Cục thuế nên thiết lập một bộ phậnchuyên trách về tư vấn thuế với đội ngũ cán bộ thuế có trìnhđộ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, thái độ phục vụ nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp truyền đạt thông tin và được đào tạo thường xuyên về kiến thức thuế cũng như cập nhật kịp thời chính sách thuế mới để đảm bảo mọi tình huống tự bản thân có thể giải đáp mọi thắc mắc của DN về chính sách thuế một cách chính xác và nhanh chóng. Điều này góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế và tạo niềm tin cho DN đối với CQT. Khắc phục được tình trạng xảy ra như hiện nay là cùng một vấn đề nhưng mỗi cán bộ thuế tư vấn cho DN với nội dung khác nhau, từ đó làm cho DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các nghĩa vụ thuế.

Xây dựng chương trình TTHT và tư vấn thuế bằng tiếng Anh để đáp ứng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đây là nhóm DN đóng góp số thu ngân sách rất lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho DN này tiếp cận nhanh chóng và chính xác các kiến thức về thuế để nâng cao tuân thủ và giảm các khoản chi phí tuân thủ thuế.

Tăng cường công tác kiểm soát quá trìnhđăng ký, kê khai, nộp thuế

-Đăng ký thuế:Tổ chức tốt công tác quản lý đối tượng đăng ký thuế, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, cần phải thường xuyên rà soát đối tượng đang quản lý khai thuế, làm rõ nguyên nhân chênh lệch, đặc biệt là các đối tượng bỏ trốn, ngưng

hoạt động. Kịp thời đóng mã số thuế của NNT bỏ trốn, mất tích, giải thể phá sản, xác định đúng NNT phải nộp hồ sơ khai thuế...

- Kê khai thuế: Cập nhật số lượng tờ khai phải nộp vào dữ liệu của ngành, rà soát nắm chắc tình trạng hoạt động của DN thông qua các trường hợp không kê khai thuế hoặc kê khai nhưng không có doanh thu, đồng thời thông báo, nhắc nhở NNT nộp tờ khai thuế đúng qui định, kịp thời xử lý các vi phạm đối với đối tượng đăng ký kê khai chậm, không nộp tờ khai. Thực hiện triệt để việc ấn định thuế đối với NNT không nộp tờ khai thuế.

Bộ phận tiếp nhận tờ khai thuế TNDN cần xử lý tốt thông tin của doanh nghiệp qua kê khai thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế, nợ đọng thuế... đồng thời thông qua công tác này đáp ứng yêu cầu phân tích đánh giá rủi ro về thuế, theo dõi chính xác số thu phát sinh về NSNN.

Nộp thuế:Bộ phận kê khai & kế toán thuế cần tổ chức thực hiện tốt về kiểm tra và rà soát việc chấp hành kê khai và nộp thuế TNDN, kịp thời xử lý các vi phạm về chế độ kê khai và nộp thuế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh qua đó điều chỉnh số liệu nộp thuế đúng theo quy định.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

- Lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro, công tác kiểm tra phải dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT và sử dụng phân tích thông tin, đánh giá rủi ro để xác định đúng đối tượng cần thanh kiểm tra đáp ứng yêu cầu cần kiểm tra của CQT và không gây phiền hà cho DN chấp hành tốt chínhsách pháp luật thuế.

Cùng với việc phân tích những dữ liệu trong tờ khai mà các ĐTNN cung cấp, kết hợp với việc phân tích tình hình kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ nhất định như những vấn đề nổi bật, những biến động lớn trong năm ... từ đó bộ phận lập kế hoạch có thể xác định được vấn đề cần thanh kiểm tra.

Hiện nay, các DN đang hoạt động trên địa bàn do Cục Thuế tỉnh Bình Dương quản lý thì DN có vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng cao và căn cứ vào điều kiện thực tế, các dấu hiệu vi phạm của DN qua công tác thanh, kiểm tra cũng như tình

hình kinh tế xã hội hiện nay thì bộ phận lập kế hoạch có thể dựa trên một số tiêu thức sau: tập trung vào các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, có giao dịch liên kết, các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp kinh doanh lỗ, doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn … đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế (kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, cà phê, các ngành khó kiểm soát doanh thu và chi phí….).

Bên cạnh đó, bộ phận thanh, kiểm tra cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp có hành vi mua, bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích mua bán hóa đơn, thu lợi bất chính, cũng như cung cấp hóa đơn, hợp thức hóa đầu vào, đầu ra cho nhau... nhằm gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

- Công chức thực hiện công tác thanh tra cần được đào tạo chuyên nghiệp cả lĩnh vực thuế và kế toán, có trìnhđộ ngoại ngữ, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên có kế hoạch cử các cán bộ này đi học tập, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm về quản lý thuế trong lĩnh vực này.

Áp dụng các chế tài hợp lý

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra là cách thức để cơ quan thuế thực hiện việc kiểm soát tính tuân thủ thuế của ĐTNN thì các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế là một công cụ để cơ quan thuế có thể thể hiện quyền lực của hoạt động kiểm soát của mình. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế sẽ phát hiện ra các ĐTNN không tuân thủ, và để đảm bảo kết quả kiểm soát đó, các biện pháp cưỡng chế và xử phạt phù hợp sẽ được áp dụng để răn đe NNT tuân thủ thuế tốt hơn cũng như khuyến khích việc kê khai tự nguyện của NNT.

NNT có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức xử phạt phải cao, có như vậy những DN tốt mới đồng tình,đồng thời đảm bảo tính răn đe.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ ngành cần phải được nâng cao và quan tâm nhiều hơn nữa, các bộ phận có liên quan nên cập nhật thông tin dữ liệu thường xuyên để công chức làm công tác thanh, kiểm tra dễ dàng cập nhật và thu

thập số liệu liên quan đến NNT nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian cũng như hiệu quảcông việc được tốt hơn.

Phối hợp các cơ quan hữu quan khác

Phối hợp tốt với Thanh tra Nhà nước và các Sở, ngành chức năng có liên quan làm tốt công tác chống thất thu và khai thác nguồn thu thông qua việc chống các hành vi gian lận thương mại, trốn lậu thuế.

Đối với nội bộ ngành

Xử lý nghiêm khắc các DN có hành vi cố tình vi phạm về thuế cũng như cán bộ thuế thực thi công vụ không khách quan, không đúng nhiệm vụ quyền hạn được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)