Khung phân tích nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 50)

Nguồn: Mô tả của tác giả

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở lao động- TB&XH tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chi cục thống kê, Phòng Lao động- TB&XH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những số liệu chi thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phân tổ thống kê: Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ

Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa đồng bộ, chưa kịp

thời, chưa sát với thực tế.

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thường xuyên còn

phó mặc cho cơ quan chuyên môn

Công tác phối hợp thực hiện còn riêng rẽ,

chồng chéo

Cơ sở đào tạo nghề chưa chú

trọng về chuyên môn,

đầu tư cơ sở vật chất Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa kịp thời

Giải pháp tăng cường quản lý Đào tạo nghề tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Kinh phí còn thiếu, thủ tục thanh toán quyết toán còn hợp thức hóa

Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia kết quả Đào tạo nghề theo các nguồn kinh phí, theo địa phương...

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu chi thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Các thông tin về quy mô Đào tạo nghề, kết quả triển khai quản lý đào tạo nghề... trong luận văn được thể hiện bằng phương pháp đồ thị này.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như sau: phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số...

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu

phân tích biến động về kết quả đào tạo nghề, xử lý thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực đào tạo nghề ... theo thời gian bao gồm:

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển được sử dụng chủ yếu trong luận văn là:

+ Tốc độ phát triển bình quân (t): Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn

Công thức tính:

Hoặc:

Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm):

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số

∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n) n n t t t t t 1 . 2. 3... 1   1 0 1     n n n n y y T t

Công thức tính:

Hoặc:

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính:

Hoặc:

- Phương pháp chỉ số:

Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý đào tạo nghề tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như: tỷ lệ lao động sau đào tạo nghề có việc làm tại các doanh nghiệp, số lao động tự tạo việc làm, ...

+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lượng đào tạo nghề bao gồm: tổng số lớp học nghề, lĩnh vực nghề, ...

- Phương pháp so sánh: So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Phương pháp so sánh gồm các dạng:

- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực tế triển khai - So sánh qua các giai đoạn khác nhau

- So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế xã hội

Các chỉ tiêu phản ảnh đặc điểm về kinh tế - xã hội thị xã Phổ Yên được nghiên cứu trong luận văn này bao gồm:

Dân số và lao động: Tổng dân số; Mật độ dân số; Tổng số lao động (được phân theo các ngành sản xuất); Tỷ lệ Lao động/Dân số

Phát triển kinh tế: Số lượng doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh; Tốc độ phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh; Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Trong đó, tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ) của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu này được xác định như sau:

GO = VA + IC GO: Tổng giá trị sản xuất của địa phương VA: Giá trị mới tăng thêm

IC: Chi phí trung gian

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là tỷ lệ số lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm việc trong kỳ. Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm việc

trong nền kinh tế qua đào tạo (%) =

Số lao động đang làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

x 100 Tổng số lao động đang làm

việc tại thời điểm (t)

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

- Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế;đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên

môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: Công thức tính:

- Số lao động được tính đã qua đào tạo nghề tại thời điểm tổng hợp báo cáo (t) được từ các nguồn sau:

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) dưới 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận;

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan có thẩm quyền;

- Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường dạy nghề; Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) được đào tạo nghề từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và được cấp bằng nghề (đối với các trường hợp được đào tạo nghề trước năm 2008);

- Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Trung cấp nghề ;

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cao đẳng nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Cao đẳng nghề;

- Số lao động tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng cùng nghề và

thực tế đã làm công việc này từ 3 năm trở lên thì được tính là “Công nhân kỹ thuật không bằng

- Số lao động được tạo việc làm: Số lao động được tạo việc làm phản ánh số lao động có việc làm tăng thêm trong năm, là chênh lệch giữa số lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số lao động có việc làm của kỳ trước.

* Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiêu tạo việc làm mới như sau: “Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo quy định tại Điều 14 của Bộ Luật Lao động được quy định là số lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động".

Phương pháp tính

Số lao động được tạo việc làm trong năm được tính theo công thức sau:

2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, quy định trong công tác đào tạo nghề sách, quy định trong công tác đào tạo nghề

Bao gồm các chỉ tiêu: Số lượt kiểm tra các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức hội tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và các cơ sở làng nghề có tham gia chương trình dạy nghề, truyền nghề truyền thống cho người lao động, qua kiểm tra phản ánh các sai phạm chủ yếu đối với

lĩnh vực dạy nghề cho lao động nông thôn và tốc độ thay đổi qua các năm về chuyển dịch cơ cấu lao động và lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát đặc điểm thị xã Phổ Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phổ Yên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 258,869 km2, trung tâm của thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26km về Bắc và cách thủ đô Hà Nội 55km về phía Nam. Về địa giới hành chính, thị xã Phổ Yên tiếp giáp với các địa phương sau: Phía bắc giáp với thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên; Phía tây giáp huyện Đại Từ; Phía nam giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)