5. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra được một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Trong luận văn sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có được cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu. Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, phân loại, tổng hợp và sắp xếp có hệ thống vào hệ thống các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chương trình Excel (hoặc các chương trình máy tính hỗ trợ khác phù hợp) và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, các yếu tố của hoạt động tài chính tại ĐHCN, ĐHQG. Kết hợp với các phương pháp phân tích sử dụng bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phân tích các thông tin, số liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về sự hình thành, phát triển của Trƣờng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) được thành lập ngày 25/5/2004 trên cơ sở phát triển khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN. Ngày 18/10/1999 (thành lập Khoa Công nghệ) được chọn là ngày Truyền thống của Trường ĐHCN. Trải qua chặng đường gần 20 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã khẳng định vị thế là một trong những trường đào tạo, nghiên cứu về công nghệ, kỹ thuật hàng đầu cả nước và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế.
Thực hiện lộ trình hoàn thiện cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN, đặc biệt là phát triển các ngành định hướng công nghệ chuẩn bị cho sự ra đời của Trường ĐHCN, ngày 18/10/1999, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 1348/TCCB thành lập Khoa Công nghệ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Khoa CNTT và Khoa CN ĐT-VT thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành hai ngành thuộc Khoa Công nghệ. Ngay sau khi thành lập Khoa Công nghệ, ngày 19/10/2000, Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 536/TCCB thành lập Ban soạn thảo Đề án thành lập Trường Đại học Công nghệ.
Ngày 25/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 92/2004/QĐ-TTg thành lập Trường ĐHCN trên cơ sở khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN với hai nhiệm vụ chính được ghi trong quyết định thành lập là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”.
Từ năm 2004 đến nay, Trường ĐHCN ngày càng phát triển và giữ vững thương hiệu để đạt mục tiêu “Trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghệ
hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ” với khẩu hiệu hành động “Sáng tạo – Tiên phong – Chất lƣợng cao”. Qua từng năm, Trường ĐHCN dần từng bước củng cố và phát triển để tăng quy mô, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học-công nghệ, hợp tác quốc tế, phát triển đội ngũ cán bộ,… xây dựng Nhà trường khang trang hơn. Ngày 18/10/1999 được chọn là ngày truyền thống của Trường ĐHCN.
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Về chức năng, trường Đại học Công nghệ là cơ sở giáo dục ĐHCLtrực thuộc ĐHQGHN có chức năng: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Về nhiệm vụ, trường thực hiện gồm:
(i). Đào tạo: (+) Duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt nội dung đào tạo với nhu cầu xã hội, đảm bảo khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; (+). Phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường một cách linh hoạt, phù hợp với quy hoạch đào tạo của Đại Học Quốc Gia Hà Nội và xu hướng phát triển của xã hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chú trọng đào tạo tài năng, chất lượng cao; (+) Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo hướng xã hội hóa nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, mặt khác khai thác một cách hiệu quả tiềm năng phát triển của Trường( đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo đặt hàng của nhà tuyển dụng...).
(ii). Khoa học và công nghệ: (+) Quy hoạch hệ thống các phòng thí nghiệm và đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm sản phẩm khoa học công nghệ trọng điểm; (+) Tập trung phát triển một số sản phẩm khoa học có tầm ảnh hưởng cao ( sản phẩm quốc gia) nhằm khẳng định vi thế và tạo đà phát triển; (+) Xúc tiến thành lập phòng thí nghiệm hợp tác quốc tế nhằm gia tăng tiềm lực khoa học công nghệ và nhanh chóng tiếp cận trình độ quốc tế; (+) Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ để thực hiện các hoạt động tư vấn, chuyển giao
công nghệ , phối hợp phát triển sản phẩm ứng dụng , thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của cán bộ và sinh viên, thúc đẩy các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ (phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích).
