Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về quản lý dự án cấp nước nông thôn tại Chi cục
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1.Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý dự án xây dựng tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ còn một số hạn chế như:
- Trong những năm qua công tác đầu tư xây dựng của Chi cục Thủy lợi Phú Thọ còn có một số dự án có chất lượng trong khâu lập dự án đầu tư thấp, giám sát công tác khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình, dẫn đến trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Bởi một số nguyên nhân sau: Do việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ, quy hoạch vĩ mô không phù hợp, hoặc thay đổi liên tục.
- Những sai sót trong quy hoạch trên là do sự thiếu thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch; công tác kiểm tra, giám sát từ khâu quy hoạch đến khâu kế thừa bố trí quy hoạch còn yếu kém. Việc thiếu thông tin, thông tin thiếu chính xác do khâu điều tra khảo sát cũng góp phần không nhỏ vào những sai sót trong khâu quy hoạch.
- Công tác đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, Chi cục đã thành lập các tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu cạnh tranh, tổ chuyên gia xét thầu với các gói chỉ định thầu theo luật định. Tất cả các thành viên trong các tổ chuyên gia và tổ thẩm định đều là các cán bộ trong Chi cục, do vậy không tránh khỏi tình trạng thiếu công minh trong quá trình lựa chọn nhà thầu, dẫn đến nhiều dự án đấu thầu nhưng hiệu quả không cao, tỉ lệ giảm thầu không đáng kể, nhiều dự án đấu thầu giảm 0,2% so với giá trị dự toán được duyệt.
- Một số dự án khâu đấu thầu thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Việc kiểm soát quy chế đấu thầu thiếu chặt chẽ đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại hay giành giật trúng thầu bằng việc bỏ thầu giá thấp chỉ bằng 70% giá gói thầu.
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án công trình do Chi cục Thuỷ lợi bồi thường giải phóng mặt bằng, địa phương nơi có công trình dự án thực hiện thu hồi giải phóng mặt bằng thông qua hợp đồng với Chủ đầu tư. Việc phân giao công tác này cho địa phương là rất phù hợp. Tuy nhiên hầu hết các dự án Chi cục Thuỷ lợi được giao thực hiện đầu tư thì đều vướng mắc do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm.
- Tiến độ thi công trình chậm diễn ra phổ biến ở nhiều dự án. Tiến độ công trình chậm dẫn đến phải bù giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu làm tăng chi phí, làm giảm hiệu suất đầu tư công trình. Dự án hoàn thành bàn giao chậm còn làm cho chi phí lãi vay ngân hàng phân bổ vào giá thành vượt so với dự toán, dự án không được tăng tài sản cố định và trích khấu hao cơ bản kịp thời.
- Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường các nhà thầu thực hiện không nghiêm túc, hầu như tất cả các nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp, thiết bị tại Chi cục đều vi phạm.
- Trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán: Tình trạng phê duyệt bổ sung là khá phổ biến hiện nay đối với các dự án nói chung và dự án công trình điện được giao quản lý nói riêng.
Tình trạng thẩm định phê duyệt bổ sung dự toán do thay đổi chế độ đơn giá thiếu nguyên tắc, do kinh nghiệm hạn chế của một số cán bộ thẩm định nên xảy ra trường hợp 2 cán bộ duyệt 2 dự án cùng một loại vật tư có cùng đặc tính kỹ thuật nhưng duyệt 2 loại giá khác nhau, áp dụng định mức khác nhau cho cùng một nội dung công việc.
- Công tác đôn đốc tiến độ thi công của các nhà thầu chưa hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng phải ra hạn thêm thời gian cho các gói thầu (dự án cấp nước sinh hoạt Vụ Cầu huyện Hạ Hòa; dự án cấp nước sinh hoạt Xuân Huy Huyện Lâm Thao...).
- Trong khâu thanh toán: Do sức ép kế hoạch giải ngân vốn hàng năm thiếu linh hoạt (không thể điều chuyển từ công trình này cho công trình khác) cũng gây khó khăn cho Chi cục và các Nhà thầu.
