Kinh nghiệm của một số Thành phố trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 29 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự

1.2.1. Kinh nghiệm của một số Thành phố trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Cục thuế Thành phố Hà Nội

Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, năm 2015, thu ngân sách do đơn vị thực hiện đạt 147.290 tỷ đồng, vượt 14,2% so với dự toán, tăng 24,5% so với năm 2014. Trong đó, kết quả thu nợ được 9.758 tỷ đồng, số nợ về thuế, phí trên địa bàn Thành phố giảm 11,5% so với thời điểm 31/12/2014 [8]. Để đạt được kết

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

quả trên, Cục Thuế TP. Hà Nội đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, lấy sự hài lòng của NNT là mục tiêu chính để cải cách thủ tục hành chính.

Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu, các bước công việc trong công tác quản lý thuế, qua đó xác định rõ được trách nhiệm của từng bộ phận, từng người, từ đó ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Cơ quan thuế tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT, đảm bảo đầy đủ, chính xác, có tính liên kết, tích hợp, hệ thống và lịch sử; đặc biệt hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế; nghiên cứu và đẩy mạnh phát triển các công cụ, phần mềm hỗ trợ, các ứng dụng công nghệ thông minh trong triển khai công việc.

Bên cạnh đó, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ để NNT biết, hiểu và đồng thuận thực hiện đúng chính sách thuế; đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền theo phương thức điện tử; tăng cường hỗ trợ theo loại hình, đối tượng… tôn vinh NNT thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế.

Cục Thuế TP. Hà Nội tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế, quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

“Cục Thuế TP. Hà Nội thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của NNT, luôn lắng nghe và thu thập thông tin từ phía NNT để xác định nguyên nhân nợ thuế, có giải pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhằm Chia sẻ, hỗ trợ giúp NNT vượt qua khó khăn, sớm hoàn Thành nghĩa vụ với NSNN; thường xuyên rà soát, kiến nghị, tham mưu với UBND Thành phố, Bộ Tài chính cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ thuế; thực hiện tốt các chính sách

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

miễn, giảm, gia hạn về thuế của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ

doanh nghiệp” - bà Huyền cho biết thêm. [8]

Song song đó, Cục Thuế TP. Hà Nội kiến nghị, tham mưu với Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính những vướng mắc về chính sách thuế. Cụ thể như: Kiến nghị cho phép xuất lẻ hóa đơn với các doanh nghiệp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kiến nghị về giải quyết không tính tiền chậm nộp với các đơn vị thi công công trình vốn ngân sách nhà nước nhưng là nhà thầu phụ…

Với những hỗ trợ từ phía cơ quan thuế, đại đa số NNT chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến nợ thuế kéo dài. Vì vậy, với những DN chây ỳ, Cục Thuế TP. Hà Nội đã và đang áp dụng quyết liệt các biện pháp cưỡng chế tài khoản và hóa đơn theo quy định. Đồng thời, cơ quan thuế tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo, đài công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những đơn vị nợ thuế kéo dài, đặc biệt là các dự án nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất lâu ngày, số nợ lớn hoặc đã được UBND TP. Hà Nội quyết định gia hạn nhưng không chấp hành nộp đúng thời hạn.

Việc Cục Thuế TP. Hà Nội triển khai các giải pháp trong công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế đã đạt được hiệu quả tích cực, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, tác động tích cực đến các doanh nghiệp nợ thuế khác tự giác nộp số thuế nợ đọng.

Năm 2016, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ bên cạnh việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho NNT, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục công khai đợt III năm 2016 danh sách 148 đơn vị nợ thuế đến ngày 31/1/2016 với tổng số tiền nợ 333,4 tỷ đồng. Trong đó có 9 dự án nợ tiền thuê đất trên 49 tỷ đồng và 139 doanh nghiệp nợ thuế, phí 284,3 tỷ đồng [8]; Chi tiết danh sách các

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đơn vị nợ thuế cũng được Cục Thuế TP. Hà Nội đăng tải công khai tại mục “tin tức” và “thông báo” trên cổng thông tin điện tử của Cục Thuế tại [9].

