hiệu Mobifone
Hoạt động xúc tiến có tầm quan trọng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động. Thông qua những hoạt động nay để quảng bá hình ảnh và khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến mang lại hiệu quả cao như: quảng cáo, khuyến mại, hoạt động truyền thông PR, tiếp thị…Để thực hiện tốt các công việc này, công ty Mobifone cần tiến hành nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng mục tiêu phục vụ cho việc xây dựng nội dung và công tác truyền thông cho gói cước mới. Một hoạt động xúc tiến bán hàng cần được chú trọng hơn nữa là việc tham gia các hội chợ, triển lãm lớn về Viễn thông trong và ngoài nước.
Công ty cần có một chiến lược xúc tiến bài bản, xây dựng các chương trình quảng cáo, PR… thống nhất trên phạm vi toàn quốc để tránh chồng chéo giữa các chương trình và nâng cao tính cạnh tranh của các chương trình. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển thương hiệu một cách đồng bộ, nhất quán với sứ mệnh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là một chiến lược tất yếu khi công ty đã là một thành viên của thị trường thông tin di động cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Với sự phát triển với tốc độ nhanh, thị phần cao, lịch sử ”lâu đời” nhất do đã xuất hiện sớm trên thị trường thông tin di động trong cả nước…, nhưng chắc chắn là chưa thể nói lên được Thương hiệu Mobifone so với các thương hiệu khác cùng loại trên thị trường đã có vị trí dẫn đầu vững chắc và vị trí đó đến bao giờ thì bị thay thế bởi các thương hiệu đang có đà vươn lên mạnh mẽ tạo dấu ấn nổi bật trong con mắt khách hàng như Viettel hay Vinaphone…Muốn có một vị trí vững chãi, dẫn đầu thị trường, Mobifone cần tạo ra được những nét độc đáo về chất lượng sản phẩm-dịch vụ, về giá cước dịch vụ về chất lượng mạng và nói chung là những tiện ích và lợi ích thỏa mãn ở mức “hàng đầu” số đông khách hàng trên thị trường thông tin di động. Việc mở rộng quan hệ đối thoại, hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền hình trên cả nước có ý nghĩa rất quan trọng. Xây dựng và phát triển mối quan hệ đối nội và đối ngoại cuả doanh nghiệp nhằm tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của các bên liên quan đến phát triển thương hiệu, xây dựng được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Công ty cần tăng cường xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động tài trợ, tham gia các hội trợ, triển lãm, thông qua việc tổ chức các các hoạt động sự kiện nhằm giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp với công chúng.
Tăng tỷ trọng và chi phí cho quảng cáo phục vụ trực tiếp hoạt động kinh doanh, tăng mức đầu tư cho quảng cáo các dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao và có kế hoạch phân bố đầu tư hợp lý, tập trung vào các kênh quảng cáo trực tuyến.
Tóm lại, thương hiệu là một nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần rất lớn vào thành công của một doanh nghiệp. Công ty Mobifone cũng không phải là ngoại lệ. Hơn nữa thị trường cạnh tranh trong ngành Viễn thông đã được tháo gỡ khá nhiều để ”thị trường hóa” hoạt động thông tin di động, trong đó đáng kể là giá cước được quyết định”tự do hóa”. Trong bối cảnh đó cơ hội và thách thức trong cạnh tranh của các công ty thông tin di động. Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Mobifone hướng về tạo ra và duy trì những nét khác biệt cũng như tạo ấn tượng và thỏa mãn lợi ích cao nhất cho khách hàng là những mục tiêu cho các giải pháp chiến
lược thương hiệu của công ty.
Ngoài ra, công ty Mobifone cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thu cước, ngăn chặn và xử lý nợ đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu cước đề ra, tăng cường các công