Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 92 - 94)

(i) Hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất: Chính phủ cần có các định hướng phát triển nền kinh tế, thị trường

trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đặc biệt là NHTM, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển, mở rộng hoạt động ra khu vực thế giới. Phát triển kinh tế bền vững là tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động và cho vay một cách an toàn hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận, mở rộng thị trường quốc tế. để các doanh. Các bộ, ngành cần nghiên cứu, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các lĩnh vực liên quan để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh các chính sách dài hạn. Chính sách phát triển ngành công nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực; tăng cường hơn nữa hàng rào phi thuế quan để hỗ trợ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước.

Thứ hai: Cần đưa chính sách phù hợp cải thiện môi trường kinh tế xã hội, khoa

học công nghệ cũng như bảo vệ người tiêu dùng . Khi kinh tê xã hội phát triển, đời sống xã hội được cải thiện, dân trí nâng cao sẽ khiến cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội có điều kiện tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Do đó, Nhà nước cần có những cơ chế đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển hạ tầng cơ sở về công nghệ, dịch vụ tự động hiện đại như hệ thống bán hàng tự động …. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển hạ tầng công nghệ thông tin mang ý nghĩa xã hội, phân bổ đồng đều. Cần khuyến khích hoạt động tiêu dùng qua kênh tín dụng bán lẻ của Ngân hàng như khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Một trong những chủ trương lớp trong thời gian qua là trả lương cho người lao động qua tài khoản. Điều này không chỉ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá các sản phẩm tín dụng bán lẻ của mình đến với khách hàng.

(ii) Hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng.

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM.

Thứ nhất, trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, phát mại TSBĐ, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Chính phủ tạo sự thông thoáng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ xấu.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân

hàng, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình NH Trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.

Thứ ba, Chính Phủ cần có những biện pháp cần thiết để đảm bảo luật pháp

phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Đối với lĩnh vực NH yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động NH đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thƣơng việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 92 - 94)