5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Đa dạng hoá các nguồn tài chính
Nguồn thu của các trường là các khoản kinh phí nhận được không phải hoàn trả trực tiếp theo luật pháp mà dùng để triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Tuy nhiên, nguồn thu từ ngân sách nhà nước luôn theo định mức nhất định khiến cho các hoạt động của nhà trường sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là tăng nguồn thu cho nhà trường bằng việc đa dạng hoá các nguồn tài chính. Như đã đề cập ở trên, nguồn thu bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí từ người học theo quy định của Nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử; thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ và nguồn thu khác như tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Giải pháp đa dạng hoá nguồn tài chính được đề xuất cụ thể như sau:
Đối với nguồn thu từ NSNN, kinh phí cấp cho Trường ĐHCN có sự thay đổi qua các năm, tuy nhiên đây là nguồn kinh phí cần được duy trì ổn định của Nhà trường. Nhà trường cần đa dạng hóa nguồn kinh phí NSNN cấp thông qua chỉ tiêu tăng hằng năm, tìm kiếm, đề xuất các dự án đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động đào tạo, NCKH của nhà trường. Dự án nằm trong kế hoạch tổng thể trong kế hoạch trung, dài hạn và nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của ĐHQGHN.
Đối với nguồn thu sự nghiệp, nguồn học phí người học chiếm tỷ trọng cao nên nhà trường cần thực hiện thu đúng, đủ để duy trì sự ổn định tài chính. Thu đúng theo khung quy định học phí của Nhà nước đối với đào tạo hệ chuẩn, Thu đủ theo khả năng cảu người học, trong đó đặc biệt quan tâm đến đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23 của Bộ Giáo dục và đào tạo, với tỷ lệ hiện nay đạt 30 % quy mô đào tạo, cần tiếp tục mở rộng, chuyển đổi các chương trình đào tạo, chuyên ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, phù hợp, thích nghi với thị trường lao động trên cơ sở chất lượng đầu ra được kiểm định theo chuẩn khu vực, quốc tế để xác định mức thu phù hợp với chất lượng và gia tăng số lượng, tỷ lệ đào tạo chất lượng cao để tạo nguồn thu sự nghiệp ngày càng tăng lên. Tận dụng những đổi mới về cơ chế, chính sách cho phép của nhà nước trong đó có Nghị định 16/2015/NĐ-CP để huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho phép. Đa dạng hóa, các nguồn lực, các kênh và cách thức huy động, đặc biệt chú trọng đến việc huy động nguồn lực tài chính từ hoạt động dịch vụ đào tạo, dịch vụ nghiên cứu khoa học, các hoạt động liên doanh, liên kết…. để bù đắp sự giảm sút nguồn từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong thời gian tới, cần triển khai: Định hướng tuyển sinh gắn với ứng dụng thực tiễn, tạo sản phẩm KHCN, phát minh sáng chế đối với hệ sau đại học, lớp chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế; Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn nhu cầu phát triển của địa phương, giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương theo đơn đặt hàng, các nhiệm vụ, chương trình quốc gia như: Chương trình Tây Bức, Đề án An toàn thông tin đã được Chính phủ phê duyệt, …; Tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ các Đề tài, dự án hợp tác phát triển trong, ngoài nước, các nguồn tai trợ, viện trợ thông qua
chương trình hợp tác song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các Trường Đại học ký kết hợp tác với nhà trường.
Ngoài ra, nhà trường có thể tăng cường nguồn thu dịch vụ thông qua hoạt động liên doanh, liên kết trong nước, quốc tế về đào tạo, NCKH. Đặc biệt chú trọng liên kết và đào tạo công nghệ với các địa phương trên cơ sở cấp bằng, mở lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn cấp chứng chỉ đào tạo về lĩnh vực công nghệ.
Thứ hai, có chính sách huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp vào hoạt động của nhà trường
Bởi trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trong những trường đại học công lập chịu sự quản lý của Nhà nước nên để mở rộng nguồn thu, nhà trường cần đề xuất với Nhà nước đề án khuyến khích các tổ chức xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học bằng hình thức tài trợ hoặc đặt hàng.
- Với tư cách là người trực tiếp sử dụng sản phẩm đào tạo, nhà trường có thể xây dựng các chương trình khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo. Bởi khoản hỗ trợ này sẽ là chi phí sản xuất của doanh nghiệp nên họ cũng cần nhìn thấy kết quả “đầu tư” bằng những cam kết về chất lượng đầu ra cho nguồn nhân lực mà doanh nghiệp sẽ tuyển dụng. Ngoài ra, nhà trường cũng có thể thực hiện nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho một số nhu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp theo “đơn đặt hàng” và thu khoản phí chuyển giao công nghệ.
- Thành lập và phát triển các quỹ hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường. Nhà trường có thể xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các hiệp hội, các nhà hảo tâm xây dựng Quỹ, dành cho họ những ưu đãi như cho phép Quỹ mang tên doanh nghiệp, tổ chức xã hội hay cá nhân tài trợ. Các quỹ hướng tới mục tiêu khuyến học và thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức các sự kiện liên quan đến nghiên cứu khoa học, tìm kiếm tài năng trẻ để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia tài trợ và đóng góp vào nguồn thu của nhà trường.
Nhà trường cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế với các trường đại học ở nước ngoài thông qua các hoạt động trao đổi đào tạo, tổ chức NCKH. Mở rộng các hoạt động giao lưu như tổ chức hội thảo quốc tế về các lĩnh vực chuyên môn và kêu gọi các học giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu và xin tài trợ từ các quỹ nước ngoài.
Khuyến khích và hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện các dự án nghiên cứu dưới hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ theo Nghị định thư với các nước, hợp tác song phương, đa phương, tham gia các chương trình, đề tài dự án của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JB, JICA, UNDP,...
Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo để tăng các khoản thu ngoài NSNN Nhà trường cần thực hiện thường xuyên phát triển chương trình đào tạo. Hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhật tri thức mới và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Cùng với đó là hệ thống giáo trình, bài giảng luôn được đổi mới, theo chuẩn hoá hội nhập và tương ứng với sự đổi mới các phương pháp giảng dạy hiện đại. Ngoài ra, nhà trường cũng cần không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và các nhà khoa học. Sinh viên cũng cần có sự phân loại rõ ràng với hệ thống đánh giá khoa học, đảm bảo chuẩn đầu ra. Muốn có như vậy, nhà trường cần xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo phù hợp và thực hiện công khai hoá chất lượng đào tạo hàng năm. Các chương trình đào tạo được đa dạng hoá mang lại nhiều lựa chọn cho người học. Cho phép sinh viên được học nhiều văn bằng một lúc theo hình thức tín chỉ. Điều này cũng sẽ giúp tăng nguồn thu cho nhà trường. Việc nâng cao chất lượng đào tạo chính là căn cứ để thu hút người học vào các khoá, các cấp bậc và từ đó có thể mở rộng các khoản thu cho nhà trường.