Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty Mobifone

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 54 - 64)

1.4.2.1. Thị trường thông tin di động Việt Nam

Thị trường thông tin di động Việt Nam sau 15 năm phát triển đã có tới 6 mạng di động (MobiFone, Vinafone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom và Sfone ) và hai mạng mới Gtel Beeline và ViệtnamMobile đã đi vào hoạt động. 85 triệu dân với 8 mạng di động, điều đó cho thấy trong thời gian tới sẽ chứng kiến các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các mạng để tồn tại và phát triển. Năm 2008 cũng chứng kiến tốc độ phát triển chóng mặt của các công ty thông tin di động. Số lượng thuê bao phát triển của các mạng trong năm qua bằng số lượng thuê bao của 3 năm trước đây gộp lại.

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam

Đơn vị: triệu thuê bao

Nguyên nhân của sự tăng trưởng nóng này là do các mạng thi nhau giảm cước và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn đối với khách hàng. Hiện nay số lượng thuê bao trên thị trường là hơn 30 triệu thuê bao. Cuộc cạnh tranh trên thị trường hiện nay chủ yếu là của các mạng GSM với những ưu thế về kinh nghiệm kinh doanh và tiềm lực mạnh. Các mạng CDMA mới ra đời chiếm thị phần nhỏ trên thị trường. Để cạnh tranh trên thị trường, các mạng này phải đầu tư nhiều cho công tác giá cước, khuyến mại, những gói cước hấp dẫn để thu hút người sử dụng. Trong những năm tới hứa hẹn sự phát triển của các mạng CDMA. Như vậy, để duy trì tốc độ phát triển và vị trí trên thị trường thông tin di động, bên cạnh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty thông tin di động cần có chiến lược giá cước phù hợp.

Việt Nam không chỉ được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong nước mà còn đối với cả nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài những hãng đã có mặt từ khá lâu như Ericsson, Motorola, Siemens, Nokia…, nhiều gương mặt mới như Telenor (Na Uy), NTT DocoMo (Nhật Bản), Vodafone (Anh), Lucent Technologies (Mỹ)… đã thể hiện sự quan tâm lớn đến thị trường thông tin di động Việt Nam. Nhiều hãng phân tích và dự báo thị trường nước ngoài đã đưa ra những

con số hết sức lạc quan về tốc độ tăng trưởng của thị trường thông tin di động việt Nam từ nay đến 2010, như BMI (Anh) với dự báo con số 46 triệu thuê bao di động hay Hot Telecom (Canada) với dự báo sẽ có trên 50 triệu thuê bao di động.

Việc vệ tinh Vinasat được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các dịch vụ di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

1.4.2.2. Những thuận lợi và những khó khăn

* Những thuận lợi

-MobiFone là mạng điện thoại ra đời đầu tiên ở Việt Nam nên Công ty Mobifone có nhiều kinh nghiệm hơn các công ty thông tin di động khác về điều hành, quản lý khai thác và kinh nghiệm hợp tác với nước ngoài. Sự hợp tác thành công giữa công ty và đối tác Comvik, các nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ đã giúp công ty có nguồn vốn dồi dào để mở rộng thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mạng lưới của công ty đồng bộ, chất lượng cao, đội ngũ khai thác có trình độ vượt trội hơn các đối thủ.

- Công ty Mobifone có nguồn nhân lực có trình độ cao, được quản lý, sử dụng có hiệu quả và liên tục được đào tạo cập nhật kiến thức công nghệ mới.

- Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39 cho phép các doanh nghiệp viễn thông, dù là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hay không đều được tự ấn định cước dịch vụ của mình. Theo đó, các nhà khai thác dịch vụ sẽ được tự quyết định giá cước dựa trên biến động thị trường và lợi nhuận của mình và có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin-Truyền thông biết về kế hoạch điều chỉnh. Quyết định này đã tháo gỡ cho doanh nhiều khó khăn, giảm bớt các thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi khi xin giảm cước và doanh nghiệp có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình.

* Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, công ty còn không ít khó khăn cần khắc phục.

- Công ty có quy mô rất lớn, mô hình quản lý hiện tại còn chưa thay đổi kịp với tốc độ phát triển vượt trội của công ty.

- Dưới thời gian kinh doanh theo mô hình của BCC, do các yếu tố hạn chế của BCC mà Công ty Mobifone chỉ tập trung đầu tư tại các địa bàn thành phố, thị xã đông người, thu nhập bình quân đầu người cao, có mức sống khá nên phạm vi phủ sóng còn hạn chế. Sau khi kết thúc hợp đồng với BCC vào năm 2005, MobiFone mới từng bước giải quyết được vấn đề mạng lưới và địa bàn phân bố mạng lưới.

- Công cụ chủ đạo để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp cung cấp thông tin di động vẫn là giảm giá và khuyến mại.Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng, chế độ chăm sóc khách hàng luôn là xu hướng đảm bảo sự thành công bền vững cho các nhà cung cấp. Điều này đòi hỏi Công ty Mobifone cần nỗ lực sáng tạo hơn nữa trong việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

- Năm 2009 được dự báo là một năm có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt trên thị trường thông tin di động với sự triển khai các chiến lược đầu tư và sản xuất kinh doanh đầy tham vọng của tất cả 6 nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là đối thủ Viettel. Trong thời gian tới thị trường thông tin di động Việt Nam sẽ có 8 mạng thông tin di động và số mạng sử dụng công nghệ GSM sẽ là 5. Mạng Gtel đã được Bộ thông tin và truyền thông văn cấp giâý phép hoạt động.

1.4.2.3. Những thành tựu và những hạn chế của Mobifone

* Những thành tựu đạt được

Trong nhiều năm qua, sự thành công trong sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn liền với chất lượng mạng lưới thông tin di động MobiFone. Chính vì thế, việc đảm bảo chất lượng mạng lưới luôn là ưu tiên hàng đầu của Công ty. Trong 3 năm liền, mạng điện thoại di động MobiFone được đánh giá là mạng thông tin có chất lượng tốt nhất về chất lượng thoại, tính cước, chỉ tiêu về dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Theo kết quả đo kiểm lần đầu tiên được công bố chính thức của Cục quản lý chất lượng Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin MobiFone có các chỉ tiêu vượt trội so với tiêu chuẩn của ngành và kết quả đo kiểm của các mạng thông tin di động khác.

Về thuê bao và doanh thu, Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do tập đoàn Bưu chính viễn thông giao. Kết quả sản xuất kinh doanh của

Công ty năm 2008 có thể so sánh với với kết quả của 14 năm xây dựng và phát triển trước đó.

Về phát triển mạng lưới, Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ và táo bạo trong việc triển khai các kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới với quy mô vượt trội so với các năm về trước. Chỉ tính riêng trong năm 2008 số trạm phát sóng với dung lượng mạng lưới mở rộng và phát triển gấp 2 lần so với năm 2007.

Công ty Mobifone luôn là đơn vị tiên phong trong các công ty thông tin di động trong việc tìm hiểu và áp dụng các giải pháp tiên tiến nhất như EDGE, ARM, Enhance full rate, Công nghệ nhảy tần nhóm Synthesizer (công nghệ nhảy tần số nhóm mới nhất của mạng GSM trên thế giới)… nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ và những tiện ích tốt nhất. Các công nghệ hiện đại bậc nhất này cho phép MobiFone quy hoạch lại tần số cho mạng lưới tốt hơn đặc biệt tại các vùng đô thị có mật độ người sử dụng điện thoại di động cao, giúp cho chất lượng cuộc gọi của MobiFone được nâng cao đáng kể so với sử dụng dịch vụ cũ. MobiFone trở thành mạng GSM đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với ADSL. MobiFone đã phủ sóng GPRS toàn quốc với dung lượng mạng lưới cho phép đáp ứng 2,8 triệu khách hàng.

Công ty Mobifone luôn chú trọng xây dựng và triển khai các chương trình nhận diện thương hiệu đi đôi với chủ động nghiên cứu các dịch vụ mới cho khách hàng. Thương hiệu MobiFone được đánh giá cao và được người tiêu dùng tin tưởng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ thông tin di động.

Sự tín nhiệm của người tiêu dùng cũng như sự thừa nhận của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước không ngừng được củng cố và phát triển, nổi bật nhất phải kể đến:

Công ty vinh dự được Tổ chức UNDP xếp hạng Top 20 trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Được người tiêu dùng bình chọn và trở thành nhà cung cấp tại Việt Nam 5 năm liên tiếp đạt giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm, cùng với 2 giải thưởng khác dành cho mạng có dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ phi

điện thoại tốt nhất tại lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí E-chip mobile tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là những thành tựu đáng ghi nhận của Công ty Mobifone trong những năm qua. Bên cạnh đó, công ty vẫn hạn chế và tồn tại cần phải khắc phục.

* Những vấn đề còn tồn tại

- Chất lượng và thái độ phục vụ của giao dịch viên tại các cửa hàng chưa cao và tương xứng với tầm cỡ của Công ty trong đó có nguyên nhân ít được đào tạo, động lực làm việc (lương, thưởng, …).

- Tình trạng thiếu SIM còn xảy ra tại các Trung tâm. Nguyên nhân chủ quan do chưa bám sát hoạt động bán hàng tại các Trung tâm, chưa chủ động trong hoạt động nhập SIM phục vụ bán hàng. Nguyên nhân khách quan do chủng loại quá nhiều và phân bổ rất phức tạp cho từng đầu số và HLR, các Trung tâm cũng chưa chủ động trong kế hoạch bán hàng cho Đại lý.

- Lỗi hệ thống nạp tiền qua MobiEz còn nhiều, nên lượng giao dịch nạp tiền qua MobiEz tăng không đáng kể.

Mặc dù được đánh giá là doanh nghiệp mạnh trong ngành Viễn thông, nhưng tốc độ phát triển và đầu tư mạng lưới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Công ty còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nếu phát triển hạn chế được nhược điểm này công ty sẽ có vị thế cao hơn, vững chắc hơn trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Hiện nay MobiFone đang trong cạnh tranh gay gắt với các mạng khác để tăng số lượng thuê bao và phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường. Vấn đề còn tồn tại của MobiFone là nâng cao khả năng cạnh tranh của mạng trên thị trường thông tin di động. Thế mạnh tương đối của MobiFone là kinh nghiệm quản lý điều hành, chất lượng mạng lưới tốt và thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên những năm qua có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của Viettel đã vượt qua cả Vinafone và MobiFone về số lượng thuê bao. Đây là đối thủ chính của MobiFone trên thị trường thông tin di động. Vinafone là mạng di động cũng trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông như MobiFone tuy ra đời sau nhưng đã nhiều năm vượt MobiFone về số lượng thuê bao

trên thị trường. Vị thế của mạng MobiFone luôn có nguy cơ đe doạ bởi hai đối thủ này do vậy Công ty Mobifone cần có những biện pháp hiệu quả hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Lực lượng lao động của công ty đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng song đa số lại là lao động trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm về điều hành, quản lý. Mặc dù công ty đã thường xuyên đào tạo những khoá huấn luyện, nâng cao trình độ cho nhân viên học hỏi từ những nhà khai thác nước ngoài nhưng cũng cần phải có thời gian thực tế để áp dụng vào nước ta.

Hiện nay MobiFone đã phủ sóng trên 64 tỉnh thành của đất nước, chất lượng của mạng không ngừng được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn những hiện tượng rớt mạng và mất sóng. Công ty có những thời điểm không lường hết được sự lớn mạnh của thị trường, khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động cũng như tiềm năng của họ nên không kịp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đó cũng một phần do hạn chế vốn kinh doanh, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển bao gồm cả tầm vĩ mô và chính sách trực tiếp của công ty.

Như đã trình bày ở các mục có liên quan của luận văn, Công ty Mobifone là một doanh nghiệp nhà nước loại vừa, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Đó là một ngành dịch vụ nhưng là một ngành dịch vụ vươn lên các tầm cao công nghệ hiện đại. Về công nghệ, sự ra đời và phát triển lớn mạnh nhanh chóng trong các năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ trước trên cơ sở một tổ chức nghiên cứu quản lý, thử nghiệm công nghệ mới của ngành viễn thông còn đang non trẻ ở nước ta. Đương nhiên ở thời kỳ đó hầu hết các hoạt động bưu chính – viễn thông ở nước ta đều do các đơn vị kinh tế quốc doanh đảm nhiệm. Có thể nêu ra 3 nét đặc trưng nổi bật:

Một là, doanh nghiệp ra đời từ một đơn vị sự nghiệp, vai trò pháp nhân còn chưa rõ ràng (Ban dịch vụ công nghệ thông tin di động trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông 4 – 1993). Đặc trưng này nói lên tính chất hành chính của một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu công nghệ mới. Hai là, đến khi được chuyển sang một doanh nghiệp thì đó là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của ngành trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động. Vừa là công ty độc quyền vì đó là một doanh nghiệp

mạnh nhất lúc đó (1994). Và lại là một công ty độc quyền nhà nước. Hai loại độc quyền này (độc quyền nhà nước và độc quyền công ty) đã là nền tảng thuận lợi rất lớn cho sự phát triển trong giai đoạn đầu của công ty. Ba là, do mới mẻ về loại hình dịch vụ, hiện đại về công nghệ và khá lạ lẫm cho đội ngũ trong ngành về quản lý, nên ngay từ đầu công ty đã phải hoạt động theo hình thức “Hợp đồng, hợp tác, liên doanh” với nước ngoài. Điều này hầu như là bắt buộc đối với một doanh nghiệp dịch vụ. Trong một ngành sử dụng công nghệ cao và một ngành kinh doanh mới xuất hiện trong nền kinh tế nước ta lại phải kinh doanh theo cơ chế thị trường. Song từ đó qua mười năm hợp tác kinh doanh cũng chuẩn bị được khá nhiều điều kiện để phát triển của công ty, từ khâu cán bộ, công nghệ và cung cách quản lý, tập quán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đó chính là điểm mạnh của Mobifone trên thị trường trong nước trong giai đoạn bắt đầu bước qua giai đoạn xóa bỏ độc quyền công ty, qua việc ra đời một số công ty thông tin di động trong thời gian gần đây đã tạo ra các đối thủ cạnh tranh cần thiết đối với hoạt động kinh doanh thông tin di động.

Từ năm 2005, khi thị trường cạnh tranh trở thành hiện thực sống động trong nền kinh tế nước ta. Dịch vụ bưu chính, viễn thông nói chung, đặc biệt là thị trường thông tin di động đã trở thành một thị trường cạnh tranh khá náo nhiệt. Điều này không những làm cho hoạt động của dịch vụ viễn thông nhanh chóng trưởng thành, xóa đi khá nhiều dấu vết của thời bao cấp độc quyền đưa lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Cả hệ thống doanh nghiệp trong ngành này đã vươn lên phát triển với tốc độ cao, xuất hiện càng nhiều doanh nghiệp mạnh, phát triển

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 54 - 64)