Công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 78 - 83)

Để tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của NNT thì hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT của cơ quan quản lý thuế được coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quản lý thuế. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT của Cục Thuế tỉnh Bình Dương được thực hiện ngày càng có chiều sâu nhằm kịp thời giúp cho NNT hiểu và thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật thuế của mình trongđiều kiện chính sách thuế thay đổi thường xuyên, đặc biệt với chính sách thuế TNDN vấn đề ưu đãi, miễn giảm

thuế cũng như các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có ảnh hưởng rất lớn về số thuế phải nộp của NNT.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền hỗ trợ, trong thời gian qua, ngoài việc đưa tin lên báo, đài về chính sách thuế mới, Phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT còn trả lời những vướng mắc chính sách thuế cho NNT như trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế, trả lời qua điện thoại, văn bản hướng dẫn cụ thể, tổ chức hội nghị tập huấn, hội nghị đối thoại DN để giải đáp những thắc mắc của NNT. Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Bình Dương luôn duy trì các hình thức tuyên truyền bằng panô, áp phích, tờ rơi và thông qua website cục thuế, chuyển tải các dữ liệu về hoá đơn không còn sử dụng, DN bỏ trốn, thông báo những DN nợ đọng thuế dây dưa, nội dung các văn bản hướng dẫn, trả lời chính sách thuế cho các DN tra cứu …

Bảng 3.10: Tổng kết công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT qua các năm 2011-2013

ĐVT: lượt

S

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Đưa lên website cục thuế 976 1086 747

2 Đưa tin bài về thuế lên các báo 18 25 12 3 Chương trình truyền hình về thuế 19 29 17 4 Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế

5 + Về chính sách thuế 1.182 1.272 1.676

6 + Về đăng ký cấp MST 86.968 6.540 6.489

7 Hỗ trợ qua điện thoại 1.483 1.875 816

8 Hỗ trợ bằng văn bản 1.067 1.296 1.054

9 Tổ chức tập huấn cho NNT 33 8 10

10 Tổ chức hội nghị đối thoại DN 8 8 6

Nguồn: Báo cáo năm về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của Phòng Tuyên truyền & Hỗ trợ

NNT- Cục Thuế tỉnh Bình Dương

Trongnăm 2013 công tác tuyên truyền đã thực hiện tương đối đạt hiệu quả đưa thông tin thuế đến DN nhanh chóng, các phương tiện tuyên truyền qua các năm

2011-2013 có giảm xuống do số lượng DN được phân cấp về Chi cục thuế (thường Chi cục thuế trả lời) như đưa tin lên Website năm 2011 là 976 lượt đến 2013 giảm xuống 747 lượt, hội nghị đối thoại năm 2011 là 8 lượt đến 2013 là 6 lượt, nhưng cách thức hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế về chính sách thuế lại tăng lên qua các năm, cụ thể 2011 hỗ trợ 1.182 lượt, năm 2012 hỗ trợ 1.272 lượt, năm 2013 hỗ trợ 1.676 lượt.

3.4.2.2 Kiểm soát các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế

Kiểm soát đăng ký thuế TNDN

Thực hiện quy chế phối hợp “một cửa” liên thông với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp mã số doanh nghiệp (tiếp nhận hồ sơ). Hiện nay công việc cấp mã số thuế DN được thực hiện khá nhanh đáp ứng được tình hình DN phát sinh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc truyền và nhận dữ liệu cấp mã số thuế đối với cơ quan đăng ký kinh doanh đôi lúc còn sai dữ liệu nhưtênDN, địa chỉ, ngành nghề...

Công tác đăng ký thuế ngày càng được quan tâm và thường xuyên phối hợp với các phòng kiểm tra thuế đôn đốc các đơn vị rà soát kê khai bổ sung thông tin thay đổi hoặc kiểm tra tình hình hoạt động của DN để kịp thời phát hiện những DN không kê khai thuế.

Bảng 3.11: Tình hình hoạt động của NNT do văn phòng Cục Thuế Bình Dương quản lý tính đến 31/12/2013

ĐVT: Doanh nghiệp

Nguồn: Thống kê tình trạng DN do Cục Thuế Bình Dương quản lý trênứng dụng TIN (TPH).

TT Chỉ tiêu Số lượng

1 Số lượng đối tượng nộp thuế 2.751

2 Số lượng đối tượng nộp thuế đang hoạt động 2.654

3 Trong đó: DN Nhà nước 269

4 DN ngoài quốc doanh 234

5 DN đầu tư nước ngoài 2.151

Kiểm soátkê khai thuế

Sự phức tạp của các quy trình tuân thủ thuế là một gánh nặng đối với DN, làm tăng đáng kể thời gian, công sức và vật chất trong quá trình DN đăng ký, kê khai, nộp thuế. Nhìn chung, trong thời gian qua CụcThuế tỉnh Bình Dương cũng có nhiều đổi mới quản lý trong việc thực hiện tốt tiếp nhận hồ sơ khai thuế qua mạng, những đổi mới này đãảnh hưởng tích cực đến kết quả tuân thủ thuế của DN.

