Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính (khoản chi)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 73 - 80)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính (khoản chi)

Trong xu hướng tăng chi cho sự nghiệp giáo dục, nội dung chi của nhà trường bao gồm hai nội dung chi cơ bản là chi từ nguồn NSNN cấp và chi từ nguồn

thu sự nghiệp tại đơn vị, căn cứ vào nội dung chi, cơ cấu sử dụng nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên được thể hiện thông qua bảng số liệu 3.4.

Bảng 3.4: Chi hoạt động thƣờng xuyên tại trƣờng ĐHCN

Đơn vị tinh: triệu đồng.

Năm

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền cấu (%) Số tiền cấu (%) Số tiền cấu (%) Tổng chi 55.389 100 61.606 100 78.078 100

Chi thanh toán cá nhân 24.454 44 27.844 45 32.420 42 Chi hành chính 3.089 6 3.835 6 4.099 6 Chi nghiệp vụ chuyên môn 13.432 24 13.854 23 17.726 23

Chi mua sắm sửa chữa

3.282 6 3.573 6 3.126 4

Chi thường xuyên khác

11.131 20 12.500 20 20.707 25

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính

Qua bảng báo cáo số liệu 3.4, ta thấy ngân sách cấp chi tiêu thường xuyên cho thanh toán cá nhân (như chi tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, học bổng, phúc lợi…) chiếm tỉ trọng lớn gần 50% trong tổng nguồn NSNN cấp cho trường cụ thể năm 2016 là 44 %, năm 2017 là 45%, năm 2018 là 42%. Số tiền NSNN cấp cho thanh toán cá nhân và chi nghiệp vụ chuyên môn đều tăng qua các năm, trong đó chi nghiệp vụ chuyên môn tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do trường được giao nhiệm vụ nhiều hơn, quy mô tuyển sinh của trường tăng thêm, mức độ trượt giá và các cơ chế, chính sách, định mức chi của nhà nước thay đổi và tăng thêm chủ yếu là để thực hiện cải cách tiền lương. Chi mua sắm sửa chữa đều tăng qua các năm, năm 2017 tăng 291 triệu đồng so với năm 2016. Cơ sở vật chất của trường được chỉnh

trang phục vụ chủ yêu hoạt động đào tạo, NCKH, …. của nhà trường, tạo nên cảnh quan văn hóa, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, cơ cấu theo nhóm mục chi của nhà trường còn chưa phù hợp, cụ thể:

Một là, chi thanh toán cá nhân còn nhiều và chưa phân bổ nguồn lực thực hiện các mục chi khác như chi hoạt động chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, …. góp phần cải thiện điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác thực hành, thực tập nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Hai là, do cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên đầu tư cho mua sắm sữa chữa duy trì ổn định và còn ít, chưa phù hợp với xu thế phát triển về quy mô đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, việc thay thế trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu, thuê cơ sở vật chất cần đặt ra đáp ứng với sự gi tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng phục vụ đối với sinh viên, nhất là sự hài lòng sinh viên chất lượng cao với mức thu phù hợp với chất lượng đào tạo đã cam kết của nhà trường.

Ba là, Chi nghiệp vụ chuyên môn cần tiếp tục tăng cường, trong đó hướng tới đổi mới quan trọng trong phương pháp giảng dạy, giáo trình, bài giảng, phương tiện giảng dạy, học tập cho sinh viên cần tiếp tục cải tiến, đầu tư, đáp ứng giảng dạy lĩnh vực công nghệ, đặc biệt trong xu hướng hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra.

Bốn là, trong thực tế nhu cầu sử dụng kinh phí theo định mức tăng lênhàng năm, do vậy trong việc cân đối sử dụng kinh phí cần tăng lên khi số lượng sinh viên cũng theo chiều hướng tăng lên, các khoản chi cần thiết trong công tác hành chính như: điện, nước, … ngày càng tăng lên. Đồng thời việc khấu hao tài sản, trang thiết bị cần tính tới nhằm tạo nguồn lực cho việc duy tu, bảo dưỡng và thay thế một phần trang thiết bị khi hết hạn sử dụng.

3.2.2.1. Chi hoạt động thường xuyên

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ được giao, theo các định mức đã được phê duyệt, các đơn vị triển khai công việc theo dự toán phê duyệt. Tỷ lệ giải ngân từ nguồn ngân sách đáp ứng được mục tiêu, tiến độ đề ra, đạt gần 98 % kinh phí thường xuyên được sử dụng ở kho bạc trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Công tác tiền công, tiền lương và thù lao: Nếu như năm 2016, tổng quỹ lương Nhà

trường chi trả là 24.454 triệu đồng thì năm 2017 con số này là 27.844 triệu đồng, năm 2018 là 32.420 triệu đồng. Nhờ có sự gia tăng của tổng nguồn thu, nên quỹ tiền lương vẫn đủ khả năng chi trả, không có hiện tượng chậm muộn tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ được duy trì ổn định như năm trước.

Việc chi trả vượt giờ, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ… còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với công sức giảng viên bỏ ra do đó không tạo được động lực để họ giành nhiều thời gian nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.

