5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế tự khai tự nộp còn chưa nghiêm; Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở Thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
- Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật của NNT về thuế.
- Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế tự khai tự nộp còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ;
- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
giữa quyền lợi của nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở Thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.
- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo hình thức tự khai tợ nộp: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp luật cho NNT nhưng công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế vẫn còn có một số hạn chế nhất định như: Chưa phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyền, hỗ trợ phù hợp. Hình thức tuyên truyền hỗ trợ còn chưa phong phú. Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng có nội dung còn chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ đạo lý, bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, một số người nộp thuế chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Các hình thức tuyên truyền điện tử đã triển khai nhưng chậm so với tiến độ yêu cầu.
- Về công tác kê khai thuế: Chưa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp cũng như các vướng mắc của từng nhóm NNT trong kê khai; việc xây dựng và ban hành chế độ kế toán thuế làm cơ sở cho việc hiện đại hoá quy trình thu nộp, hạch toán theo dõi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đảm bảo chính xác, kịp thời còn chậm so với yêu cầu.
- Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Nguồn lực dành cho công tác thanh tra còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Nhiều đơn vị chưa áp dụng phương pháp thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro; việc thu thập, khai thác thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn hạn chế.
- Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Chức năng quản lý nợ trong mô hình quản lý thuế chưa phát huy hết hiệu quả. Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các bộ phận trong công tác quản lý, thu hồi nợ thuế và cưỡng
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
chế nợ thuế trong một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao như các biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên, bán đấu giá tài sản; thu tiền, tài sản của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ …