Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Một số nhận xét

Luật Giáo dục đại học 2018 đã mở đường cho các ĐHCL được tự quyết định mức thu học phí nếu họ đảm bảo được các khoản chi thường xuyên, tức là giống với các trường hợp thí điểm tự chủ hiện nay. Cơ sở GDĐH phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khoá học và từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Nguồn tài chính cho GDĐH là khoản thu nhập dưới các hình thái giá trị khác nhau trong quá trình tạo lập các quỹ nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động giáo dục ở mỗi quốc gia. Nguồn kinh phí giúp các trường trong việc chi tiêu nội bộ như: (a) Chi thường xuyên của đào tạo: cho lương của cán bộ, giảng viên, chi phí quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, chi cung ứng dịch vụ, chi đầu tư phát triển; (b) Chi mua sắm và sửa chữa thiết bị: mua sắm, sửa chữa các thiết bị, phòng học, duy tu bảo dưỡng; (c) Chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học: nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo; (d) Chi đào tạo liên kết: Ở một số trường có các hoạt động liên kết

với các trường đại học khác trong cả nước hoạt một số các trường đại học quốc tế. Tuy nhiên, các nguồn thu được các trường mô tả khá minh bạch nhưng nguồn chi còn khá ít số liệu được công bố.

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư 36), với mục tiêu thực hiện công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 36 quy định công khai thu chi tài chính gồm: (a). Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục- Đối với các cơ sở giáo dục công lập: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai QLTC.

Với quan điểm coi GDĐH là một dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở những mức độ nhất định thì tác động của QLTC sẽ là tác động trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng thu hút, chất lượng dạy và học, do đó

- Cần có biện pháp QLTC chặt chẽ và có hiệu quả đối với các khoản chi thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu tư và chất lượng đào tạo.

- Cần có những chính sách, tiêu chí cho vay, hỗ trợ, trợ cấp cho các đối tượng đặc thù. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm các cơ chế góp vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập cũng như nghiên cứu khoa học…nhằm giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu nhưng vẫn đạt hiệu quả khai thác, sử dụng cao.

- Bản thân các trường đại học cần tự nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, tìm kiếm và phát huy các nguồn thu sẵn có thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ sinh viên trong quá trình theo học cũng như tốt nghiệp ra.

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy đối với bất kỳ một đơn vị, một tổ chức, một doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính là hoạt động trung tâm, hoạt động then chốt nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất, hạ tầng cơ sở để tổ chức tồn tại và phát triển, do vậy QLTC cần chứa đựng đầy đủ các quy định để các trường đại học có quyền quyết định trong hoạt động QLTC phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục hiện nay, tài chính nhà trường ngày càng trở nên quan trọng bởi lẽ tài chính ảnh hưởng quyết định đến việc mở rộng quy mô đào tạo, liên doanh, liên kết, thu hút nhân tài vật lực phục vụ cho quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục; nguồn lực chính hùng mạnh là yếu tố rất cơ bản, là điều kiện rất quan trọng, quyết định giúp trường nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, lôgic và thực tiễn.

Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu của Luận văn

Phương pháp duy vật biện chứng nghiên cứu sự vật hiện tượng liên quan đến quản lý tài chính ở trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN trong mối quan hệ qua lại. Trong đó, quản lý tài chính được thực hiện góp phần vào hiệu quả quản lý nhà trường và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị

Phương pháp duy vật lịch sử phân tích vấn đề trong một giai đoạn nhất định (cụ thể là 2016 – 2019), xem xét sự vận động của các sự vật, hiện tượng để tìm ra xu hướng, quy luật chung và logic của vấn đề.

Tiến trình nghiên cứu được bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn đặt ra. Sau đó, đặt ra mục tiêu nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Sau khi tiến hành nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề, luận văn tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu, đánh giá thành tựu và hạn chế công tác quản lý tài chính ở trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Các bước tiến hành nghiên cứu tương ứng như sau: Bước 1: Nghiên cứu tổng quan

Sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm làm rõ từng nội dung có liên quan đến đề tài luận văn đã được đề cập đến và giải quyết ở các công trình nghiên cứu trước đây.