Chi thanh toán cá nhân dần tăng cao năm 2017 và năm 2018 là do nhà trường tuyển dụng thêm cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ để mở rộng quy mô phát triển của nhà trường mặt khác là tăng mức thu nhập cho cán bộ giảng viên.

Giai đoạn 2016 - 2018 khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn vẫn giữ ở mức ổn định mức độ tăng giảm không đáng kể. Cụ thể năm 2016 là 13.432 triệu chiếm 24%, năm 2017 là 13.854 triệu chiếm 23%, năm 2018, tăng lên là 17.726 triệu chiếm 23%.

Mua sắm sửa chữa cũng duy trì ở mức khoảng từ 4 - 6%, lượng tiền đầu tư cho mua sắm cũng tăng hàng năm. Năm 2016 là 3.282 triệu, năm 2017 là 3.573 triệu, năm 2018 là: 3.126 triệu. Việc này cho thấy nhà trường dần nâng cấp các thiết bị phục vụ đào tạo, mua sắm thiết bị như máy tính, máy in, sửa chữa giảng đường đảm bảo việc học, đầu tư mua sắm hệ thống máy chiếu và các thiết bị tin học để hiện đại hóa phòng học để phục vụ giảng dạy được hiệu quả.

Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng tương đối khoảng 20-25% và có xu hướng tăng, năm 2016 là 11.131 triệu, năm 2017 là 12.500 triệu, năm 2018 là 20.707 triệu.

Trong bối cảnh Trường ĐHCN được ĐHQGHN tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ chính trị trong đó chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy ngày càng cao. Số sinh viên trúng tuyển, nhập học năm 2017 đạt 1.263/923 sinh viên năm 2016. Trường đã ĐHQGHN phê duyệt bổ sung 27 chỉ tiêu năm 2017, nâng số cán bộ toàn trường năm 2017 tăng lên 246 cán bộ; chấp hành chính sách cải cách tiền lương của Nhà nước (tiền lương cơ sở tăng từ 1,21 triệu đồng/tháng năm 2016 lên mức 1,3 triệu đồng/tháng năm 2017).

Trong số những nhóm mục chi, chi hành chính và chi nghiệp vụ chuyên môn là nội dung luôn được quan tâm hàng đầu trong vấn đề quản trị đại học và các đơn

vị luôn đặt mục tiêu tiết kiệm. Năm 2017, tại Trường ĐHCN có tăng, chi phí hành chính ( chi phí dịch vụ công cộng, hội nghị, công tác phí, thuê mướn...), chi phí nghiệp vụ chuyên môn ( giảng dạy, nghiệp vụ, giáo trình..) tăng so với năm 2016. Tỷ lệ tăng của các nội dung chi này phù hợp với bối cảnh phát triển chung của Trường đồng thời phù hợp với quyết tâm của Trường trong việc kiên trì chiến lược phát triển ĐHCN theo hướng đại học nghiên cứu.

Nhóm mục chi cho cá nhân và chi khác tăng lên qua các năm là sự tăng lên tương ứng, phù hợp với sự gia tăng quy mô thực hiện nhiệm vụ và tỷ lệ gia tăng nguồn kinh phí tự chủ từ năm 2016-2018.

3.2.2.2. Chi hoạt động không thường xuyên (hoạt động KHCN, nhiệm vụ, đề tài, dự án đầu tư...)

Năm 2017-2018 tiếp tục áp dụng TT 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/04/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước cho các đề tài bắt đầu xây dựng dự toán trong năm 2016. Tuy nhiên, mức độ giải ngân kinh phí thực hiện đề tài KHCN còn thấp, nguyên nhân xuất phát từ sự chậm muộn, không đúng hạn của các chủ nhiệm trong việc thực hiện tiến độ đề tài theo hợp đồng.

Năm 2017, Nhà trường đã tiếp nhận dự án đầu tư của ĐHQGHN bao gồm: Dự án nâng cấp tầng 7 Nhà E3, với kinh phí đối ứng của nhà trường đầu tư: 1,7 tỷ đồng; Dự án Phòng học Thông minh với 20 phòng học được nâng cấp....

Học bổng gồm học bổng toàn phần, đối tượng chính sách, học bổng từng phần..., căn cứ vào khoản 4, Điều 1 của Nghị quyết 77/NQ-CP, Trường xây dựng chính sách học bổng khuyến khích học tập và hỗ trợ tín dụng cho sinh viên. Cụ thể là, các sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên nghèo, cận nghèo sẽ được miễn giảm 100% học phí theo quy định của Nhà nước và mức học phí của Trường sẽ được Trường cấp bù toàn bộ để đảm bảo các sinh viên thuộc đối tượng này được hưởng các chính sách bằng và hơn các Trường không tham gia thí điểm tự chủ. Mặt khác, Trường ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá cho các đối tượng chính sách, sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật và bị di chứng do ảnh hưởng của chất độc màu da cam.

Ngoài các đối tượng miễn, giảm học phí theo chính sách của Nhà nước, Trường đã xây dựng chính sách học bổng khuyến khích học tập dành cho sinh viên học tập xuất sắc, giỏi theo quy định và các sinh viên tài năng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm nêu trên. Đồng thời, liên kết với các Ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng sinh viên gắn liền với quá trình quản lý đào tạo của Trường.

