Những điểm mạnh và cơ hội cho công ty Mobifone

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 83 - 86)

Điểm mạnh nổi bật đầu tiên rất quan trọng cho cả quá trình phát triển lớn mạnh của công ty Mobifone là lợi thế của nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam nên khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh thì mạng MobiFone đã có một số lượng khách hàng nhất định.

Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm kinh doanh một ngành nghề mới, qua phương thức hợp tác quốc tế là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Comvik (Thụy Điển) Đây là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo hình thức BCC. MobiFone đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ và ổn định nhờ có sự hợp tác, chuyển giao về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, đào tạo nhân sự, nguồn vốn… từ phía đối tác.

Hầu hết các mạng di động thành công sau này như VinaPhone, Viettel đều học tập từ các chuyên gia, mô hình kinh doanh, sản phẩm… từ MobiFone. Đến nay, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã kết thúc nhưng nó lại cho công ty nhiều kinh nghiệm kinh doanh quý giá.

Điểm mạnh thứ hai là thương hiệu. MobiFone được đánh giá là có hình ảnh thương hiệu đẹp, chuyên nghiệp và gây ấn tượng. Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.Trong nhiều năm liền, cùng với thành công trong kinh doanh, chất lượng và hiệu quả của mình MobiFone được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất Việt Nam. Thương hiệu MobiFone đồng nghĩa với mạng di động có chất lượng tốt nhất. Mạng thông tin di động MobiFone được đánh giá là mạng thông tin di động tốt nhất về chất lượng thoại, tính cước, chỉ tiêu về dịch vụ hỗ trợ khách hàng theo kết quả đo kiểm lần đầu tiên được công bố chính thức từ Cục Quản lý chất lượng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin. Chất lượng thoại của MobiFone đạt tới 3,576 điểm - điểm thoại tương đương với chất lượng thoại của mạng điện thoại cố định, điều mà chưa một mạng di động nào tại Việt Nam có thể làm được.

Điểm mạnh thứ ba là công tác chăm sóc khách hàng. Đây là một trong những khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty luôn hướng tới khách hàng, chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng, đó chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. Câu hỏi: “Khách hàng sẽ được thêm lợi ích gì khi áp dụng chính sách, công nghệ hoặc giải pháp này?” luôn là câu hỏi đầu tiên mà các cán bộ, chuyên gia, cũng như nhân viên của MobiFone đặt ra khi xử lý các vấn đề về kỹ thuật cũng như kinh doanh. Cũng chính vì xử lý mọi vấn đề theo quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm, đặt quyền lợi của khách hàng lên trước hết đã tạo nên sự khác biệt giữa mạng MobiFone với các mạng di động khác.

Điểm mạnh thứ tư là kênh phân phối rộng khắp. Hệ thống kênh phân phối của Công ty Mobifone được tổ chức theo năm Trung tâm thông tin di động khu vực, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Công ty. Các thành viên kênh phía dưới bao gồm các cửa hàng, tổng đại lý, đại lý, và điểm bán lẻ. Ngoài ra, còn có bộ phận trực tiếp bán hàng và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng gọi là Đội bán hàng trực tiếp. Số lượng điểm bán lẻ trên toàn quốc lên tới 30.000 điểm. Đội bán hàng trực tiếp cũng phát triển nhanh chóng. Từ con số 89 nhân viên bán hàng trực tiếp năm 2003 nay đã tăng lên con số 226 nhân viên. Số lượng đại lý cũng phát triển nhanh chóng, và đa dạng hơn. Với những vai trò và các hoạt động đặc thù, các đại lý chuyên MobiFone đã phá triển tăng lên 211 đại lý năm 2008. Điều này chứng tỏ nhu cầu của khách hàng về sử dụng dịch vụ của MobiFone rất cao, số lượng đại lý chuyên phát triển, cung cấp các dịch vụ của MobiFone ngày càng mở rộng. Ngoài ra, đại lý chiết khấu thường cũng phát triển nhanh chóng, hiện nay có tất cả là 647 đại lý (tăng lên thêm 547 đại lý từ năm 2003 đến 2008). Năm 2008, Mobifone phát triển thêm 1 loại hình đại lý nữa đó là kênh đại lý bưu điện tận dụng số lượng bưu điện trên toàn quốc. Kênh đại lý bưu điện này chuyên phát triển ở các thị trường tỉnh nhỏ, vùng xa vùng sâu.Tổng đại lý cũng đã phát triển lên đến 8 đại lý năm 2008.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, Công ty Mobifone cũng đang đứng trước những cơ hội tốt cho hoạt động kinh doanh. Cơ hội đầu tiên phải nói đến với công ty Mobifone là nhu cầu tiêu dùng dịch vụ thông tin liên lạc của người dân Việt Nam

trong những năm qua tăng khá cao, cước dịch vụ di động ở Việt Nam đã dễ dàng được mọi tầng lớp trong xã hội chấp nhận, và điện thoại di động đã trở thành một vật dụng bình thường. Thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 30 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 86 triệu người. Do đó công ty sẽ có thị trường tiêu thụ có tiềm năng khá lớn.

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có Bưu chính Viễn thông. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Việt Nam được tham gia trong một sân chơi chung có rất nhiều cơ hội khi thị trường nước ngoài đã mở ra cho các doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam nói chung và công ty Mobifone nói riêng:

Thứ nhất là công ty có cơ hội để tiến hành đổi mới, thu hút vốn nước ngoài, đầu tư phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng qua đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn dài.Việc phát triển nhanh mạnh công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ giúp công ty nhanh chóng nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi rất nhanh của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh.

Thứ ba là tạo động lực đổi mới để công ty Mobifone tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh. Trên thị trường thông tin di động hiện nay ở Việt Nam đã có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước tuy nhiên mức độ cạnh tranh còn thấp. Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của các tập đoàn, công ty lớn nước ngoài. Đây cũng là nguồn động lực mới để các doanh nghiệp thông tin di động trong nước tiếp

tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.

Việc vệ tinh Vinasat1 được phóng lên quỹ đạo và đi vào hoạt động, sẽ tạo cơ hội và ưu thế lớn cho ngành viễn thông Việt Nam nói chung và các công ty thông tin di động nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Với dung lượng truyền dẫn tương đương với 10.000 kênh thoại/ Internet/truyền số liệu khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat1 sẽ giúp doanh nghiệp đưa dịch vụ thông tin di động đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… là những nơi mà các hình thức truyền dẫn khác khó có thể vươn tới. Sự kiện Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat1 sẽ giúp doanh nghiệp thông tin di động giảm được chi phí thuê kênh vệ tinh nước ngoài. Giá thuê một kênh vệ tinh thường cao hơn giá thành từ 1-3 lần tuỳ thuộc vào vấn đề cung cầu và băng tần sử dụng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w