Nội hàm và ý nghĩa của hai phạm trù Kế hoạch và chiến lược, sự tương

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 31 - 36)

đồng và phân biệt. Một số nhận xét qua thực tiễn quản lý kinh tế ở Việt Nam 1.2.1. Thử phân biệt hai khái niệm kế hoạch và chiến lược

“Chiến lược kinh doanh” là một khái niệm tương đối mới trong quản trị ở các doanh nghiệp nước ta. Khái niệm gần gũi nhất với “chiến lược kinh doanh là "kế hoạch kinh doanh". Hai khái niệm này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều ý kiến đã đồng nhất hai khái niệm này. Điều đó không thật thỏa đáng.

Giống nhau:

- Trước hết chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh đều là công cụ để thực hiện chức năng tiên liệu của doanh nghiệp, đó là chức năng dự kiến. Do đó cả hai đều là những công cụ - phương pháp điều hành quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô (đối tượng nghiên cứu ở đây là doanh nghiệp, tầm vi mô)

- Cả hai công cụ này cùng xác định những mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp phải đạt tới trong từng chu kỳ kinh doanh.

- Cả chiến lược và kế hoạch kinh doanh đều được hoạch định cho các thời hạn khác nhau: Ngắn, trung và dài hạn.

Khác nhau:

- Đặc trưng nổi bật của chiến lược kinh doanh là tính định hướng, xác định các giải pháp, tính cân đối định hướng là chủ yếu, mang nặng định tính, còn kế hoạch, tính cân đối định lượng là chủ yếu. Tất cả các mục tiêu kế hoạch đều được lượng hoá, liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động của doanh nghiệp.

- Kế hoạch xác định các mục tiêu, các chỉ tiêu định lượng, qua những con số nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản hữu hình, còn chiến lược thì khai thác cả tài sản hữu hình và vô hình.

- Chiến lược kinh doanh còn có tính tập trung và ưu tiên cao cho việc thực hiện mục tiêu cơ bản, lại vừa linh hoạt để thích ứng với những biến động lớn trên thị trường. Ngược lại, tính lượng hoá cao kế hoạch kinh doanh đương nhiên là có tính tập trung cao, nhưng thường lại thiếu tính mềm dẻo và khó linh hoạt. Đây là một khác biệt khá nổi bật.

+ Việc đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh là sứ mạngcủa cấp lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ có cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mới có đủ khả năng và quyền hạn quyết định chiến lược.

+ Kế hoạch phát triển doanh nghiệp với tính cách là công cụ lãnh đạo trọng tâm của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì đó trước hết được nắm trong tay của lãnh đạo cấp trên doanh nghiệp. Còn trong cơ chế thị trường là do các bộ phận chức năng, các cá nhân được uỷ quyền lập. Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có trách nhiệm thực hiện.

- Cơ sở xây dựng:

+ Chiến lược xây dựng trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Kế hoạch xây dựng trên cơ sở nội lực của doanh nghiệp và các chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên đưa xuống.

- Phương pháp xây dựng:

+ Chiến lược kinh doanh xây dựng bằng các kỹ thuật phân tích và dự báo.

+ Kế hoạch kinh doanh được lập bằng các phương pháp cân đối tổng hợp, phương pháp tỷ lệ... Có sử dụng công cụ phân tích và dự báo, trong đó phương pháp cân đối tổng hợp là chủ yếu.

+ Kế hoạch kinh doanh về cơ bản mang tính công khai, các quyết định, mục tiêu, giải pháp thường được công bố cho mọi người biết để cùng có trách nhiệm thực hiện. Chiến lược kinh doanh, cũng có tính công khai, song một trong không ít trường hợp có tính quyết định sống còn của Công ty, hay các giải phápvề chiến lược cạnh tranh, về bí kíp công nghệ,... thì không công khai.

Qua việc phân tích một số đặc trưng giống và khác nhau giữa kế hoạch và chiến lược ta khẳng định chiến lược kinh doanh không thể thay thế kế hoạch. Kế hoạch có vị trí rất quan trọng. Nó cùng với chiến lược kinh doanh bổ sung cho nhau để đáp ứng yều cầu quản lý doanh nghiệp.

Song đặt trong bình diện cơ chế kinh tế có thể nêu nhận xét sau đây về bản chất của hai phạm trù đều là công cụ, phương pháp quản lý kinh tế vi mô đó là hai công cụ - phương thức quản lý tiêu biểu cho hai cơ chế kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, “kế hoạch” được xem là công cụ và phương thức quản lý chủ

đạo, còn trong cơ chế thị trường vai trò đó ở tầm vi mô thuộc về “chiến lược”. Sự đan xen sử dụng hai công cụ này cũng có xuất hiện ở một số quốc gia trong từng thời kì. Ở thời kì chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung qua cơ chế thị trường thì sự phân biệt hai phạm trù kế hoạch và chiến lược là có ý nghĩa tương đối. Sự đan xen sử dụng hai phạm trù này là phổ biến ở những quốc gia trước đây thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung.

