Đánh giá chung về thực trạng QLTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 81 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

3.3. Đánh giá chung về thực trạng QLTC

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (Khóa VII) ngày 14 tháng 1 năm 1993 về “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia”, năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP về việc thành lập ĐHQGHN. Với tinh thần của Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993, ĐHQGHN được trao quyền chủ động cao, tiếp sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2001/NĐ-CP về ĐHQG và Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

16/2001/QĐ-TTg, ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐHQG phát triển với cơ chế được mở rộng quyền tự chủ. Thực hiện quyền tự chủ được Nhà nước giao, ĐHQGHN đã thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc, bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối, thống nhất và kiểm tra giám sát của ĐHQGHN và thúc đẩy liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, tạo thêm giá trị gia tăng để nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động.

Trường ĐHCN là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHQGHN, kết hợp chặt chẽ đào tạo và NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất...) và cơ sở vật chất - kỹ thuật (phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, phòng tập, sân bãi, hạ tầng công nghệ thông tin...) của ĐHQGHN. Trường ĐHCN chủ động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

Có thể nói, qua các năm 2016 - 2018, nhà trường luôn có số chênh lệch thu lớn hơn chi, mức chênh lệch ở mức trung bình và tăng qua các năm. Kết quả này cho thấy hoạt động của trường có hiệu quả và ngày càng phát triển, qua đó thu nhập của cán bộ giảng viên trong trường cũng tăng lên qua các năm. Về tổng thể nguồn tài chính của Trường tăng lên chủ yếu tăng do nguồn thu sự nghiệp mang lại. Đây là nhân tố cơ bản thúc đẩy “ vị thế “ tự chủ của nhà Trường tăng lên từ 60% ( năm 2016) lên 65% ( năm 2017) và gần 70 % (năm 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)