Thức của đối tượng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 81)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. thức của đối tượng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp

Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế phụ thuộc vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Chính sách, quy trình thanh tra kiểm tra ra đời là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách có khả năng thực thi trong thực tiễn cần phải có sự chấp hành tốt chính sách đó. Ý thức tham gia của đối tượng đóng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình quản lý công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Kết quả thể hiện tại bảng 3.14:

Bảng 3.14: Ý thức của đối tƣợng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

Tiêu chí Số ngƣời trả lời Tỷ lệ trả lời (%)

Biết rõ hình thức tự khai tự nộp 41 31,06

Hoàn toàn không biết 17 12,88

Biết khá rõ 16 12,12

Có biết nhưng không hiểu rõ 32 24,24

Không quan tâm 26 19,7

Tổng 132 100

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2015)

Bảng 3.14 và biểu đồ 3.6 nêu rõ ý thức của NNT khi tham gia hình thức tự khai tự nộp. Hầu hết NNT đều “biết rõ hình thức tự khai tự nộp”, tỷ lệ này Chiếm 31,06%. Tiêu chí “có biết nhưng không hiểu” Chiếm 24,24%, nguyên nhân là cá nhân NNT kê khai theo quy định của nhà nước, bộ phận kế toán của các đơn vị thường làm “hộ” đối với cá nhân có thu nhập cao.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Biều đồ 3.7: Ý thức của đối tượng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2015)

Nhìn chung, ý thức của NNT theo hình thức tự khai tự nộp còn chưa cao, do vậy mà hàng năm, Chi cục thuế luôn phải nhắc nhở NNT, truy thu thuế và cưỡng nợ thuế. Chính vì vậy, Chi cục cần xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại với NNT nhằm kết nối gần hơn với họ nhằm tuyên truyền vận động NNT có tinh thần tự giác hơn nữa, góp phần gia tăng NSNN cho địa phương, cống hiến cho cộng đồng.

3.4. Đánh giá kết quả đạt đƣợc, mặt hạn chế trongcông tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

3.4.1. Kết quả đạt được

- Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã dần hoàn hiện, đó là kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở doanh nghiệp về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra, thanh tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.

- Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế tự khai tự nộp đã góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các đối tượng người nộp thuế.

- Cùng với các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ, công tác kiểm tra, thanh tra thuế góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của NNT.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Cán bộ thuế tại Chi cục là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần nhiệt huyết với công việc, năng động tiếp cận nhanh với những vấn đề mới.

- Ý thức và trình độ hiểu biết của NNT ngày càng cao nên việc nắm bắt những nội dung mà cán bộ tuyên truyền, hỗ trợ giải đáp về thuế tự khai tự nộp, tư vấn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

3.4.2. Những hạn chế

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế tự khai tự nộp còn chưa nghiêm; Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở Thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật của NNT về thuế.

- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế tự khai tự nộp còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ;

- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở Thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo hình thức tự khai tợ nộp: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp luật cho NNT nhưng công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế vẫn còn có một số hạn chế nhất định như: Chưa phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyền, hỗ trợ phù hợp. Hình thức tuyên truyền hỗ trợ còn chưa phong phú. Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng có nội dung còn chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ đạo lý, bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, một số người nộp thuế chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Các hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng chậm so với tiến độ yêu cầu.

- Về công tác kê khai thuế: Chưa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp cũng như các vướng mắc của từng nhóm NNT trong kê khai; việc xây dựng và ban hành chế độ kế toán thuế làm cơ sở cho việc hiện đại hoá quy trình thu nộp, hạch toán theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đảm bảo chính xác, kịp thời còn chậm so với yêu cầu.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Nguồn lực dành cho công tác thanh tra còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Nhiều đơn vị chưa áp dụng phương pháp thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro; việc thu thập, khai thác thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế.

- Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Chức năng quản lý nợ trong mô hình quản lý thuế chưa phát huy hết hiệu quả. Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các bộ phận trong công tác quản lý, thu hồi nợ thuế và cưỡng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chế nợ thuế trong một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao như các biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ …

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số thủ tục hành chính về thuế còn phức tạp, trùng lắp và thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành, cơ quan các cấp dẫn đến việc quản lý thuế còn chưa hiệu quả, Chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn cao.

- Trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận NNT trên địa bàn còn chưa cao, tình trạng thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế vẫn thường xuyên xảy ra; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa bị dư luận lên án mạnh mẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

- Phương thức quản lý, trình độ quản lý thuế, năng lực cán bộ của một bộ phận cán bộ chưa theo kịp với việc chuyển đổi mô hình quản lý thuế theo chức năng. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức thuế, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chưa nắm bắt kịp kiến thức chuyên sâu về quản lý thuế, nhất là các lĩnh vực thu có liên quan đến yếu tố nước ngoài; khả năng phân tích, dự báo, xử lý dữ liệu về thuế, kiến thức về kế toán, phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế còn hạn chế nhưng chậm được đào tạo, bồi dưỡng.

- Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế trên địa bàn Thành phố Lai Châu còn chưa được thường xuyên, liên tục, do đó chưa quản lý chặt chẽ hết người nộp thuế. Thông tin về hoạt động kinh doanh của người nộp thuế trong một số trường hợp chưa được các tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý thuế.

- Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngành thuế còn thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

phát triển qua nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC

THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ LAI CHÂU

4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng và mục tiêu về công tác tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

4.1.1. Quan điểm, phương hướng

- Tham mưu cho UBND Thành phố tăng cường công tác phối hợp tăng thu cho NSNN.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các Thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vốn, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.

- Thông qua công tác quản lý thuế, kịp thời phân tích những biến động của nền kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh doanh để đánh giá nguồn thu, ổn định mức thu khoán cả năm cho các hộ kinh doanh để họ yên tâm làm ăn và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với NSNN.

- Thực hiện tốt quản lý thu đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu, chống lạm thu, phối hợp với các ngành hữu quan như Công an, Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm tăng cường chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Tăng cường cải tiến cơ chế quản lý thuế.

4.1.2. Mục tiêu

- Kiểm tra, thanh tra thuế là một chức năng chủ yếu của quản lý thuế, đặc biệt là khi áp dụng cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tính và tự nộp thuế. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế và tránh gây phiền hà, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NNT Chi cục Thuế xây dựng mục tiêu thanh tra, kiểm tra như sau:

+ Chuyển đổi từ thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào Chiều sâu theo mức độ vi phạm.

+ Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại trụ sở NNT sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế.

+ Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm như kinh doanh hàng hóa không nằm trong danh mục đăng ký kinh doanh, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc; các nhân vi phạm về thời gian, mức đóng, phương thức nộp thuế,…

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

4.2.1. Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp

- Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế. Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm: Chi cục thuế phải xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra vào đầu năm gồm thời gian thực hiện, đối tượng, tiến độ, kiểm tra tại cơ quan thuế hay trụ sở NNT,….

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Cải cách thủ tục hành chính thuế, công tác hiện đại hóa quản lý thuế và chính sách thuế các chính sách thuế luôn được sửa đổi, bổ sung hướng giảm dần nghĩa vụ thuế giảm thời gian khai thuế, nộp thuế cho Doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận, thực hiện chính sách mới và ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.

- Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế: Cơ quan Thuế sẽ xác định được chính xác tương đối mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN, tạo sự công bằng cho DN; khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế. Chiến lược nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của DN là hoàn toàn cần thiết, nhất là trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ của mình.

4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

- Xây dựng, triển khai đa dạng các phương pháp tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Đối tượng NNT hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau nên đòi hỏi mỗi đối tượng tiếp nhận thông tin tuyên truyền cần phân loại và xây dựng nội dung, phương pháp phù hợp.

- Tổ chức đối thoại thường xuyên với các đối tượng nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các "tuần lễ lắng nghe ý

kiến NNT". Hiện tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu chưa tổ chức các cuộc

đối thoại trực tiếp từ phía NNT, đây là cơ hội cơ quan thuế biết nguyện vọng và lắng nghe ý kiến khách hàng, từ đó xem xét trong khâu thanh tra kiểm tra có thiếu sót cần bổ sung trong lần thanh tra kiểm tra tiếp theo. Đồng thời tuyên tuyền, phổ biến lợi ích của các đối tượng nộp thuế với nghĩa vụ của mình.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nâng cao chất lượng hướng dẫn, hỗ trợ tại cơ quan thuế. Để nâng cao được chất lượng đòi hỏi cán bộ thuế phải được trang bị các kiến thức về thuế, pháp luật, các kỹ năng xử lý tình huống, bên cạnh đó thái độ tư vấn phải nhiệt tình, vui vẻ phục vụ NNT, bởi cơ quan thuế là nơi thực hiện các dịch vụ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)