Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 57 - 67)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

3.1.3. Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.3.1. Huy động vốn

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mình.

Trong các năm qua với các sản phẩm huy động vốn đa dạng và chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình thị trường, Vietinbank đã có được lượng vốn huy động đáng kể và có tang trưởng qua các năm, cụ thể:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank giai đoạn 2014 - 2016

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 ST % ST % Tổng huy động vốn 3,892 4,203 4,762 311 8% 559 13% Phân loại Theo đối tượng khách hàng

Huy động dân cư 1,784 1,945 2,073 161 9% 128 7%

Huy động từ doanh nghiệp

và các định chế TC 2,108 2,258 2,689 150 7% 431 19%

Phân loại theo loại tiền

VNĐ 3,363 3,760 4,192 397 12% 432 11%

Ngoại tệ (quy đổi) 529 443 570 (86) -16% 127 29%

Phân loại theo thời gian

Thời hạn nhỏ hơn hoặc

bằng 12 tháng 3,783 4,049 4,630 266 7% 581 14%

Thời hạn trên 12 tháng 109 154 132 45 41% (22) -14%

- Về số vốn huy động: quy mô vốn huy động tang trưởng qua từng năm, đặc biệt trong năm 2016 quy mô vốn huy động tăng trưởng mạnh cả về số tiền và tốc độ tăng trưởng. Tổng số vốn tăng trưởng 559 tỷ đồng - tốc độ tăng 13%, trong khi năm 2015 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8%.

+ Số vốn huy động gia tăng chủ yếu ở nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các định chế tài chính. Năm 2015, tổng vốn huy động tăng thêm 311 tỷ đồng: trong đó huy động từ dân cư 161 tỷ đồng, từ doanh nghiệp 150 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2016, số vốn huy động từ doanh nghiệp đã tăng lên 431 tỷ đồng (chiếm 77% tổng số vốn huy động tăng thêm). Nguyên nhân do Vietinbank là ngân hàng đầu mối thực hiện việc thu chi cho kho bạc nhà nước; các đơn vị, tổng công ty lớn đều có tài khoản tiền gửi và thực hiện chuyển doanh thu về tài khoản tại Vietinbank như Điện lực Thái Nguyên, Viễn thông Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Điện cơ và Hóa chất 31…Vietinbank đã thực hiện rất tốt công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức này, nâng số vốn huy động của mình phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu huy động vốn giữa bộ phận dân cư và doanh nghiệp tại Vietinbank Thái Nguyên nhìn chung khá ổn định qua các năm:

Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư năm 2014 + 2015 là 46%, năm 2016 là 44% - mức chênh lệch không nhiều.

46% 54% 0% 0% Dân cư Doanh nghiệp

Cơ cấu huy động vốn 2014

46% 54% 0% 0% Dân cư Doanh nghiệp 44% 56% 0% 0% Dân cư Doanh nghiệp

Cơ cấu huy động vốn 2015 Cơ cấu huy động vốn 2016

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu huy động vốn của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

+ Xét theo loại tiền huy động thì chủ yếu hiện tại Vietinbank có số dư huy động của hai đồng tiền: VNĐ và USD, trong đó chủ yếu vẫn là huy động vốn từ VNĐ: tỷ trọng huy động vốn từ VNĐ trong 3 năm qua lần lượt chiếm 86%, 89% và 88% tổng số vốn huy động. Nguồn vốn từ USD huy động được chủ yếu đến từ nguồn USD của các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu, mở tài khoản USD tại Vietinbank và thực hiện chuyển doanh thu bằng ngoại tệ về tài khoản này tại Vietinbank. Nguồn vốn huy động USD đạt tỷ lệ thấp do trên địa bàn Thái Nguyên các đơn vị có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu số lượng vẫn hạn chế, nguồn tiền USD không ổn định. Đặc biệt khi có quy định

các ngân hàng thương mại không thực hiện chi trả lãi suất cho việc gửi tiền tiết kiệm bằng USD, việc huy động vốn bằng đồng tiền này càng giảm đi.

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2014 2015 2016 Kỳ hạn dài hạn Kỳ hạn ngắn hạn

Biểu đồ 3.2: Huy động vốn theo kỳ hạn của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

+ Về thời gian của nguồn vốn huy động: chủ yếu vốn huy động tại Vietinbank vẫn là ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống). Do lãi suất vẫn còn nhiều biến động trong giai đoạn 2014 - 2016 do đó, các doanh nghiệp, bộ phận dân cư chủ yếu sử dụng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro về lãi suất.

