Kiến nghị với NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 95 - 100)

(i) Phải xây dựng chính sách tín dụng đồng bộ, phù hợp với thực tế.

Hoàn thiện các chính sách tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, chương trình tín dụng phù hợp hơn với tình hình kinh tế thị trường, có tính cạnh tranh đối với các TCTD khác. Những chính sách, văn bản quy trình không còn phù hợp với hoạt động ngân hàng hiện tại thì có thể loại bỏ ra khỏi hệ thống quy định của ngân hàng;

Hiện nay, tại hệ thống VietinBank diễn ra tình trạng quy định mới ban hành ngay sau đó lại có công văn sửa đổi. Với việc thay đổi cơ chế quản lý về chính sách, văn bản ban hành còn có nhiều thiếu sót dẫn đến các chi nhánh áp dụng phổ biến tới khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, tạo ấn tượng thiếu chuyên nghiệp trong đánh giá của khách hàng. Trụ sở chính Vietinbank cần nhất quán trong chính sách tín dụng, các văn bản ban hành phải đảm bảo tính đầy đủ hợp lý để đảm bảo ít sửa đổi.

Hàng năm, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch cần căn cứ vào tình hình kinh tế, đặc điểm hoạt động của các chi nhánh, tránh giao những chỉ tiêu kế hoạch hoàn toàn không có khả năng thực hiện được.

(ii) Hoàn thiện mô hình cấp tín dụng.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mô hình cấp tín dụng tại các Chi nhánh trên toàn hệ thống; thống nhất, đồng bộ các quy trình, văn bản liên quan đến hoạt động cấp tín dụng đối với tất cả các chi nhánh. Cải tiến, hoàn thiện các phầm mềm hỗ trợ công tác tác nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, thúc đẩy công tác bán hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Việc chuyển đổi mô hình này sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt hơn hoạt động của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp và hướng tới mô hình thân thiện, hợp tác với khách hàng. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình mới làm nhiều khách hàng

VietinBank cảm thấy phức tạp do đó đã chuyển sang quan hệ với TCTD khác. Một số sản phẩm cho vay như cho vay cầm cố Sổ/Thẻ tiết kiệm có thể thiết kế màn hình tác nghiệp cho Cán bộ kế toán để rút ngắn thời gian giao dịch, giảm thời di chuyển cho khách hàng. Việc thay đổi mô hình mới thiếu hiệu quả do ngân hàng nóng vội trong chuyển đổi, không có lộ trình cụ thể rõ ràng do đó gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi. Nhiều thay đổi trong mô hình nói chung và quy trình tác nghiệp cho vay nói riêng dẫn đến quá trình cấp tín dụng bán lẻ nỏi riêng tại Vietinbank sẽ không còn đơn giản như giai đoạn trước khiến nhiều khách hàng bị bỡ ngỡ và chưa được hài lòng.

Việc khắc phục hậu quả chuyển đổi mô hình này chưa xong thì VietinBank có kế hoạch lại chuyển đổi mô hình cấp tín dụng tiếp theo và thời gian chuẩn bị chuyển đổi mô hình ngắn do đó chắc chắn hậu quả như việc chuyển đổi trước đây sẽ được lặp lại. Do đó, kiến nghị với NHCT Việt Nam ổn định mô hình cấp tín dụng, nếu có chuyển đổi cần phải có lộ trình phù hợp.

Với một quy trình thủ tục rườm rà sẽ làm giảm tiến độ cấp tín dụng cho khách đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung nhiều hồ sơ từ đó dẫn đến giảm sự hài lòng khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ. Do đó, ngân hàng cần xây dựng quy trình cấp tín dụng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu rủi ro.

(iii) Một số kiến nghị khác.