Nhà trường đã xây dựng Quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên từ các nguồn: Trích 8% từ nguồn thu học phí đại học hệ chính quy để lập quỹ học bổng khuyến khích học tập theo quy định tại Thông tư 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học 2016-2017 Trường chi khoảng 1,3 tỷ đồng, năm 2017-2018 Trường chi 1,7 tỷ đồng, năm 2018-2019 Trường chi 2,9 tỷ đồng; Sử dụng nguồn thu từ lãi tiền gửi các Ngân hàng thương mại. Khoản lãi từ tiền gửi này sẽ bổ sung quỹ hỗ trợ học tập, học bổng cho sinh viên. Khoản lãi năm 2016 là 652 triệu đồng, khoản lãi năm 2017 là 748 triệu đồng, khoản lãi năm 2018 là 836 triệu đồng (sau khi đã thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành); Huy động cựu sinh viên, tổ chức doanh nghiệp khác tham gia đóng góp cho quỹ hỗ trợ sinh viên. Trên cơ sở nguồn học bổng và mức học phí hàng năm, Trường sẽ xây dựng chính sách học bổng và xác định mức học bổng cho sinh viên.

3.2.2.3. Tạo lập và phân phối các quỹ

Báo cáo thu – chi nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp của Trường Đại học Công nghệ tập hợp trong bảng 3.5 như sau:

Trong giai đoạn 2016-2018, nhà trường luôn có khoản chênh lệch thu lớn hơn chi, nhà trường sử dụng cho các mục đích sau:

Nộp NSNN, nộp cấp trên và các đơn vị có liên quan

Nhà trường sau khi sử dụng khoản chênh lệch thu lớn hơn chi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN: thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN, tiến hành nộp cấp trên các khoản trích chuyển theo quy định: chi phí nộp về Văn phòng, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện, Giáo dục TCTT, ANQP và các môn chung, ngoại ngữ theo hướng dẫn chung của ĐHQGHN.

Việc trích lập các quỹ gồm quỹ phúc lợi, khen thưởng, phát triển hoạt động sự nghiệp… trường tuân thủ đúng các quy định của nhà nước. Kinh phí hàng năm, sau khi thực hiện hoàn thành công việc, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… được trích lập vào các quỹ, đặc biệt duy trì và phát triển quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo, ổn định và gia tăng thu nhập, đời sống cán bộ, viên chức: Cùng với Công đoàn Trường, Ban Giám hiệu đã thực hiện việc thu, chi quỹ phúc lợi theo đúng những nguyên tắc: công khai dân chủ, công bằng và theo quy chế chi tiêu nội bộ nguồn này tập trung chủ yếu để hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Trường nhân dịp ngày lễ, tết và tổ chức đi nghỉ hè hàng năm.

Bảng 3.5: Chênh lệch thu – chi, giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu VND

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng thu 60.170 68.690 85.009

2 Tổng chi 55.389 61.606 78.078

3 Chênh lệch thu lớn

hơn chi 4.781 7.084 6.931

Nguồn: Báo cáo tài chính, Trường Đại học Công nghệ, 2016-2018, Hà Nội

Nhà trường đã sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả vào việc trích lập các quỹ: - Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Cụ thể hàng năm, đầu tư cải tạo, sửa chữa và thuê cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập với kinh phí 3,5 tỷ đ/năm. Riêng năm 2018, tiến hành đầu tư, cải tạo cơ sở mới tại số 8 Tôn Thất Thuyết, với 1.300 m2 sử dụng cho 12 phòng học chuẩn với tổng kinh phí đầu tư khoảng 5 tỷ đ.

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Nhà trường chi trả Thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ, với mức tăng liên tục từ năm 2016 đến 2018, cụ thể hệ số Y chi trả ở mức 2 triệu năm 2016, 2,5 triệu năm 2017 và 3,3 triệu năm 2018. Qua đó thu nhập cán bộ bình quân tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2016, đạt 16.475 triệu đ/tháng; năm 2017, đạt 17.796

triệu đ/tháng, năm 2018, đạt 20.760 triệu đ/tháng góp phần quan trọng cải thiện đời sống cán bộ, viên chức của Nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường sử dụng một phần quỹ dự phòng ổn định thu nhập dùng để hỗ trợ một số cán bộ đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động trong năm.

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Năm 2017, theo hiệu lực thi hành của Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc trích lâp quỹ phúc lợi, khen thưởng của Trường đã điều chỉnh giảm (từ 2,5 tháng tiền lương, tiền công năm 2016 xuống 2,0 tháng tiền lương, tiền công năm 2017, năm 2018 là 3,2 tỷ VND). Vì vậy, trích lập các quỹ nói chung trong năm 2017 và năm 2018 giảm so với năm 2016. Tuy nhiên, nhà trường đã xây dựng giải pháp để đảm bảo ổn định các mức chi phúc lợi của cán bộ, viên chức và các hoạt động tập thể như năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)