Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 40)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Số lượng đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ cá thể, cá nhân) theo cơ chế tự khai-tự nộp;

- Số lượng đối tượng nộp thuế vi phạm đối tượng nộp thuế; - Số thuế truy thu và phạt đối tượng nộp thuế;

- Tỷ lệ % đối tượng nộp thuế vi phạm;

- Tỷ lệ % hoàn Thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp;

- Tốc độ tăng thu thuế từ đối tượng nộp thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp; - Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Lai Châu;

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ công chức tại Chi cục thuế Thành phố Lai Châu;

- Chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế;

- Chỉ tiêu đánh giá về ý thức của đối tượng nộp thuế;

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THEO CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CHI CỤC THUẾ

THÀNH PHỐ LAI CHÂU 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Khái quát thành phố Lai Châu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thành phố Lai Châu trung tâm văn hóa - chính trị của tỉnh Lai Châu, được Thành lập ngày 27 tháng 12 năm 2013 theo Nghị định số 131/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ quyết định Thành lập Thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở toàn bộ 7.077,44 ha diện tích tự nhiên, 52.557 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã của Thị xã Lai Châu, gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong) và 2 xã (Nậm Loỏng, San Thàng ) [11].

Về vị trí địa lý: Địa giới hành chính Thành phố Lai Châu: Đông và

Nam giáp huyện Tam Đường; Tây giáp huyện Sìn Hồ; Bắc giáp hai huyện Phong Thổ và Tam Đường. Sau khi Thành lập Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu có 906.880 ha diện tích tự nhiên và 414.140 nhân khẩu, 8 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: Thành phố Lai Châu và các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn) và 108 đơn vị hành chính cấp xã (5 phường, 7 thị trấn và 96 xã) [11].

Về tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên (2006) là 7.017,58 ha,

Chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Có 04 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng: chè, cây ăn quả và phát triển rừng [11].

Về du lịch: Thành phố Lai Châu là vùng đất vốn có truyền thống

cách mạng và lịch sử văn hoá. Có hệ sinh thái đa dạng, nhiều hang động trên dãy Pu Sam Cáp - Nùng Nàng và khu vực Tả Gia Khâu xã Nậm Loỏng. Thành phố có nhiều dân tộc anh em chung sống tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú.

Về giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối

từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà. [11].

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế đạt 27,5%/năm, đạt 91,8% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế ngành: Thương mại - Dịch vụ Chiếm 55%; Công nghiệp - Xây dựng Chiếm 38%; Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Chiếm 7%.Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,8 triệu đồng/người/năm, đạt 141,3% kế hoạch.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Lai Châu năm 2015

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Thành phố Lai Châu)

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 7.152,16 tấn, đạt 187,35% kế hoạch. Tổng diện tích chè đạt 619,134ha (Diện tích chè kinh doanh là 582,65ha, trong đó có 84,8ha chè là diện tích chè xâm canh; diện tích chè trồng mới 36,494 ha), sản lượng chè đạt 6.766,24 tấn; duy trì và phát triển diện tích cây thảo quả đạt 32,93ha. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2013-2015 đạt 317 tỷ đồng; riêng năm 2015 đạt 121 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt 2,17 triệu USD đạt 108,5% kế hoạch [3].

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhìn chung, điều kiện kinh tế của Thành phố Lai Châu tương đối phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang dịch vụ Chiếm tỷ trọng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các Thành phần kinh tế có điều kiện phát triển.

3.1.1.3. Điều kiện xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,83%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 12,8%, đạt 101,56% KH [3]

- Duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1; phổ cập giáo dục THCS; xây dựng 11 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 18 trường [3]

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,84%, đạt 158,78% KH; giải quyết việc làm cho 5.102 lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn (lũy kế) đạt trên 80,91%, đạt 101,14% KH; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 77%, đạt 102,45% KH [3]

- 100% mặt đường giao thông nông thôn được cứng hoá. - 100% hộ dân được sử dụng điện lưới Quốc gia.

- 97% số bản, tổ dân phố, 96% số hộ gia đình và 95% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá, vượt kế hoạch đề ra.

- Triển khai xây dựng nông thôn mới tại 02 xã, trong đó: Xã San Thàng đạt 19/19 tiêu chí, đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% KH.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 25,61%, đạt 102,44% KH.

- 90% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt kế hoạch [3]

3.1.2. Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Theo Quyết định số 4172/QĐ-BTC ngày 16/12/2004 về việc Thành lập Chi cục Thuế thị xã Lai Châu. Đến năm 2014 đổi tên Thành Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu theo Quyết định số 470/QĐ-BTC ngày 11/3/2014 Về việc đổi tên Chi cục Thuế Thị xã Lai Châu Thành Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu trực thuộc Cục Thuế tỉnh Lai Châu.

Tên giao dịch: Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu Đơn vị quản lý: Cục Thuế tỉnh Lai Châu

Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, phường Quyết Tiến, Thành phố Lai Châu

Điện thoại, Fax: 02313.876.094 Email: mb\cctlchau.lch

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

* Vị trí, chức năng

- Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn

- Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

+ Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

+ Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai, hoàn thếu, miễn thếu, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

+ Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

+ Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

+ Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

* Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Thành phố Lai Châu

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Theo đó, Chi cục Thuế Thành phố Lai Châu có một Chi cục trưởng và hai Chi cục phó với nhiệm vụ và chức năng như sau:

CỤC TRƢỞNG CỤC THUẾ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục thuế Thành phố Lai Châu

(Nguồn: Chi cục thuế Thành phố Lai Châu)

Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và ấn chỉ thuế của Cục Thuế hàng năm;

- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục, ấn chỉ thuế;

- Rà soát nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị thuộc Cục Thuế soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục thuế chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị của lãnh đạo Cục Thuế;

- Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Trực tiếp tổ chức in, cấp phát, quyết toán ấn chỉ thuế thuộc quản lý của Cục Thuế;

- Quản lý tài chính của Cục Thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của cơ quan Cục Thuế; thẩm tra báo cáo quyết toán tài chính năm của các Chi cục Thuế; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính toàn Cục Thuế; thông báo quyết toán tài chính năm được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục Thuế;

- Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế sắp xếp tổ chức bộ máy Cục Thuế và Chi cục Thuế theo đúng Chiến lược cải cách hệ thống thuế; tinh giảm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả quản lý thuế;

- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thuế và chế độ quản lý công chức thuế: tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, sắp xếp, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nâng lương, nâng ngạch, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật, hưu trí, thôi việc... trong toàn Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, của ngành và phân cấp quản lý;

- Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Cục Thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ trong phạm vi toàn Cục Thuế theo quy định;

Đội tuyên truyền thu nợ

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, Thành phố;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)