Hiện tại nhiều sản phẩm cho vay của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh đang khó cạnh tranh so với nhiều NHTM tại địa bàn do lãi suất cao hơn, nhiều chỉ tiêu bán chéo kèm theo... Do đó, kiến nghị NHCT Việt Nam cần sớm có cơ chế mới, tạo động lực cho Chi nhánh để tăng tính cạnh tranh hơn. Mặt khác, kiến nghị NHCT Việt Nam sớm có phương án trình chính phủ, NHNN để tăng vốn hiệu quả, đáp ứng điều kiện của tiêu chuẩn Basel II để tăng uy tín và lợi thế của VietinBank trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý tín dụng bán lẻ tại VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh trong năm năm (2016-2018) có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại thu nhập cao cho mỗi Ngân hàng, tuy nhiên, các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng bán lẻ cũng rất cao nếu công tác quản lý tín dụng bán lẻ của các ngân hàng không được hoàn thiện.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank đã từng bước chuyển đổi mô hình cấp tín dụng theo định hướng phù hợp với quản lý ngân hàng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Hoạt động quản lý của VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh về lĩnh vực tín dụng bán lẻ thời gian qua đã đạt được những thành tựu cơ bản, nhờ đó tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng cũng như cơ cấu dư nợ đều có sự biến động theo hướng tiến bộ.

Tuy vậy, quản lý tín dụng bán lẻ tại VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Các hạn chế có thể kể đến là: cơ sở hạ tầng, địa bàn hoạt động ở khu vực ngoại thành, đối tượng khách hàng chưa đa dạng, quy trình thực hiện cấp tín dụng, công tác thẩm định, kiểm tra giám sát khoản vay chưa hiệu quả…

Để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Giải pháp về lập kế hoạch tín dụng bán lẻ: Công tác lập kế hoạch phải mang tính chủ động, phân bổ kế hoạch theo tuần và thực hiện giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của từng cán bộ theo ngày.

- Giải pháp về chiến lược tín dụng nội bộ: đa dạng hóa đối tượng khách hàng; áp dụng các chính sách cho vay đối với khách hàng bán lẻ như chính sách về lãi suất, chính sách về sản phẩm tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng bán lẻ.

- Nâng cao đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ. - Tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng, đảm bảo phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thị Hồng Anh, 2011. Đẩy mạnh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Bài học kinh nghiệm từ một số Ngân hàng

nước ngoài tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế

Quốc tế. Trường Đại học Ngoại Thương.

2. Đinh Mạnh Cường, 2016. Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

3. Đỗ Văn Độ, 2007. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời kỳ hội nhập.Tạp chí Ngân hàng, số 4.

4. Triều Mạnh Đức, 2010. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 6.

Luận văn thạc sĩ kinh tế (chuyên ngành Kinh tế tài chính- Ngân hàng), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Phan Huy Đường, 2012. Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

6. Frederic S.Mishkin, 2001. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Nguyễn Thị Gấm, 2018. Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế (chuyên ngành tài

chính ngân hàng). Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Vương Hồng Hà, 2013. Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và

phát triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế

(chuyên ngành Quản trị kinh doanh). Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hùng, 2014. Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàngchính sách

Nghệ An cho các huyện thuộc chương trình 30A tỉnh Nghệ An.

10. Tạ Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng, 2014. Kinh nghiệm ngân hàng cácnước trên thế giới về quản lý rủi ro thông qua mô hình quản lý tín dụng và bài học cho

11. Ngọc Nhân và Phương Dung, 2014. Một số giải pháp tăng trưởng tín dụng

nông nghiệp, nông thôn. Thông tin ngân hàng VietinBank.

12. Võ Tú Oanh, 2016. Quản lý tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế (Chuyên ngành Quản

lý kinh tế). Đại học Kinh tế - Đại học QGHN.

13. Lê Tấn Phước, 2013. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản tại các ngân hàng thương mại TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017. Tạp chí Phát

triển và hội nhập, số 12- tháng 09-10/2013.

14. Nguyễn Văn Thắng, 2013. Kinh nghiệm từ ngân hàng Australia về mở rộng

mạng lưới và quản trị rủi ro. Hà Nội, tháng 2 năm 2014.

15. Nguyễn Thị Thưởng, 2014. Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV - Chi nhánh

Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sỹ. Trường đại học kinh tế và

quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

16. Đỗ Hoàng Toàn, 2008. Quản lý học kinh tế quốc dân. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

17. Trần Quang Trung và Trần Đình Tuấn. Quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng

thương mại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính kỳ 2

tháng 7/2019.

18. Đào Thanh Tú – Học viện ngân hàng. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)