5. Bố cục của đề tài nghiên cứu
4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Hiện tại, chất lượng thẩm định tín dụng tại Vietinbank còn thấp, chú trọng phân tích trên hồ sơ giấy thay vì đi sâu, bám sát thực tế khách hàng. Một số cán
bộ còn chưa nắm rõ các kiến thức căn bản, quy định: phương án cho vay doanh nghiệp kinh doanh hoa tươi nhưng chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho 4 tháng, cho vay doanh nghiệp thương mại gas tiêu dùng nhưng cho vay 6 tháng…
Bên cạnh đó, đạo đức cán bộ cũng là một vấn đề cần được lưu ý. Một số trường hợp, cán bộ làm giả hồ sơ cho khách hàng để đáp ứng các quy định cho vay của ngân hàng, vay ké, vay hộ, đảo nợ cho khách hàng vẫn diễn ra.
Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, quyết định phê duyệt tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào công tác thẩm định tín dụng. Thẩm định cần đi sâu tìm hiểu thông tin khách hàng từ nhiều phía, đảm bảo nhận định đầy đủ, tổng quan về hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, kết quả kinh doanh, phương án vay vốn…của khách hàng. Cập nhật thông tin ngành hàng thường xuyên để có biện pháp ứng xử kịp thời.
Vấn đề năng lực và trình độ của cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, tin học và ngoại ngữ, pháp luật, nắm vững các chủ trương chính sách của Nhà nước, thương xuyên cập nhật thông tin kinh tế và chính trị xã hội. Cán bộ thẩm định phải làm việc trên tinh thần và thái độ khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp.