Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

NEU được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/1/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Ngày 22/5/1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 1/1965, Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, trường NEU được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là: (i). Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc. Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt

nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp; (ii). Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế; (iii). Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của NEU đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn. Bên cạnh đó, NEU có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), UNDP, Ngân hàng Thế giới (WB)... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.

Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, Trường đang nâng cấp hệ thống phòng học, trang bị các thiết bị hiện đại, soạn và xuất bản giáo trình và các tài liệu tham khảo, hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu, đổi mới và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có với những trang thiết bị hiện đại.

Hình 1.5. Cơ cấu nguồn thu của NEU

Nguồn: NEU

NEU có 20 khoa, 11 viện đào tạo và nghiên cứu, 7 trung tâm dịch vụ và 15 đơn vị phòng ban chức năng; với 940 giảng viên cơ hữu, hợp đồng dài hạn gồm 16 giáo sư, 132 phó giáo sư, 290 tiến sỹ và 457 thạc sỹ. Là một trong 6 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thực hiện thí điểm tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và đầu tư giai đoạn 2008-2012, nên từ năm 2008, trường đã thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên. Trước đó, học phí áp dụng theo khung của Nhà nước quy định, nguồn thu từ học phí chiếm 40%, còn 60% NSNN cấp. Giai đoạn ban đầu khi cắt nguồn thu NSNN đột ngột đã tác động rất lớn đến nguồn tài chính của trường. Để bù đắp nguồn thiếu hụt khi NSNN cắt chi thường xuyên, trường phải tăng nguồn thu từ hệ đào tạo phi chính quy, thu hoạt động dịch vụ, sau này tăng nguồn thu từ các chương trình tiên tiến, chất lượng cao, liên kết quốc tế và mở rộng nhiều hình thức đào tạo khác. NEU có đủ năng lực để chuyển qua tự chủ tài chính trên một số mặt như đảm bảo cơ sở vật chất tốt, có đội ngũ giảng viên tương đối mạnh (trên 37% có trình độ tiến sỹ trở lên), có các ngành học đang có nhu cầu thị trường và xã hội. Quá trình thực hiện thí điểm TCTC đã cho trường được quyền tự chủ về tuyển sinh, chủ động trong liên kết đào tạo, mở ngành, đa dạng hóa hình thức đào tạo, tăng nguồn thu từ học phí để tự bảo đảm chi thường xuyên, tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên lên 10% năm so với trước khi TCTC. Tuy nhiên, nguồn thu phần lớn nhờ

vào mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, cũng như nhiều trường ở Việt Nam cơ cấu nguồn thu từ NCKH và kết quả hoạt động khoa học còn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)