(iii). Tổ chức , đội ngũ và quản trị đại học: (+) Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị đại học nhằm phát triển Trường Đại học Công nghệ theo mô hình đại học số hóa hiện đại; (+) Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao và chuyên nghiệp, phù hợp với quy mô đào tạo và nghiên cứu của Trường; (+) Từng bước triển khai mô hình tự chủ đại học phù hợp với mô hình, điều kiện và lộ trình của Đại học Quốc gia Hà Nội.
(iv). Hội nhập quốc tế: (+) Nâng cao mức độ quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đặc biệt là những chương trình đào tạo chất lượng cao, thu hút sinh viên quốc tế tới học tập, nghiên cứu tại Trường; (+) Tăng cường kết nối với các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, thu hút chuyên gia nước ngoài đến thỉnh giảng và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phối hợp với nước ngoài nhằm gia tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của Trường.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Trường ĐHCN hoạt động theo Quy định về Tổ chức hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 3568/QĐ-TCCB ngày 08/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN và Quy định của Hiệu trưởng Trường ĐHCN. Trường ĐHCN là cơ sở GDĐH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Theo đó, hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của trường; Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; Các phó Hiệu trưởng giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc Hiệu trưởng giao; Các phòng, ban chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý thường xuyên hoạt động của trường, gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Khoa học Công nghệ và hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Ban thanh tra, Trung tâm đảm bảo chất lượng.
Hình 3.1: Cơ cấu Tổ chức bộ máy Trƣờng Đại học Công nghệ
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Các khoa, bộ môn là các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên, học viên và các nhiệm vụ khác của trường được Hiệu trưởng nhà trường giao gồm: Khoa công nghệ thông tin, khoa điện tử viễn thông, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa. Trong các khoa có các bộ môn thuộc khoa. Bộ môn là đơn vị chuyên môn đào tạo, khoa học công nghệ của một hoặc một số chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa.
Các đơn vị nghiên cứu, triển khai trực thuộc trường: Trung tâm máy tính, Trung tâm nghiên cứu Điện tử Viễn thông, Trung tâm đào tạo Liên kết, Dịch vụ KHCN và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Công nghệ Tích hợp liên ngành giám sát hiện trường, Phòng Thí ngiệm Mục tiêu các hệ tích hợp thông minh, Phòng Thí nghiệm Mục tiêu Công nghệ Micro – Nano.
Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ cao thuộc hàng đầu của đất nước, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nghiêm túc trong
Đảng ủy
Hội đồng khoa học và đào tạo
Ban giám hiệu Hội đồng cố vấn Quốc tế
Đơn vị đào tạo:
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Điện tử Viễn thông
Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa
Đơn vị nghiên cứu, triển khai:
Trung tâm máy tính
Trung tâm nghiên cứu Điện tử Viễn thông
Trung tâm Đào tạo Liên kết, Dịch vụ KHCN và Chuyển giao tri thức
Trung tâm Công nghệ Tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường Phòng thí nghiệm Mục tiêu các hệ tích hợp thông minh
Phòng thí nghiệm Mục tiêu Công nghệ Micro - Nano
Đơn vị chức năng
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Đào tạo
Phòng Công tác Sinh viên Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế Phòng Kế hoạch – Tài chính
Ban thanh tra
Trung tâm đảm bảo chất lượng
hoạt động giảng dậy, say mê và thành công trong hoạt động nghiên cứu, đã bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ quản lỹ và phục vụ chuyên nghiệp và tận tụy. Đến nay, tổng số cán bộ công chức, viên chức cơ hữu là 247 cán bộ trong đó có 185 giảng viên, nghiên cứu viên và 64 cán bộ hành chính, phục vụ. Nhà trường luôn tự hào có đội ngũ cán bộ, giảng viên nghiên cứu viên trình độ cao có học vị tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 61%. Trong đó tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư đạt 19,5 %.
