Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 38)

Nam Định

Từ một ngân hàng chủ yếu cho vay doanh nghiệp lớn, những năm gần đây, VietinBank – Chi nhánh Nam Định chuyển hướng sang cho vay cá thể với chiến lược đồng bộ từ thay đổi mô hình tín dụng đến thiết kế gói sản phẩm linh hoạt, hấp dẫn dành cho tín dụng cá nhân. Quy trình tín dụng được chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa. Theo đó, phân tách rõ ràng nhiệm vụ của cán bộ phòng bán lẻ, nhân viên thẩm định sẽ tập trung phân tích, thẩm định khách hàng, còn cán bộ Quan hệ khách hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ quan hệ, chăm sóc khách hàng đã thúc đẩy việc chủ động tiếp cận, phát triển, tìm kiếm khách hàng mới. Đồng thời trong việc xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng, VietinBank – Chi nhánh Nam Định cũng có sự chuyển hướng sang tăng giao chỉ tiêu cho khối bán lẻ.

Theo phân tích của Giám đốc VietinBank – Chi nhánh Nam Định, cho vay bán lẻ với món vay nhỏ, đối tượng khách hàng có thu nhập khá ổn định, thời hạn vay của các gói sản phẩm thường là trung, dài hạn nên đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững. Tuy nhiên, do đặc thù cấp tín dụng cho đối tượng bán lẻ là khách hàng nhỏ, nên số lượng khách hàng lớn, địa bàn cho vay rộng nên công tác quản lý tín dụng phải luôn được chú trọng. Tập trung nhiều giải pháp hiệu quả, tín dụng bán lẻ đã có bước phát triển nhanh, tỷ trọng lĩnh vực này trên tổng dư nợ đã tăng từ 15% (năm 2014) lên 35% ở thời điểm hiện tại. Các sản phẩm bán lẻ được thiết kế theo các gói ngành nghề như nông nghiệp, thủy sản, tiêu dùng, trong đó, cho vay tiêu dùng hiện chiếm 25% trong hơn 1.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 38)