Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 78 - 80)

và phương hướng đẩy mạnh doanh thu của công ty Mobifone

1.6.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính, viễn thông Việt nam

Năm 2009 là năm có nhiều dấu ấn đối với ngành Viễn thông Việt Nam. Điều đó được thể hiện thông qua tổng số thuê bao toàn mạng đã lên tới hơn 30 triệu thuê bao, hiện nay 100% số xã đã phủ sóng điện thoại di động. VNPT đã hoàn thành việc chia tách thành hai hệ thống bưu chính và viễn thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Sự kiện này đánh dấu bước đổi mới phát triển của VNPT trên thực tế, theo mô hình Tập đoàn Kinh tế. Điều này cũng phản ánh một thực tế là viễn thông đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

Năm 2009 cũng chứng kiến sự canh tranh quyết liệt cuả các mạng thông tin di động trên thị trường. Ngày 20/7 đánh dấu sự tham gia vào thị trường di động của công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) với thương hiệu Beeline. Như vậy, tại VN hiện nay đã có 7 mạng di động: Viettel, Mobifone , Vinafone , Sfone , EVN , Viet Nam Mobile và Beeline của Gtel. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì thị trường Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển, tuy nhiên hiện nay, thị trường đã có sự thay đổi cả về chất và lượng. Để tăng số lượng thuê bao và mở rộng vùng phủ sóng, các mạng đã liên tục nâng cao chất lượng và đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, đặc biệt là đợt giảm giá cước vào tháng 6/2009. Cước đã giảm xuống mức kỉ lục của hai mạng MobiFone và Vinafone: 20%; Viettel: 15%; S-fone: 1đồng/1s. Với dân số hiện nay khoảng 86 triệu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trên 5%, dự báo nhu cầu thị trường về dịch vụ viễn thông nói riêng và thông tin di động nói chung còn rất lớn và sẽ tiếp tục bùng nổ trong các năm sau năm 2009 với các tính toán như sau:

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam trong những năm tới

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số thuê bao thực 17.420.000 30.032.000 47.932.000 63.749.000 76.499.000 Mật độ (%) 20.6 35.0 55.1 72.3 85.6 Tốc độ tăng trưởng 89.0 72.4 59.6 33.0 20.0 %Tổng thuê bao điện thoại 71.2 78.9 84.4 86.7 87.7

(Nguồn Hot telecom)

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam

Ngành viễn thông đã và đang từng bước thực hiện theo “Chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Trong đó riêng viễn thông có mục tiêu chiến lược là:

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước với thông lượng lớn, tốc độ cao và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả để toàn xã hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc gia đã được xây dựng, làm nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông hiện đại, đa

0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000 2006 2007 2008 2009 2010 Số thuê bao thực

dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân cả nước trong khu vực, đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng

- Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông tới tất cả các vùng, miền trong cả nước với chất lượng ngày càng cao. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.

- Xây dựng ngành viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn hoạt động hiệu quả, đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.

- Phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Tiếp tục xoá bỏ những lĩnh vực độc quyền doanh nghiệp, chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

- Tích cực khai thác thị trường trong nước, đồng thời vươn ra hoạt động trên thị trường quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã được cam kết đa phương và song phương.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế. Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.

* Các định hướng phát triển dài hạn của ngành:

Năm 2010: Thiết lập mạng cấu trúc thông tin quốc gia, thành lập các khu công nghiệp phần mềm ở một số thành phố trong toàn quốc, thực thi tự do cạnh tranh trong thị trường thiết bị mạng tư nhân và chế tạo thiết bị mạng.

Năm 2020: Khuyến khích tiến ra thị trường nước ngoài đối với thiết bị mạng tư nhân và các công ty chế tạo thiết bị mạng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w