3.1.2.3. Quy mô đào tạo
Trường ĐHCN tiếp tục giữ vững và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo, đến nay Nhà trường tổ chức đào tạo 34 chương trình đào tạo (CTĐT), trong đó có 14 CTĐT đại học, 12 CTĐT thạc sỹ và 08 CTĐT tiến sỹ. Từ năm 2015 đến nay, Trường đã đề xuất và triển khai 6 chương trình đào tạo mới (5 bậc ĐH, 1 bậc thạc sĩ), trong đó có 02 chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23 có tiền đề từ chương trình Nhiệm vụ chiến lược đạt trình độ quốc tế của ĐHQGHN.
Đào tạo đại học, Trường tổ chức đào tạo 14 chương trình đào tạo trong đó: chất lượng cao theo Thông tư 23 (02), chuẩn quốc tế (02), chất lượng cao (01) và chương trình chuẩn (09) bên cạnh 04 chương trình bằng kép. Quy mô đào tạo chính quy là 3.000 sinh viên trong đó sinh viên thuộc các chương trình chuẩn quốc tế, chất lượng cao chiếm 12,58 % tổng quy mô đào tạo đại học chính quy.
Dựa vào nền tảng hai chương trình đào tạo thuộc đề án phát triển ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế (được ĐHQGHN đầu tư từ năm 2008, gọi là nhiệm vụ chiến lược), đã kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học ASEAN (viết tắt là AUN), Trường ĐHCN (ĐHCN) tiếp tục phát triển chương trình đào tạo Khoa học Máy tính và Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông trở thành chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng xã hội hóa đáp ứng thông tư 23 của Bộ GD&ĐT.
Năm 2017, Trường phát triển thêm ba chương trình đào tạo mới gồm Kỹ thuật máy tính, Công nghệ kỹ thuật xây dựng – giao thông và Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản. Đây là chương trình đầu tiên sinh viên có thêm lựa chọn ngoại ngữ ngoài tiếng Anh cũng như trong việc triển khai đào tạo phối hợp chặt chẽ và có chiều sâu với doanh nghiệp.
Trường tuân thủ quy trình xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đúng với quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của ĐHQGHN.
Đào tạo sau đại học, Trường tổ chức đào tạo 12 chương trình đào tạo thạc sĩ và 08 chương trình đào tạo tiến sĩ trong đó có 2 chương trình đào tạo chuẩn quốc tế (1 thạc sĩ, 1 tiến sĩ). Quy mô đào tạo bậc thạc sĩ là 297 học viên, bậc tiến sĩ là 75 nghiên cứu sinh, theo hình thức thi đánh giá năng lực đối với môn thi cơ bản. Có thể nói, công tác đào tạo sau đại học thực hiện tốt, chất lượng đào tạo giữ ổn định,
3.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
3.2.1. Quản lý các nguồn lực tài chính (nguồn thu)
Trường ĐHCN là trường đại học thành viên ĐHQGHN, chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN. Trường ĐHCN được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, trường áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quyết định của Giám đốc ĐHQGHN. Trường ĐHCN áp dụng chính sách thu - chi tài chính thống nhất qua một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính đảm nhiệm. Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Nhà trường trong công tác QLTC trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.
Phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trường theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ.
Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục NSNN, hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách.
Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Thống nhất xuyên suốt từ khâu lập - tạo nguồn thu - thực hiện chi luôn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy chế của trường đề ra. Cụ thể:
3.2.1.1. Về lập kế hoạch
Trên cơ sở Chiến lược phát triển ĐHCN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện đăng ký khung chỉ tiêu, kế hoạch nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 theo
hướng dẫn của ĐHQGHN. Thực hiện xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ triển khai toàn diện trên các mặt: tổ chức, hành chính quản trị, đào tạo, KHCN, kế hoạch tài chính và cơ sở vật chất,…. Được xây dựng trên cơ sở giao chỉ tiêu của ĐHQGHN; tổ chức đánh giá, tổng kết kết quả tình hình thực hiện thực hiện kế hoạch nhiệm vụ từng năm và sơ kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tiếp theo. Nhà trường cử cán bộ tham gia đầy đủ công tác hướng dẫn, tập huấn cấp ĐHQGHN về công tác kế hoạch