Kết quả thực hiện: ngoài các DN thực hiện kê khai đúng theo quy định vẫn còn một số DN nộp trể và không nộp tờ khai thuế TNDN quý/năm do DN mới hoạt động chưa thông thạo được các chương trình hỗ trợ kê khai thuế, DN chưa đi vào hoạt động mặc dù đã hoàn thành các thủ tục đăng ký thuế và hơn nữa chưa có bộ phận kế toán theo dõi các nghiệp vụ kế toán phát sinh(Bảng 3.8 phía trên).

Tính số thuế TNDN phát sinh chưa chính xác do chưa hiểu rõ phương pháp kê khai, trong quá trình tính toán có sai sót và đặc biệt là việc xác định số thuế TNDN được miễn giảm đôi khi không chính xác vì chưa hiểu rõ luật thuế khi vận dụng vào tình hình hoạt động thực tế tại DN.

Hiện nay DN nộp tờ khai thuế thông qua trang web kê khai thuế (không trực tiếp đến cơ quan thuế để nộp). Đối với thuế TNDN hàng quý phải nộp tờ khai tạm tính quý, hàng năm phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm.

Kiểm soát nộp thuế

Hàng quý, hàng năm các phòng kiểm tra thuế đều thực hiện chức năng đôn đốc thu thuế TNDN phát sinh căn cứ vào tờ khai thuế TNDN quý (năm) do đơn vị tự kê khai. Tuy nhiên vẫn còn có DN nợ đọng rất lớn, không có khả năng nộp thuế, điều này cũng là vấn đề gây khó khăn cho việc quản lý nguồn thu vào NSNN (Bảng 3.9 phía trên)

3.4.2.3 Công tác thanh kiểm tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là chức năng không thể thiếu nhằm kiểm tra thông tin báo báo đầy đủ và chính xác trong cơ chế tự khai tự nộp nhằm đảm bảo tính tuân thủ cho người nộp thuế khi NNT tự xác định số thuế phải nộp của mình. Căn cứ vào số liệu thanh, kiểm tra thuế qua các năm từ 2011-2013, ta có thể nhận thấy rằng

NNT vẫn còn hành vi gian lận khi xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của mình. Số liệu thực tế chứng minh kết quả thanh, kiểm tra thuế luôn phát hiện số thuế còn ẩn giấu, không khai báo, bị truy thu và phạt. Thực tế này càng chứng minh cho luận điểm khi tăng cường cơ chế tự khai tự nộp, một trong những cách thức nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các quy định về thuế là phải đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hạn chế người nộp thuế cố tình gian lận thuế. Ngoài ra, số thuế phát hiện tăng qua thanh tra, kiểm tra càng cao đó cũng thể hiện thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế của ngành Thuế tỉnh Bình Dương ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn.

Bảng 3.12: Kết quả thanh, kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bình Dương từ 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Kiểm tra tại cơ quan thuế

Số hồ sơ được kiểm tra 15.668 22.507 24.136

Số hồ sơ được chấp nhận 15.665 22.491 24.136

Số hồ sơ phải điều chỉnh tăng sau khi

kiểm tra 3 16 0

Số thuế điều chỉnh 7,1 51 0

2 Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

Số DN đã cóQĐvà tiến hành kiểm tra 643 960 496

SốDN bị phạt 491 703 439

Số thuế truy thu và phạt 89.737 150.726 123.686

Số thuế xử lý / 1 DN 140 157 160

Giảm lỗ 526.884 910.157 744.404

3 Thanh tra thuế

Số lượt thanh tra thực hiện 271 226 258

Số DN bị phạt 257 222 253

Số thuế truy thuvà phạt 154.500 218.555 176.783

Số thuế xử lý / 1 DN 570 967 685

Giảm lỗ 861.359 364.102 134.842

Qua số liệu thống kê tại bảng 3.12 cho thấy kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế với số lượng hồ sơ chấp nhận tăng qua các năm 2011 là 15.665, năm 2012 là 22.491, năm 2013 là 24.136 hồ sơ. Sau bước kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là bước kiểm tra tại trụ sở NNT với kết quả năm 2011 là 643 hồ sơ, năm 2012 là 960 hồ sơ, năm 2013 là 496 hồ sơ (năm 2013 số hồ sơ giảm rất nhiều do đã chuyển một số DN về Chi cục thuế quản lý). Tương ứng với số hồ sơ kiểm tra là số thuếtruy thu (phạt) năm 2011 là 89.737 triệu đồng, năm 2012 là 910.157 triệu đồng, năm 2013 là 744.404 triệu đồng. Kết quả thanh tra thuế cũng tương tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương​ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)