3.1.3.2. Hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm

Lợi nhuận ngân hàng đến từ chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và vốn huy động, phí của các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Trong các năm gần đây nhận thấy việc gia tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí không chỉ nâng cao hình ảnh ngân hàng mà còn là nguồn thu chắc chắn.Vietinbank Thái Nguyên đã tiến hành mở rộng các sản phẩm dịch vụ cung ứng, đa dạng hóa trong các lựa chọn của khách hàng, tối đa hóa lợi ích đem lại. Kết quả của hoạt động thu phí dịch vụ Vietinbank Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2016:

Bảng 3.2: Tình hình thu phí dịch vụ tại Vietinbank giai đoạn 2014 - 2016 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ST % ST % Tổng thu phí dịch vụ 11,6 11,9 14,8 0,3 3% 2,9 24% Phí dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 2,8 3,2 4,8 0,4 14% 1,6 50% Phí dịch vụ bảo lãnh 1,5 1,3 1,8 -0,2 -13% 0,5 38% Phí dịch vụ thanh toán quốc tế 2,7 2,5 2,8 -0,2 -7% 0,3 12% Phí dịch vụ thẻ ATM,

VISA, ngân hàng điện tử 4,6 4,9 5,4 0,3 7% 0,5 10%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

Tổng thu phí dịch vụ của Vietinbank Thái Nguyên tăng dần trong giai đoạn 2014-2016, tuy nhiên tăng mạnh trong năm 2016: tất cả các phí dịch vụ thanh toán chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ATM...đều có sự gia tăng trong năm này.

+ Bằng việc cung cấp các sản phẩm chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện Vietinbank Thái Nguyên đã thu hút mạnh các giao dịch chuyển tiền đến và đi, đem lại nguồn thu phí dịch vụ đạt 4,8 tỷ đồng - tăng 1,6 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng đến 50%.

+ Ngoài việc cung cấp các sản phẩm chuyển tiền trong nước, Vietinbank Thái Nguyên còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền đi nước ngoài, nhận kiều hối, bảo lãnh trong nước, thư tín dụng...đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

+ Trong các năm qua, hoạt động thanh toán sử dụng thẻ ATM, Visa, ngân hàng điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến bởi tính tiện lợi. Với

mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp Vietinbank Thái Nguyên đã thu hút được lượng lớn thẻ ATM từ các trường đại học, cao đẳng; cán bộ công nhân viên trả lương qua thẻ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng điện tử: chuyển tiền internet banking, mua vé máy bay, chuyển tiền nộp ngân sách, thanh toán tiền điện nước, nạp thẻ điện thoại...ngày càng được khách hàng biết đến và sử dụng rộng rãi. Chính điều này đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho Vietinbank trong các năm qua. Đây cũng là lĩnh vực đem lại lợi nhuận về phí cao nhất cho Vietinbank Thái Nguyên:

DV thanh toán Bảo lãnh

Thanh toán quốc tế Ngân hàng điện tử

Cơ cấu thu phí 2014

DV thanh toán Bảo lãnh

Thanh toán quốc tế Ngân hàng điện tử

DV thanh toán Bảo lãnh

Thanh toán quốc tế Ngân hàng điện tử

Cơ cấu thu phí 2015 Cơ cấu thu phí 2016

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thu phí dịch vụ của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

3.1.3.3. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận chủ yếu. Trong các năm qua mặc dù chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn, tuy nhiên hoạt động tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên vẫn đạt được những kết quả nhất định:

Bảng 3.3: Tình hình dư nợ tại Vietinbank giai đoạn 2014 - 2016

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

ST % ST %

Tổng dư nợ 3,798 3,984 4,197 186 5% 213 5%

Dư nợ theo thời gian cho vay

Ngắn hạn 3,029 2,925 3,302 -104 -3% 377 13%

Trung và dài hạn 769 1,059 895 290 38% -164 -15%

Dư nợ theo loại tiền

VNĐ 3,561 3,730 3,899 169 5% 169 5%

Ngoại tệ quy đổi 237 254 298 17 7% 44 17%

Dư nợ theo khách hàng

Doanh nghiệp 2,813 2,838 2,839 25 1% 1 0%

Cá nhân 985 1,146 1,358 161 16% 212 18%

Tỷ lệ nợ xấu và nợ

quá hạn/TDN 1.12% 1.07% 0.83%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

Trong các năm qua dư nợ cho vay của Vietinbank Thái Nguyên không ngừng tăng trưởng, năm 2015 dư nợ cho vay tăng 186 tỷ đồng, đến năm 2016 dư nợ cho vay đã tăng thêm 213 tỷ đồng.

+ Theo thời gian cho vay: cho vay ngắn hạn là chủ yếu (> 75%). Năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn giảm nhẹ so với 2015, tuy nhiên dư nợ cho vay trung dài hạn lại có sự tăng trưởng đáng kể. Dư vay trung dài hạn tăng thêm

290 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38% do trong năm nhu cầu đầu tư mới, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng mạnh.

