5. Bố cục của đề tài nghiên cứu
3.4.2. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh bất ổn do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh,…) đã gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn tại NH như là khách hàng kinh doanh ở lĩnh vực nông lâm nghiệp, khai thác mỏ,... Có những khách hàng do ảnh hưởng của thiên tai, sản phẩm hư hỏng, không tiêu thụ được dẫn đến không trả nợ đúng hạn. Ví dụ như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thời tiết mưa lũ kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công từ đó kéo dài thời hạn thanh toán so với dự kiến ban đầu, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ cho ngân hàng.
- Môi trường kinh tế có một số yếu tố không ổn định, diễn biến phức tạp như lạm phát, sự bất ổn định trong giá cả các nguyên vật liệu xây dựng, giá xăng dầu,… Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới (khủng hoảng kinh tế, giá cả các mặt hàng thay đổi đột biến) gây tổn thất cho khách hàng vay vốn. Trong năm 2016 thị trường chứng kiến giá cả leo thang của mặt hàng than cốc, có những thời điểm mặt hàng này tăng giá gấp đôi so với đầu năm, sự tăng giá diễn ra trong thời gian ngắn làm cho các doanh nghiệp không thể ứng phó kịp thời. Tại Vietinbank Thái Nguyên, các doanh nghiệp sử dụng than cốc làm nguyên liệu luyện kim, sản xuất gạch cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc tăng giá mặt hàng này. Có những thời điểm, giá than lên quá cao trong khi giá đầu ra (gang, phôi thép, gạch) chưa thể điều chỉnh kịp thời, một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền của các doanh nghiệp dẫn đến chậm trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Năm nay, giá cả mặt hàng thịt lợn sụt giảm mạnh do cung vượt quá cầu dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trang trại chăn nuôi, kinh doanh thức ăn gia súc bị thua lỗ.
- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt,
khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Việc gia nhập WTO, ký kết hiệp định TPP đã mang lại nhiều thuận lợi và thách thức cho Việt Nam. Một số ngành nghề không còn được bảo hộ như trước khi thuế suất thuế nhập khẩu giảm mạnh.
Trong các năm qua việc phụ thuộc lớn đầu ra vào thị trường Trung Quốc, giá cả quặng sắt giảm sâu, giá phôi thép nhập khẩu thấp hơn mua vào trong nước đã làm cho rất nhiều doanh nghiệp lao đao. Doanh nghiệp dừng sản xuất, đóng cửa mỏ, hàng tồn kho trước đó không tiêu thụ được…dẫn đến không còn nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Tại địa bàn Thái Nguyên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng, luyện gang…chiếm tỷ lệ khá lớn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp phải nhiều khó khăn như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đường tố tụng,… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
- Hệ thống thông tin quản lý (CIC) còn nhiều bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp
thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, không kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin CIC chỉ dừng lại ở mức dư nợ tại các tổ chức tín dụng, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp, cá nhân. Các thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD thì hoàn toàn không có cập nhật.
- Thông tin đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thực sự chuẩn hóa: các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ trước đây, trích lục sơ đồ thửa đất được cấp tại phường nơi quản lý, trích lục vẽ tay bởi cán bộ địa chính và chỉ thể hiện mỗi hình dạng khu đất. Một số khách hàng đã lợi dụng điều này để chỉnh sửa vào trích lục hoặc cung cấp địa chỉ tài sản trên thực tế khác với địa chỉ đúng trên giấy (đất lô 2 nhưng khách hàng cung cấp thông tin lô 1, địa chỉ trên bìa đỏ chỉ ghi tại Phường…), dẫn đến định giá tài sản sai lệch gây rủi ro trong công tác xử lý tài sản sau này. Tình trạng mất phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng, làm giả bìa đỏ đất vẫn diễn ra gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng.
- Báo cáo tài chính của hầu hết các DNVVN chưa bắt buộc kiểm toán, việc ngân hàng sử dụng báo cáo do doanh nghiệp tự lập sẽ dẫn đến thông tin sai lệch ảnh hưởng đến quyết định tín dụng sau này. Để hạn chế rủi ro này, Vietinbank đã yêu cầu báo cáo sử dụng để chấm điểm xếp hạng cũng như đánh giá phân tích khách hàng cán bộ phải sử dụng báo cáo thuế. Tuy nhiên, các báo cáo thuế hầu hết các doanh nghiệp đều đã điều chỉnh để tránh thuế do đó sử dụng số liệu này sẽ dẫn đến thông tin đầu vào sai lệch, đồng thời các chỉ tiêu điều kiện để quyết định cấp cho vay sẽ không thể đáp ứng (như ROA, ROE, lợi nhuận/doanh thu thuần…) do báo cáo thuế thường có doanh thu, lợi nhuận thấp hoặc thậm chí lỗ.
- Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay chưa thực sự hiệu quả. Vietinbank có ban hành quy trình, quy định nội dung kiểm tra sau cho vay, đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thái của vốn vay sau khi giải ngân đang nằm tại
đâu (hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, công nợ phải thu), để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo khả năng thu hồi gốc và lãi vay. Vietinbank cũng quy định tần suất kiểm tra định kỳ và yêu cầu cán bộ đi kiểm tra thực tế tại đơn vị đồng thời cập nhật một số chỉ tiêu tài chính lớn. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều cán bộ không thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra sơ sài, mang tính hình thức. Hiện tại, Vietinbank luôn phải hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, cạnh tranh và mục tiêu đảm bảo an toàn vốn vay. Để thực hiện đầy đủ quy trình, nội dung giám sát kiểm tra vốn vay sau khi giải ngân cán bộ phải cập nhật rất nhiều số liệu từ khách hàng: phải thu, phải trả, hàng tồn kho, nợ vay…định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất. Tuy nhiên, việc đến kiểm tra thực tế tại đơn vị không phải dễ dàng để thực hiện. Ví dụ, khách hàng tâm lý thường không thích bị cán bộ kiểm tra thường xuyên, phải cung cấp quá nhiều số liệu gây mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Một số mặt hàng rất khó khăn trong việc kiểm đếm số lượng, chất lượng do số lượng cán bộ đi kiểm tra ít và hạn chế về kiến thức chuyên môn ngành nghề của khách hàng.