Bước 2: Hệ thống hoá và xây dựng khung lý luận

Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, nêu vấn đề, khái quát hóa những lý luận và tổng hợp các nội dung lý thuyết có liên quan đến đề tài luận văn.

Bước 3: Phân tích thực trạng

Số liệu được tổng hợp từ trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN và các cơ quan khác. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan, một số trường không cung cấp đủ số liệu. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích (sơ đồ, biểu đồ, bảng) theo từng nội dung nghiên cứu để đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu và hạn chế trong quản lý tài chính tại trường thời gian qua

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Sử dụng phương pháp suy luận logic, khái quát hóa để đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế QLTC phù hợp đối với Đại học Công nghệ, ĐHQG có phân nhóm các giải pháp.

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

Luận văn tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, tài liệu thu thập gồm:

- Các tài liệu thống kê liên quan đến hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính của trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN đoạn 2016-2018.

- Các quyết định, quy chế, văn bản do Đại học Công nghệ, ĐHQGHN ban hành. - Các văn bản, quyết định, thông tư... của Bộ Giáo dục.

- Chiến lược, Luật, Nghị định và các văn bản của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ ban hành

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành; chuyên đề hội thảo, sách, báo và từ internet... đề cập đến công tác QLTC.

- Các tài liệu liên quan khác.

Luận văn thực hiện thống kê hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó. Luận văn nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại hệ thống báo cáo của các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, các bài báo và tài liệu tham hảo. Các nguồn thông tin như: sách, báo, các quyết định, chính sách của nhà nước; hệ thống phương tiện thông tin cũng được sử dụng và khai thác. Các báo cáo tài chính đã được công khai để sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác QLTC tại ĐHCN, ĐHQG đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu bổ sung và cập nhật thông tin (nếu có thể) giúp nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.

2.3. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu

Để phân tích xu hướng và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích. Trong cuốn luận văn này tác giả sử dụng phương pháp:

2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa cùng một số nội dung, tính chất tương tự nhau. Biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%).QLTC qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả QLTC, so sánh kết quả QLTC qua các năm.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu để so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm, các thời kỳ. Phương pháp này được sử dụng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của từng chỉ tiêu.

Để sử dụng phương pháp này cần xác định các vấn đề cơ bản sau:

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trước.

- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời gian một năm thường so sánh với cùng kì năm trước.

- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu.

2.3.2. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố. Cách thứ nhất là "số chênh lệch" cách thứ hai là thay thế liên hoàn.

Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của các nhân tố qua thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.

Đặc điểm và điều kiện của phương pháp thay thế liên hoàn:

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng.

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối của chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).

2.3.3. Phương pháp thống kê, mô tả

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình excell trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu đồ thị.

Các dữ liệu thu thập được có liên quan đến QLTC của ĐHCN, ĐHQG được đánh giá theo các nội dung báo cáo kết quả hàng năm. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về hoạt động tài chính của ĐHCN, ĐHQG để mô tả thực trạng QLTC và so sánh kết quả qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác QLTC. Từ đó, có những giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác QLTC tại ĐHCN, ĐHQG có căn cứ, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp

Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra được một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Trong luận văn sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có được cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu. Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại, tổng hợp và sắp xếp có hệ thống vào hệ thống các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chương trình Excel (hoặc các chương trình máy tính hỗ trợ khác phù hợp) và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, các yếu tố của hoạt động tài chính tại ĐHCN, ĐHQG. Kết hợp với các phương pháp phân tích sử dụng bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phân tích các thông tin, số liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về sự hình thành, phát triển của Trƣờng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) được thành lập ngày 25/5/2004 trên cơ sở phát triển khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN. Ngày 18/10/1999 (thành lập Khoa Công nghệ) được chọn là ngày Truyền thống của Trường ĐHCN. Trải qua chặng đường gần 20 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã khẳng định vị thế là một trong những trường đào tạo, nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật hàng đầu cả nước và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.

Thực hiện lộ trình hoàn thiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN, đặc biệt là phát triển các ngành định hướng công nghệ chuẩn bị cho sự ra đời của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)