4.2.4 .Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí dự án
4.2.6. Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng dự án cấp nước
nông thôn
- Việc giám sát cộng đồng đã được nhiều địa phương triển khai thực hiện ở các công trình như các công trình dân dụng (nhà ở, trường, trạm xá); thủy lợi (kênh, đập, cống, trạm bơm); cấp nước sinh hoạt; cấp điện sinh hoạt...
Ngoài ra, Ban Giám sát cộng đồng còn có trách nhiệm giám sát các dự án dân sinh trên địa bàn.
- Việc tăng cường giám sát cộng đồng trong quản lý các dự án cấp nước nông thôn là cần thiết nhằm phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, vi phạm chất lượng công trình, gây lãng phí thất thoát vốn và tài sản Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công trình, tránh được sự đã rồi, gây khó khăn cho việc giải quyết hậu quả cũng như vận hành, bảo dưỡng công trình sau này, tạo tính bền vững cho công trình nói riêng và dự án nói chúng.
- Đối với các công trình có thể giao cho cấp huyện và cấp xã làm chủ đầu tư tùy theo độ khó. Dù trong trường hợp nào thì cấp xã vẫn thành lập Ban Giám sát. Theo đó Ban Giám sát cấp xã gồm đại diện HĐND, đại diện đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận, địa chính...và cả trưởng thôn, người dân hưởng lợi từ công trình. Ban Giám sát được tập huấn kiến thức, được trang bị các dụng cụ như thước đo, quả rọi, đồng hồ, cân tạ, máy tính cá nhân, dây cuộn...Với vai trò và trách nhiệm của mình Ban Giám sát cấp xã phối hợp với tư vấn giám sát, chủ đầu tư kiểm tra thi công xây dựng công trình về khối lượng và chất lượng, về chủng loại vật tư, thời gian thực hiện các hạng mục công trình. Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư ...trong quá trình thực hiện dự án.
- Ban Giám sát có quyền yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin làm rõ những vấn đề mà cộng đồng có ý kiến. Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư, giao cho một bộ hồ sơ thiết kế thi công xây dựng và dự toán thiết kế. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ đầu tư trong trường hợp cần thiết, ký biên bản nghiệm thu theo giai đoạn và nghiệm thu toàn bộ công trình xây dựng....
- Thực tế cho thấy hoạt động của Ban Giám sát cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng thi công công trình và phát huy dân chủ cơ sở ở địa phương. Địa phương nào làm tốt công tác giám sát cộng đồng thì ở đó tình đoàn kết được phát huy, công tác duy tu bảo dưỡng công trình được chú trọng, quy chế dân chủ được thực hiện.
- Mặc dù, Ban Giám sát cộng đồng cấp xã được trao nhiều quyền để giám sát việc thực hiện dự án, tuy nhiên, hầu hết các Ban Giám sát vẫn chưa sử dụng hết quyền năng của mình, dẫn tới hiệu quả của công tác này chưa cao. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên trước hết là trình độ hiểu biết có hạn, nhất là đối với công việc giám sát các công trình xây dựng phức tạp, thêm nữa là do tâm lý ngại chủ đầu tư (cấp xã, cấp huyện) nên nhiều khi không sâu sát dẫn tới nhiều công trình có vấn đề.
- Có thể nói công tác giám sát cộng đồng ở tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập nhưng cơ bản từng bước đã được nâng cao, nhiều địa phương còn làm rất tốt góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng hiệu quả công trình, tạo điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo.