Việc làm và thu nhập lao động nông thôn thị xã Phổ Yên qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Phổ Yên

3.2.6. Việc làm và thu nhập lao động nông thôn thị xã Phổ Yên qua

năm là 34.895 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ (Qua

chương trình mục tiêu hang năm giao cho các cơ sở dạy nghề) là 28.950 triệu

đồng; Ngân sách thị xã Phổ yên hỗ trợ là 1.923 triệu đồng; Kinh phí xã hội hóa (Doanh nghiệp, huy động khác) là 4.022 triệu đồng;

3.2.6. Việc làm và thu nhập lao động nông thôn thị xã Phổ Yên qua đào tạo nghề tạo nghề

Công tác việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động qua học nghề đã được cấp ủy Đảng, chính quyền từ thị xã đến cơ sở hết sức quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ ngân sách để thực hiện đào tạo nghề. Đào tạo nghề nhằm GQVL đã trở thành nhu cầu cần thiết do sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, các cơ sở kinh tế, trong khi diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, góp phần thúc đẩy việc tích cực tham gia học tập, nâng cao tay nghề trong lực lượng lao động địa phương, gắn kết với chương trình phổ cập giáo dục trung học. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo là 91%, trong đó: Lao động nông nghiệp là 100%, lao động phi nông nghiệp là 89%, trong đó lao động sau học nghề đã có thu nhập ổn định, góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình, cụ thể những lao động trước khi học nghề chỉ thu nhập được 2,5 triệu đồng và công việc không ổn định, cho đến khi học nghề xong thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng và ổn định hơn, chủ

động hơn trong công việc. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề đã đổi mới phương thức đào tạo, giáo trình, bồi dưỡng giáo viên… để phù hợp với yêu cầu của công tác dạy nghề, chuyển từ việc đào tạo những gì sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của người học nghề, đào tạo bằng hình thức cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành là chủ yếu, do vậy giúp cho người lao động sau học nghề và áp dụng vào thực tiễn không còn bỡ ngỡ...Ngoài ra do tình hình phát triển của xã hội hiện nay, các thông tin về việc làm, thu nhập được cung cấp thường xuyên, đa dạng để người lao động biết và lựa chọn. Việc kết nối thông tin thị trường lao động bước đầu cơ bản đạt kết quả. Kết quả công tác đào tạo nghề, GQVL đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng tiêu chí xây dựng đô thị loại III.

Bảng 3.10: Tình hình việc làm sau đào tạo của LĐNT giai đoạn 2011 - 2016

TT Nghề đào tạo Tổng LĐ (người)

Số LĐ có việc, tự tạo việc làm

(người)

Tỷ lệ

(%)

1 May công nghiệp 1.408 1.408 100

2 Cơ khí 315 265 84,2

3 Điện 403 334 82,8

4 Công nghệ thông tin 536 431 80,5

5 Tiểu thủ CN 1.582 1.131 71,5

6 Chế biến 1.166 872 74,8

7 Chăn nuôi 893 733 82,1

8 Trồng trọt 978 797 81,5

Tổng cộng 7.281 5.972 82,0

(Nguồn: Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên)

Trên cơ sở số liệu nêu trên cho ta thấy: Lao động nông thôn học nghề nông nghiệp có việc làm chiếm trên 80% còn lao động nông thôn học nghề

phi nông nghiệp có việc làm sau học nghề chiếm trên 70%. Như vậy đây là phù hợp với quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)