Bài học kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ

tự khai, tự nộp cho Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo phương thức điện tử cho các đối tượng nộp thuế, bài học này áp dụng của Chi cục thuế Thành phố Hà Nội

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo tháng; không kiểm tra theo quý như các kỳ trước, như vậy vừa răn đe các đối tượng nộp thuế lại vừa đảm bảo chống thất thu thuế cho nhà nước, bài học này áp dụng của Chi cục thuế Thừa Thiên Huế.

Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai thuế tự khai tự nộp nhằm chống gian lận trong kê khai và tránh thất thu thuế.

Bốn là,đối với các trường hợp trốn thuế nên đưa ra các danh sách các đối tượng NNT trốn, công khai trên website của Chi cục.

Năm là, phối hợp với các cơ quan, sở ban ngành cùng kiểm tra thanh tra thuế tự khai tự nộp.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu, câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết là:

- Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu trong thời gian qua như thế nào?

- Ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu như thế nào?

- Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu trong thời gian qua là gì?

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu cần có những định hướng và giải pháp chủ yếu nào trong thời gian tới?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu, thông tin được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và khách quan. Các thông tin, số liệu liên quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp được thực hiện từ năm 2013-2015.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Báo cáo nội bộ cơ quan thuế của Thành phố Lai Châu theo năm; Tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước; báo, tạp chí thuế; đồng thời thu thập, tổng hợp kết quả đóng thuế của các đơn vị, định hướng chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước về kê khai thuế.

Số liệu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Lai Châu; số liệu tại cục thuế Thành phố Lai Châu; Cục thống kê tỉnh Lai Châu, Chi cục thống kê Thành phố Lai Châu; Phòng kinh tế Thành phố Lai Châu, Phòng tài chính Thành phố Lai Châu; Chi cục thuế Thành phố Lai Châu và một số cơ quan có liên quan.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

a. Chọn mẫu nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu từ các đối tượng nộp thuế, tác giả điều tra chọn mẫu theo số lượng đối tượng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp. Áp dụng công thức Slovin [10]:

n =

N 1+N.e2 Trong đó:

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

n: Số mẫu N: Tổng thể

e: sai số cho phép (chọn e=5%)

Theo dữ liệu Chi cục thuế ghi chép lại các đối tượng đã tự nguyện nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp trên địa bàn Thành phố Lai Châu có tổng số N = 197 người, chọn e = 0,05. Áp dụng công thức Slovin tính được n= 132 người, tương ứng với 132 phiếu thu về, trong đó có 45 doanh nghiệp và 87 cá nhân chịu thuế.

b. Đối tượng điều tra:

Đối tượng nộp thuế là các cá nhân, tổ chức phải chịu thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế theo hình thức tự khai tự nộp.

c. Phương pháp phỏng vấn (Kèm phiếu điều tra):

Tiến hành phỏng vấn sâu tại tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu với ban lãnh đạo như: Giám đốc, phó giám đốc, cán bộ thu nhằm:

- Đánh giá hoạt động thu thuế của các đối tượng nộp thuế theo hình thức tự khai tự nộp tại tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu.

- Những Thành tích đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục và quan điểm của các chuyên gia về hướng giải quyết trong thời gian tới để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu.

Phỏng vấn một số cá nhân, tổ chức để thấy được tác động của nền kinh tế đến việc làm, thu nhập của người lao động. Từ đó, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát một số đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân thu nhập cao) tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận.

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Để tổng hợp, hệ thống hoá và phân tích các tài liệu điều tra tôi sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tôi tiến hành so sánh: Số thu, số tổ chức, đơn vị nộp thuế theo cơ chế tự khai tự nộp qua các năm.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới.

c. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng phát triển của kinh tế tại địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu qua đó thấy được những ưu - nhược điểm của quy trình, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Phương pháp thống kê mô tả, được dùng để đánh giá sự tăng trưởng các đối tượng nộp thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp đã triển khai qua các năm, xem xét mức độ đạt được trong từng thời kỳ bằng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và số tương đối.

d. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu.

e. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về thu BHXH thành phố Việt Trì theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Äi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: Äi = yi-y1 , i=2,3…. Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

- Tốc độ phát triển liên hoàn (ti):

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó. Công thức tính:

ti= ; i=2,3,….n Trong đó:

y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó

- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: Ti =

Trong đó:

yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển bình quân ( )

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. T2, t3, t4…tn

Công thức tính: =

hoặc: = =

Trong đó:

t2, t3, t 4, … t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i.

Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Số lượng đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân) theo cơ chế tự khai-tự nộp;

- Số lượng đối tượng nộp thuế vi phạm đối tượng nộp thuế; - Số thuế truy thu và phạt đối tượng nộp thuế;

- Tỷ lệ % đối tượng nộp thuế vi phạm;

- Tỷ lệ % hoàn Thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp;

- Tốc độ tăng thu thuế từ đối tượng nộp thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp; - Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Lai Châu;

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ công chức tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu;

- Chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế;

- Chỉ tiêu đánh giá về ý thức của đối tượng nộp thuế;

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ LAI CHÂU 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát thành phố Lai Châu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thành phố Lai Châu trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh Lai Châu, được Thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2013 theo Nghị định số 131/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ quyết định Thành lập Thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ 7.077,44 ha diện tích tự nhiên, 52.557 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã của Thị xã Lai Châu, gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong) và 2 xã (Nậm Loỏng, San Thàng ) [11].

Về vị trí địa lý: Địa giới hành chính Thành phố Lai Châu: Đông và

Nam giáp huyện Tam Đường; Tây giáp huyện Sìn Hồ; Bắc giáp hai huyện Phong Thổ và Tam Đường. Sau khi Thành lập Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu có 906.880 ha diện tích tự nhiên và 414.140 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: Thành phố Lai Châu và các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn) và 108 đơn vị hành chính cấp xã (5 phường, 7 thị trấn và 96 xã) [11].

Về tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên (2006) là 7.017,58 ha,

Chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Có 04 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng: chè, cây ăn quả và phát triển rừng [11].

Về du lịch: Thành phố Lai Châu là vùng đất vốn có truyền thống

cách mạng và lịch sử văn hoá. Có hệ sinh thái đa dạng, nhiều hang động trên dãy Pu Sam Cáp - Nùng Nàng và khu vực Tả Gia Khâu xã Nậm Loỏng. Thành phố có nhiều dân tộc anh em chung sống tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú.

Về giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối

từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. [11].

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế đạt 27,5%/năm, đạt 91,8% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế ngành: Thương mại - Dịch vụ Chiếm 55%; Công nghiệp - Xây dựng Chiếm 38%; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Chiếm 7%.Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,8 triệu đồng/người/năm, đạt 141,3% kế hoạch.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Lai Châu năm 2015

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Thành phố Lai Châu)

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 7.152,16 tấn, đạt 187,35% kế hoạch. Tổng diện tích chè đạt 619,134ha (Diện tích chè kinh doanh là 582,65ha, trong đó có 84,8ha chè là diện tích chè xâm canh; diện tích chè trồng mới 36,494 ha), sản lượng chè đạt 6.766,24 tấn; duy trì và phát triển diện tích cây thảo quả đạt 32,93ha. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2013-2015 đạt 317 tỷ đồng; riêng năm 2015 đạt 121 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt 2,17 triệu USD đạt 108,5% kế hoạch [3].

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhìn chung, điều kiện kinh tế của Thành phố Lai Châu tương đối phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang dịch vụ Chiếm tỷ trọng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các Thành phần kinh tế có điều kiện phát triển.

3.1.1.3. Điều kiện xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,83%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 12,8%, đạt 101,56% KH [3]

- Duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; phổ cập giáo dục THCS; xây dựng 11 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 18 trường [3]

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,84%, đạt 158,78% KH; giải quyết việc làm cho 5.102 lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn (lũy kế) đạt trên 80,91%, đạt 101,14% KH; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 77%, đạt 102,45% KH [3]

- 100% mặt đường giao thông nông thôn được cứng hoá. - 100% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.

- 97% số bản, tổ dân phố, 96% số hộ gia đình và 95% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá, vượt kế hoạch đề ra.

- Triển khai xây dựng nông thôn mới tại 02 xã, trong đó: Xã San Thàng đạt 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% KH.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 25,61%, đạt 102,44% KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)