Hiện nay, chỉ có các nghiên cứu thuần túy về chiến lược, chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh hai công cụ này của hai cơ chế kinh tế. Với sự phân tích khái quátvề lý thuyết và nhất là qua thực tế, công tác làm kế hoạch và chiến lược chủ yếu ở tầm vi mô (doanh nghiệp) có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Trong thời kì cơ chế cũ (cơ chế kế hoạch hóa tập trung) thì phạm trù kế hoạch ở các doanh nghiệp được áp dụng rất triệt để. Trong đó đối với các doanh nghiệp lớn (Ở đây là các doanh nghiệp nhà nước) có các kế hoạch dài hạn, còn các doanh nghiệp nhỏ thì ít có các kế hoạch dài hạn mà thay vào đó họ có các kế hoạch hàng năm, hàng quí. Các doanh nghiệp này đều được xếp vào các hệ thống trực thuộc, tức là mỗi doanh nghiệp đều có cấp trên về mặt hành chính. Hệ thống hành chính này ban bố chỉ tiêu, kế hoạch, pháp lệnh cho cấp dưới. Các doanh nghiệp ngoài kế hoạch của mình đề ra thì phải tuân theo các chỉ tiêu từ trên áp xuống. Doanh nghiệp nhận nhiệm vụ kế hoạch từ cấp chủ quản bên trên, triển khai thành kế hoạch của mình, rồi nộp lên trên, khi trên duyệt thì bắt đầu thực hiện kế hoạch. Vì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cao nhất nên các doanh nghiệp luôn luôn phải gắn liền với hệ thống hành chính cấp trên. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có những dự án, những chuyên đề, không tuân theo các kế hoạch theo thời gian định sẵn mà nó tùy theo thời gian của từng vụ việc đặt ra. Tuy nhiên vẫn cần phải có những kế hoạch đề ra để thực hiện các dự án đó. Những kế hoạch này của các doanh nghiệp thường được tự chủ nhiều hơn trong việc quyết định nhưng vẫn phải đặt trong quỹ đạo chi phối chung của hệ thống mà nó trực thuộc.

nước ở các doanh nghiệp vẫn còn “kế hoạch” nhưng những kế hoạch thường la do cấp trên doanh nghiệp ban bố thường mang tính định tính nhiều hơn định lượng và đã tiếp cận dần với phạm trù định lượng chiến lược cho doanh nghiệp trong hệ thống. Trong đó những chỉ tiêu, pháp lệnh, định lượng chỉ còn rất ít, đã đổi thành các chỉ tiêu, pháp lệnh có tính hướng dẫn và nặng về tính định hướng. Vì vậy các bản kế hoạch kinh doanh càng tiến gần với các “chiến lược”. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn làm kế hoạch, vẫn sử dụng thuật ngữ quen thuộc là các “kế hoạch” nhưng về nội dung đã gần với “chiến lược”, thậm chí có thể xem các kế hoạch này đã là chiến lược. Kế hoạch và chiến lược ở đây chỉ còn sự khác biệt về tên gọi. Các doanh nghiệp nhỏ, phải căn cứ vào nội lực, vào thị trường để tự hoạch định, thực thi công việc kinh doanh của mình tự chủ, tự quyết, thì đó là chiến lược kinh doanh thực sự. Các doanh nghiệp tư nhân lớn, nhỏ, không có nhiệm vụ từ trên giao xuống, đối mặt với thị trường, hoạt động theo cơ chế thị trường thì phải tự đưa ra các chiến lược độc lập. Ở các doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình chuyển đổi, vẫn có quan hệ với các cơ quan hành chính cấp trên, cấp chủ quản ban hành có những chỉ tiêu hướng dẫn, theo đó đưa ra các kế hoạch thực hiện chiến lược.

Xét trên bình diện vĩ mô, đối với toàn nền kinh tế quốc dân, toàn ngành, toàn vùng, toàn lĩnh vực thì có thể thấy vẫn tồn tại các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm và dài hạn. Các chiến lược này đồng nghĩa với các kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội. Những năm gần đây bản thân các chiến lược này cũng đã có những điểm khác biệt với các kế hoạch 5 năm, 10 năm trước đây ở chỗ tính định hướng nhiều hơn định lượng. Chiến lược cũng triển khai đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhưng thường dừng lại ở các doanh nghiệp lớn. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống kế hoạch được chuyển thành hệ thống chiến lược, nếu có kế hoạch đề ra thì chủ yếu cũng chỉ mang tính chất định hướng, phần định lượng không còn vị trí như trước, hơn nữa phần này nói chung không còn là những chỉ tiêu pháp lệnh nghiêm ngặt như trước nữa.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy “kế hoạch” và “chiến lược” đều là hai công cụ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, có những nét tương đồng nhất định.

Nhưng các mặt khác biệt, đặc biệt xét trên bình diện quản lý vi mô thì là rất rõ nét. Do đó không có cơ sở lý luận và thực tiễn dễ đánh đồng hai phạm trù này.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w