Cục Thuế TP. Hà Nội cũng khuyến cáo các chủ dự án, doanh nghiệp thu xếp nguồn tài chính nộp vào NSNN trước khi cơ quan thuế công khai danh sách nợ hoặc áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của cục thuế Thừa Thiên Huế

Để công tác quản lý thuế phù hợp với cơ chế quản lý thuế mới, từ chỗ cơ quan thuế chủ động tính thuế, thông báo cho NNT số thuế phải nộp hàng tháng chuyển sang cơ chế doanh nghiệp, NNT tự khai, tự nộp, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế - đã chủ động đưa ra những giải pháp để quản lý, kiểm soát tốt các khoản thu, nguồn thu và đặc biệt là các biện pháp chống thất thu NSNN.

Để nâng cao công tác quản lý thuế, cục thuế đã chủ động khai thác, đưa các chương trình ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế, qua đó thu thập thông tin DN từ khi nộp tờ khai và nộp thuế. Do rà soát ngay từ khâu kê khai, cơ quan thuế đã bổ sung thêm nhiều tín hiệu nghi vấn trên hồ sơ kê khai thuế, từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý để tiến hành phân tích thông tin chuyên sâu về kê khai thuế, phát hiện kịp thời những dấu hiệu kê khai bất thường và tiến hành xử lý theo Luật Quản lý thuế. “Qua nghiên cứu, phân tích, chúng tôi đã chọn lọc ra các DN có dấu hiệu nghi vấn để tiến hành kiểm

tra đối với DN có dấu hiệu kê khai thuế không trung thực, gian lận về thuế”,

ông Kiên cho hay [7].

Đối với tờ khai thuế GTGT, hàng tháng, bộ phận kiểm tra giám sát kê khai thực hiện đối Chiếu doanh số, thuế kê khai với bảng kê hóa đơn, so sánh với các tháng trước, kiểm tra việc phân bổ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT, kiểm tra thuế suất của các mặt hàng, các biểu hiện tăng giảm theo thời vụ, thời điểm có biến động giá với một số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, sắt thép, phân bón, tân dược, lương thực...

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

“Phân tích tờ khai tập trung vào việc so sánh số liệu DN đã kê khai với quy mô, năng lực kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế; so sánh với số liệu các kỳ trước, với cùng kỳ; xem xét các tín hiệu về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của các DN. Đối với những trường hợp kê khai bất hợp lý, nghi ngờ gian lận thuế, bán hàng không xuất hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn khống thì bộ phận kiểm tra đề xuất tiến hành kiểm tra chống thất thu kịp thời theo từng lĩnh vực hoặc từng mặt hàng. Đối với tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng tôi thực hiện kiểm tra giám sát kê khai theo từng quý. Bộ phận kiểm tra dựa vào kết quả thực hiện của quý trước, của cùng kỳ và tình hình tăng trưởng kinh tế để chọn ra các tờ khai bất hợp lý, có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu giảm”, ông Kiên Chia sẻ.

Tăng cường thanh, kiểm tra để chống thất thu

Cùng với việc thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, thời gian qua Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở DN, đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế. Cụ thể, cục thuế đã bổ sung nguồn lực, phát huy đúng vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu thuế, tăng thu ngân sách và tác động tích cực đến công tác thu nộp ngân sách ở các DN; quán triệt và nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho từng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế; phối hợp các bộ phận, các ngành liên quan để khai thác thông tin, thu thập thông tin, từ đó có định hướng và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đúng và có chất lượng cao.

Ngoài việc rà soát các đối tượng có rủi ro cao về thuế, phối hợp với các ban ngành trong tỉnh để tăng cường các biện pháp chống gian lận thương mại, trốn thuế, cơ quan thuế cũng tiến hành phân tích, đánh giá báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính hàng năm kết hợp kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của các DN có dấu hiệu kê khai thiếu thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Các biện pháp đã áp dụng trong kiểm tra thuế nổi bật nhất, có hiệu quả nhất mà cục thuế đã thực hiện là tập trung phân tích, đánh giá báo cáo quyết toán thuế, báo cáo tài chính kết hợp kiểm tra hồ sơ kê khai thuế các DN có dấu hiệu kê khai thiếu thuế, lập kế hoạch kiểm tra theo từng yếu tố tại cơ sở kinh doanh. Nhờ việc phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật hồ sơ kê khai của các đối tượng nộp thuế nên kế hoạch thanh, kiểm tra đối với DN rất sát với tình hình thực tế, phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý thu thuế. Hiệu quả ngày càng nâng cao tính tuân thủ, tự giác thực thi các luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp tại chi cục thuế thành phố lai châu​ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)