- Nhiều dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành từ nhiều năm trước nhưng chưa được xử lý dứt điểm gây nợ đọng vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Công tác nghiệm thu thanh toán đôi khi còn căn cứ theo thiết kế dự toán được duyệt, một số trường hợp bản vẽ hoàn công sao chép lại bản vẽ của thiết kế dẫn đến khối lượng nghiệm thu thanh toán còn sai sót.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế trong công tác quản lý dự án cấp nước nông thôn tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, các thủ tục hành chính liên quan còn khá rườm rà. Mặc dù đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tạo điều kiện hội nhập với thế giới, song các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý dự án vẫn không tránh khỏi sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, thủ tục đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách phức tạp, sự phối hợp giữa các cơ quan không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ, gây khó khăn cho quá trình thực hiện quản lý dự án.
- Thiếu quy hoạch, quy họach chưa đi trước một bước, dẫn đến nhiều dự án phải làm lại nhiều lần gây tốn kém. Vẫn còn tình trạng đầu tư theo phong trào, không theo quy hoạch. Tình trạng lập dự án chỉ để có thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh, công tác giám sát xây dựng hiệu quả thấp.
- Do cán bộ làm công tác quản lý dự án còn thiếu sót trong vấn đề quản lý dự án một cách công bằng nên xảy ra tình trạng quan liêu, không minh bạch trong công tác quản lý dự án, cụ thể là công tác lựa chọn nhà thầu.
- Chất lượng quản lý dự án còn chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán bộ quản lý dự án, tư vấn và nhà thầu, chưa có sự sát sao của cán bộ quản lý hiện trường trong việc tìm hiểu sai phạm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
- Công tác giải phóng mặt bằng thường bị chậm tiến độ do: Việc phối hợp giữa chủ đầu tư và địa phương chưa đồng bộ, đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng do tỉnh ban hành thường thấp hơn giá thị trường dẫn đến nhiều hộ dân trong vùng dự án không nhận đền bù phải cưỡng chế nên tiến độ thi công dự án thường bị chậm.
- Tiến độ thi công chậm do nhiều nguyên nhân một trong số đó là: Chậm trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc thù công trình cấp nước nông thôn trải dài trên địa bàn rộng nên gặp nhiều vướng mắc trong thi công, nguồn vốn cấp cho công trình thường nhỏ giọt và chậm, nhiều công trình đầu tư trong thời điểm trượt giá nên phải thực hiện điều chỉnh dẫn đến chậm tiến độ.
- Hành lang pháp lý chưa chặt chẽ hợp đồng thi công xây dựng thường không quy định cụ thể về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường dẫn đến các nhà thầu thường thực hiện không nghiêm túc công tác này.
- Do chủ đầu tư muốn triển khai công trình nên đã khống chế tổng mức đầu tư để phê duyệt dẫn đến khi chuyển sang giai đoạn đầu tư phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, hoặc cắt bớt một số hạng mục làm giá trị sử dụng công trình không đảm bảo mục tiêu Chi cục Thuỷ lợi đề ra. Mặt khác do quy hoạch của các địa phương thay đổi khi thời gian phê duyệt dự án kéo dài, đến khi thi công thì đã thay đổi tuyến. Còn một nguyên nhân nữa là do đơn vị tư vấn khảo sát không tốt dẫn đến thực tế khác hẳn với hồ sơ thiết kế.
- Công tác đôn đốc tiến độ thi công của các nhà thầu chưa hiệu quả do cán bộ quản lý dự án phải thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ dẫn đến sao nhãng trong việc đôn đốc nhà thầu.
- Cơ cấu nguồn vốn theo các chương trình đầu tư ( như chương trình nước sạch nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng nguồn vốn vay của WB) yêu cầu nhân dân phải đóng góp 10% giá trị công trình tuy nhiên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do đầu tư vào vùng nông thôn nghèo nhân dân vẫn chưa đóng góp đủ 10% dẫn đến nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa thể quyết toán hoặc quyết toán nhưng gây nợ đọng trong nhiều năm cho các nhà thầu.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TẠI CHI CỤC THỦY LỢI PHÚ THỌ