+ Theo loại tiền: hiện tại Vietinbank Thái Nguyên chỉ thực hiện cho vay đối với 2 loại tiền là VNĐ và USD, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay bằng VNĐ. Một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có nguồn thu bằng ngoại tệ thì sẽ được vay USD theo sản phẩm đặc thù của Vietinbank. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn còn hạn chế, dư nợ cho vay vẫn chủ yếu tập trung tại phân khúc cho vay bằng đồng nội tệ.

+ Theo khách hàng: cơ cấu cho vay giữa bộ phận doanh nghiệp và cá nhân có sự thay đổi qua các năm, cụ thể:

Bảng 3.4: Tỷ trọng cho vay Doanh nghiệp và cá nhân tại Vietinbank giai đoạn 2014 - 2016

Tỷ trọng cho vay 2014 2015 2016

Doanh nghiệp 74% 71% 68%

Cá nhân 26% 29% 32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

Trong các năm qua, Vietinbank Thái Nguyên đã đẩy mạnh và tập trung khai thác rộng hơn phân khúc bán lẻ, cho vay cá nhân nhằm phân tán rủi ro, tránh tình trạng dư nợ cho vay tập trung chủ yếu ở một nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn. Tỷ trọng cho vay đối với cá nhân đã tăng từ 26% năm 2014 lên 32% vào năm 2016.

+ Tỷ lệ nợ xấu qua các năm cũng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn năm 2014 chiếm 1,12% tổng dư nợ, tuy nhiên đến năm 2016 tỷ lệ này chỉ còn 0,83%; Vietinbank Thái Nguyên chú trọng thu hồi các khoản nợ quá hạn, đồng thời tăng cường công tác giám sát thẩm định trước, trong và sau khi vay nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới.

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 ST % ST % Tổng thu nhập 725.9 804.5 864.2 78.6 11% 59.7 7%

Thu lãi cho vay 711 784 836 73 10% 52 7%

Thu kinh doanh ngoại tệ 0.9 1.5 1.2 0.6 67% -0.3 -20%

Thu khác 14 19 27 5 36% 8 42%

Tổng chi 646.4 706.6 744.7 60.2 9% 38.1 5%

Chi trả lãi và điều chuyển

vốn 618 684 713 66 11% 29 4%

Chi nội bộ (Bao gồm cả lương) và chi hoạt động khác

27.8 21.3 30.9 -6.5 -23% 9.6 45%

Chi kinh doanh ngoại tệ 0.6 1.3 0.8 0.7 117% -0.5 -38%

Kết quả kinh doanh 79.5 97.9 119.5 18.4 23% 21.6 22%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

+ Về thu nhập: thu nhập chính đến từ việc thu lãi cho vay, trong giai đoạn 2014-2016 lãi suất cho vay nhìn chung không có sự biến động quá lớn như các năm trước đó nhờ chính sách ổn định nền kinh tế. Bên cạnh thu nhập từ hoạt động cho vay, Vietinbank Thái Nguyên cũng rất chú trọng phát triển đa dạng hóa sản phẩm như hoạt động mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, ATM, POS...thu nhập từ hoạt động này có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Từ 14 tỷ năm 2014 lên đến 19 tỷ năm 2015 và 27 tỷ năm 2016, đóng góp nguồn thu chắc chắn trong hoạt động của ngân hàng.

+ Về nguồn chi: tương ứng với nguồn thu, tổng chi của Vietinbank Thái Nguyên chủ yếu chi cho việc trả lãi tiền gửi của khách hàng thuộc hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, khoản chi không nhỏ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi mua bán ngoại tệ với trụ sở chính...

Bằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tới khách hàng Vietinbank Thái Nguyên đã mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng dư nợ cho vay, huy động vốn, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Lợi nhuận đạt được có sự tăng trưởng qua các năm.

3.1.3.5. Số lượng khách hàng vay vốn

Bảng 3.6 Số lượng khách hàng vay vốn tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 Đvt: khách hàng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Khách hàng doanh nghiệp 256 312 479 + Doanh nghiệp lớn 7 10 16 + DNVVN 249 302 463 Khách hàng cá nhân 1.207 1.458 2.304 Tổng cộng 1.463 1.770 2.783

Có thể thấy số lượng khách hàng vay vốn tại Vietinbank tăng dần qua từng năm, bao gồm cả khách hàng vay vốn là doanh nghiệp và cá nhân. Thể hiện mức độ mở rộng quy mô hoạt động và uy tín của Vietinbank đối với các khách hàng trong thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại.

Doanh thu thuần được lựa chọn làm tiêu chí phân loại khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank, theo đó các doanh nghiệp có doanh thu từ 500 tỷ trở lên là doanh nghiệp lớn, dưới 500 tỷ là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khách hàng có quan hệ tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình (chiếm hơn 80% tổng số khách hàng vay

vốn). Trong khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thì số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này có thể thấy tín dụng của các DNVVN có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng chung của cả chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)