Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (UEH)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 45 - 48)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1. Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (UEH)

Tại UEF, một hệ thống tổ chức hiện đại được bố trí hợp lý và chuẩn mực với mục tiêu phục vụ tốt nhất cho sinh viên. Trường đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường nhằm quy định cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý; người lao động, người học; nguyên tắc làm việc và các mối quan hệ công tác; hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; tài chính và tài sản; thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm; qua đó triển khai đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả mọi mặt hoạt động của Nhà trường.

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Kinh tế - tài chính TPHCM

Nguồn: UEF

UEH một trong 6 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thực hiện thí điểm tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2008- 2012. Ngày 29/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2377/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động UEH giai đoạn 2014-2017. Theo đề án này, trường được thu học phí chương trình đại trà ổn định từ 13-16,5 triệu đồng/năm và tăng không quá 30% học phí đối với sinh viên đã nhập học trước thời điểm quyết định tự chủ có hiệu lực. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm tự chủ tài chính (TCTC) thì trường tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư; được tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo Quyết định đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chủ trương đầu tư từ nguồn NSNN và tích lũy của Trường. Trường có 15 đơn vị đào tạo, 14 đơn vị quản lý chức năng, 7 đơn vị quản lý và phục vụ đào tạo. Ngoài các đơn vị đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn có hai cơ sở nghiên cứu và đào tạo cao cấp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và 4 trung tâm, chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Ngoài ra, trường có 9 trung tâm nghiên cứu, dịch vụ khoa học - thông tin kinh tế và hai công ty TNHH một thành viên hoạt động trong lĩnh vực in và sách.

Nguồn: UEH

Hình 1.4: Cơ cấu thu tại UEH

Quy mô nhân sự khá lớn, có tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 1.000 người, cán bộ viên chức khối phòng ban chiếm 30%, giảng viên có 13 giáo sư, 58 phó giáo sư, 206 tiến sỹ, 329 thạc sỹ và trên 100 cử nhân; Với quy mô trên 25.000 sinh viên các bậc đào tạo, trong đó có 14.700 sinh viên đại học chính quy, 8.000 sinh viên đại học không chính quy, 300 sinh viên hệ đào tạo liên kết, 2.500 học viên cao học, 300 nghiên cứu sinh. Số sinh viên chính quy sau khi có quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đã tăng về quy mô, số tuyển sinh từ 4.000 năm 2015 lên 5.000 năm 2016, tuyển sinh đầu vào hệ cao học là 1.000 chỉ tiêu/năm và NCS là 100 chỉ tiêu/năm. Mức học phí cho các hệ đã được điều chỉnh thí điểm trước từ giai đoạn 2008-2012 và tiếp tục tăng ở giai đoạn 2014-2017 nên vấn đề tăng học phí không ảnh hưởng nhiều đến tuyển sinh đầu vào. Với quy mô về đào tạo hiện có, đã góp phần cho nguồn thu từ đào tạo chiếm trên 80% tổng nguồn thu của trường, còn lại thu từ hoạt động dịch vụ, đầu tư tài chính, lãi ngân hàng.

Về chế độ chính sách đối với người học, trường có quỹ học bổng cho sinh viên do các doanh nghiệp tài trợ và trích lập từ nguồn thu của trường. Trường có chiến lược thu hút và ký kết hợp đồng làm việc với chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực NCKH và đào tạo đang tiến tới quốc tế hóa trong các lĩnh vực hoạt động của trường. Các chương trình liên kết quốc tế của trường có rất nhiều chuyên gia, giảng viên nước ngoài có chuyên môn, phương pháp sư phạm tiên tiến, nghiên cứu hiện đại và có nhiều kinh nghiệm. Đây chính là lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập của trường. Lợi thế của trường khi chuyển qua TCTC là: (i) Có tích lũy lớn do những năm trước đây quy mô đào tạo phi chính quy, chủ yếu hệ vừa học vừa làm và bằng hai lớn; (ii) Có đội ngũ mạnh trên 30% có trình độ tiến sỹ trở lên; (iii) Có hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt nằm trong các

quận nội thành TP. Hồ Chí Minh. Khi chuyển sang TCTC trường cũng gặp một số khó khăn như quy mô phi chính quy giảm mạnh, phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy và mức thu học phí điều chỉnh tăng, ngành khó tuyển sinh phải hạ mức học phí để thu hút người học là các ngành kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp, thống kê toán. Về quy định của pháp luật còn chưa đồng bộ với quyền tự chủ nên trường phải làm việc với các bộ, ngành trung ương xin ý kiến, chủ trương như (bổ nhiệm nhân sự còn năng lực, trình độ được kéo dài tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật vào các vị trí quản lý, mua sắm xe ôtô, chi đầu tư...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)