Các chiến lược chức năng của Công ty Mobifone

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 64 - 68)

Để thực hiện thành công chiến lược, Công ty cần thực hiện tốt các hoạt động chức năng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng bởi chiến lược tổng quát của Công ty chỉ có thể thực hiện được qua các hoạt động chức năng khác nhau.

2.3.1. Chiến lược đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức

- Nhanh chóng sắp xếp lại các phòng ban và các trung tâm trên cơ sở phân định rõ loại hình dịch vụ, phân định rõ nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh.

- Thành lập các đơn vị kinh doanh chiến lược theo hướng phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ viễn thông cụ thể, thực hiện hạch toán độc lập nhằm phát huy cao độ tính năng động, tự chủ để tạo thế và lực cho Công ty hội nhập quốc tế, cạnh tranh thắng lợi trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông.

- Ổn định, sắp xếp lại hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ CBCNV để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.

Giải pháp đổi mới nâng cao năng lực tổ chức, quản lý kinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên:

- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá theo kế hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn đầu tập trung vào các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động

- Thực hiện phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ công ích và hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, làm phương châm điều chỉnh mọi thành viên trong Công ty, là nguồn lực quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững.

Đánh giá cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:

Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý thường chú trọng hai vấn đề chính: (1) Thực trạmg của cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của doanh nghiệp trên hai mặt: Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động. (2) Khả năng thích ứng của tổ chức trước các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh.

2.3.2. Chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện chính sách tuyển dụng, đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài. Xây dựng chính sách đào tạo và tái đạo đội ngũ hiện có theo hướng thích hợp với mục

tiêu phát triển của Công ty thông qua hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế theo các loại hình đào đạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu hội nhập cạnh tranh quốc tế, đặc biệt chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực công nghệ cao, quản lý kinh doanh giỏi.

Đánh giá lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực: Các nhân tố phân tích công việc như: Tất cả công việc cần thiết có được thực hiện? Đủ người với kỹ năng cần thiết? Lựa chọn, bố trí con người thích hợp, tính thời vụ; Kết quả đào tạo và phát triển...

2.3.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển

- Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật viễn thông. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ. Thiết lập một nền cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông với những tiêu chuẩn chung để thúc đẩy sự hoà hợp giữa các mạng viễn thông tạo điều kiện phát triển đa dịch vụ của Công ty.

- Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại, từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng quốc tế theo giải pháp tích hợp, hội tụ công nghệ.

- Đẩy mạnh và tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong ngành viễn thông, lấy nghiên cứu và ứng dụng làm trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh doanh.

Giải pháp nâng cao năng lực về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ viễn thông:

- Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ cao.

- Nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông nhằm đi tắt, đón đầu những loại hình dịch vụ viễn thông mới để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đánh giá lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D)

Tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: năng lực và chất lượng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa chỉ sản xuất, tác động của kinh nghiệm và của quy mô.

Các vấn đề nghiên cứu và phát triển tập trung vào: phát triển sản phẩm, khả năng phát triển sản phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu, sáng chế...

2.3.4. Chiến lược huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn

- Đẩy mạnh đổi mới và thành lập các đơn vị thành viên theo hướng cổ phần hoá và góp vốn liên doanh liên kết, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh chiến lược chủ động thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước.

- Tranh thủ khai thác triệt để những ưu tiên của Chính phủ để khai thác triệt để các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay ODA ưu đãi. Chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tranh thủ nguồn lực như vốn đầu tư, công nghệ kỹ thuật, đào tạo đội ngũ, bản quyền.

Giải pháp huy động vốn đầu tư:

- Thực hiện đổi mới và hoàn thiện cơ cấu bộ máy Tổng công ty, tập trung khai thác có hiệu quả vốn đầu tư, tăng nhanh khả năng tích luỹ bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư cho phát triển.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước như: vốn tín dụng, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông, trong đó chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên và liên doanh liên kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng những ưu tiên của Chính phủ về đầu tư cho các dự án phát triển nâng cao năng lực hạ tầng công nghệ viễn thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA ưu đãi.

- Tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác trong các dự án quốc tế hiện có trong lĩnh vực hợp tác trao đổi bản quyền, chuyển giao công nghệ và các kỹ năng quản lý kinh doanh

Đánh giá lĩnh vực tài chính:

Nội dung đánh giá tập trung vào: (1) Thực trạng nhu cầu vốn và thực trạng cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp (2) Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp) (3) Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất-kinh doanh (4) Thực trạng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp.

2.3.5. Chiến lược marketing và phát triển thị trường

- Chú trọng đầu tư vào xây dựng hệ thống chiến lược marketting, quảng cáo theo hướng tiếp cận hợp lý trên các thị trường dịch vụ viễn thông khác nhau theo hướng tập trung vào lôi kéo từng đối tượng khách hàng.

- Phát triển những sản phẩm, dịch vụ khai thác đoạn thị trường phân lớp vào giới trẻ và tập trung vào các thành phố lớn, khu vực có thu nhập ổn định, tương đối cao nhằm khai thác nhanh chóng lợi thế từ thay đổi của ngành, phát triển nhanh những sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá riêng biệt, có chất lượng cao và nhanh chóng mở rộng về mặt địa lý trước khi sản phẩm dịch vụ đó bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.

Giải pháp nâng cao năng lực marketing và phát triển thị trường:

- Tận dụng tối đa các phương thức đa truyền thông hiện có của Công ty, trong đó lấy thị trường trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn, khu vực người tiêu dùng có thu nhập cao làm thị trường trọng tâm và từng bước định hướng phát triển ra thị trường khu vực và thế giới.

- Chú trọng tìm kiếm cơ hội và triển khai các hình thức hợp tác mới phù hợp với luật đầu tư và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Ngoài ra tìm kiếm thị trường đầu tư kinh doanh ra nước ngoài phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

- Thiết lập hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông nhanh chóng, thuận tiện, chuyên nghiệp và thống nhất gắn với việc tập trung vào các thị trường trọng tâm. Đồng thời tập trung hoàn thiện mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa mọi mắt xích của hệ thống phân phối, có khả năng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách chính xác.

- Tăng cường sự hợp tác với các đài truyền hình địa phương, tận dụng kênh truyền thông quảng bá của họ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động.

- Đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên tiếp thị và phát triển thị trưòng hiểu biết các kỹ năng marketing hiện đại, đủ tầm phát hiện và khai thác thị trường.

Đánh giá lĩnh vực marketing: (1) Đánh giá về sản phẩm/dịch vụ: Thị trường, thị phần, mức độ tăng trưởng của thị trường, sự thâm nhập thị trường, chất lượng; (2) Giá cả: Vị thế tương đối (người tiên phong hay đi sau); (3) Phân phối: mạng lưới phân phối, các phương pháp phân phối, các đơn đặt hàng không hoàn thành, chi phí; (4) Xúc tiến hồn hợp; (5) Phát triển sản phẩm mới.

Đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp viễn thông

Mục tiêu là nhằm phát hiện ra những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) trong nội bộ doanh nghiệp để từ đó có hành vi cần thiết trên cơ sở đánh giá những lĩnh vực cơ bản cần quan tâm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 64 - 68)