Giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 89 - 92)

Nghiên cứu định tính ở chương 2 nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tuân thủ thuế TNDN kết hợp tìm hiểu mô hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài như mô hình của Christina M. Ritsema, (2003) [2] về “Kinh tế và hành vi quyết định đến việc tuân thủ thuế” và mô hình của Võ Đức Chín, 2011 [15] về “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Trường hợp tỉnh Bình Dương”.

Hai mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Tác giả chọn lựa những nhân tố có tính chất thích hợp hơn để nghiên cứu đồng thời đưa ra một nhân tố mới “nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán” để khảo sát mức độ ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.

Như đã trình bày ở chương 1, các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuế chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến sử dụng kết hợp các thông tin thống kê và điều tra để phân tích. Chính vì vậy mức độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này đòi hỏi rất cao.

Cụ thể, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm năm nhân tố ảnh hưởng đếnsựtuân thủ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.

- Nhóm nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN - Nhóm nhân tố về đặc điểm kế toán

- Nhóm nhân tố về ý thức nghĩa vụ của NNT - Nhóm nhân tố về chính sách thuế

Từ mô hình khảo sát tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:

H1: Các nhân tố đặc điểm hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của các DN.

H2: Các nhân tố về đặc điểm về hoạt động kế toán có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các DN.

H3: Nhóm nhân tố ý thức nghĩa vụ thuế của NNT tốt có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của DN.

H4: Nhóm nhân tố chính sách thuế TNDN càng hoàn thiện càng tăng mức độ tuân thủ thuế của DN.

H5: Bộ máy quản lý thuế tốt có tác động tích cực đến sự tuân thủ thuế của DN.

Nguồn: đề xuất của tác giả

Hình 4.1: Mô hình khảo sát Sự tuân thủ thuế của DN H3 H5 H1 Nhóm nhân tố về đặc điểm

hoạt động của doanh nghiệp

Nhóm nhân tố về hoạt động kếtoán Nhóm nhân tố về ý thức nghĩa vụ nộp thuế Nhóm nhân tố về chính sách thuế Nhóm nhân tố về bộ máy quản lý thuế

H2 H4 Sự tuân thủ thuế TNDN của DN

Để tăng thêm tính chặt chẽ tác giả đã trao đổi, phỏng vấn thử 13 cá nhân bao gồm 5 cán bộ thuế có chuyên môn tốt và 8 DN đến liên hệ công tác tại Cục Thuế để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó, phiếu khảo sát được hoàn chỉnh (xem Phụ lục 1) và được gởi đến các DN.

Do vậy, luận văn có thể sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điều tra để tiến hành khảo sát mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN.

Mục tiêu: đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế.

Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN được thực hiện theo quy trình sau:

Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN

- Kiểm tra phương sai trích

- Kiểm tra các nhân tố rút trích

- Loại các biến có mức tải

nhân tố nhỏ

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s

alpha biến tổng

- Loại các biến có hệ số tương

quan biến tổng nhỏ

Đo lường độ tin cậy Cronbach’s

Alpha

Phân tích nhân tố

khám phá EFA

Cơsở lý thuyết

Nghiên cứu định lượng (n =224)

Phân tích mô hình hồi quytuyến tính

Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)