Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 41)

Từ những kinh nghiệm tại 2 địa phương nói trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến quận Long Biên như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng kế hoạch chi tiết, rõ ràng các bước triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch cần phân công cụ thể trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân liên quan, thời gian hoàn thành nhiệm vụ cũng như nguồn lực để thực hiện từng công đoạn trong kế hoạch. Điều cốt yếu sau đó là các nhà lãnh đạo của tỉnh cần có quyết tâm chính trị cao để kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Thứ hai, xây dựng một Cổng thông tin điện tử làm đầu mối cung cấp tất cả các dịch vụ công của tỉnh, trong đó có dịch vụ công cấp quận. Người dân chỉ cần biết và truy cập vào một địa chỉ duy nhất khi có nhu cầu tra cứu thông tin, sử dụng dịch vụ công, nhờ tư vấn hướng dẫn… và các hoạt động khác liên quan đến dịch vụ hành chính công.

Thứ ba, thu hút sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, báo, đài, giúp tuyên truyền rộng rãi các mô hình mới đến với người dân để biết, sử dụng và giám sát, nhờ đó tăng cường hiệu quả triển khai mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực

thúc đẩy các địa phương nghiên cứu, học hỏi mô hình hay, sáng tạo của nhau để áp dụng trên địa bàn.

Thứ tư, liên tục đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thông qua nhiều hình thức. Trong đó chú trọng đến hai hình thức là cầm tay chỉ việc và xây dựng tài liệu hướng dẫn, video hướng dẫn quy trình làm việc.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ mối tương quan các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động. Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách khách quan vấn đề nghiên cứu từ nhiều giác độ khác nhau. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến liên quan đến nhiều yếu tố như các cơ chế chính sách của nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, trình độ và nhận thưc của người dân, sự phát triển của hạ tầng thông tin, đặc thù về địa bàn dân cư, nhu cầu của thực tiễn tại địa bàn Phường Long Biên, Hà Nội.

2.2. Phương pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và đất nước. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ Quận đề ra. Trong những năm qua, cùng với sự phát triền kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế Quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế Quận có xu hướng ngày càng tăng. Gía trị các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn só với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn Quận. Các khu đô thị, khu nhà ở (khu đô thị Thạch Bàn; khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thượng Thanh, Ngọc Thụy), các trung tâm thương mại lớn như Savico, Big C, Vincom, các salon ô tô... đang dần dần thay thế những cánh đồng lúa, hoa mầu. Đây là một xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là một áp lực rất lớn đối với Quận trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức và cơ quan doanh nghiệp. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tôi chọn 03 phường trên địa bàn Quận Long Biên là: UBND phường Gia Thụy, Thạch Bàn và Phúc Lợi, với các lý do sau:

- Phường Gia Thụy: là phường đã hoàn thiện mức độ đô thị hóa, không có diện tích đất nông nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Là phường phát triển lâu đời khi được tách ra từ Huyện Gia Lâm.

- Phường Thạch Bàn: là phường đang trong quá trình đô thị hóa việc giải phóng mặt bằng làm đường giao thông, xây dựng khu đô thị mới, nhu cầu giải quyết TTHC là rất lớn và phức tạp do có sự thay đổi và bổ sung nhân khẩu (tại các khu đô thị), địa giới hành chính, điều chỉnh diện tích đất trong quản lý của chính quyền và người dân.

- Phường Phúc Lợi: là phường vẫn chiếm diện tích đất nông nghiệp nhiều, tỷ trọng trong nông nghiệp cao, mức độ đô thị hóa còn chậm, tính làng xã vẫn tồn tại.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Các số liệu sử dụng được thu thập thông qua báo cáo nghiên cứu, luận văn, sách báo, internet, cổng thông tin điện tử của Quận và các báo cáo của địa phương.

Thông tin thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: Liệt kê các cơ quan cung cấp thông tin, các số liệu tông tin cần thiết theo hệ thống có để thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại các cơ quan cung cấp thông tin; kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thứ cấp thông qua quan sát và kiểm tra chéo

2.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp từ các tập thể và cá nhân sử dụng dịch vụ công thông qua phiếu điều tra. Các tiêu chí điều tra gồm: thông tin chung về người sử dụng dịch vụ công; tình hình sử dụng dịch vụ công của các tập thể, cá nhân; các giao dịch liên quan đến dịch vụ công; đánh giá của các tập thể, cá nhân về việc thực hiện sử dụng dịch vụ công. Điều tra ngẫu nhiên 90 hộ dân đã từng sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở 3 phường điều tra phường Gia Thụy; Thạch Bàn và Phúc Lợi, cụ thể:

- Về cán bộ công chức cấp quận: 11 người. Nội dung điều tra: Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến,

giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên. - Về cán bộ công chức cấp phường: 3 người/phường x 3 phường là 9 người. Nội dung điều tra: Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trong phường điều tra.

- Hộ gia đình: : 30 hộ /phường x 3 phường là 90 hộ. Nội dung điều tra: Sự tham gia và đánh giá của người dân về các dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận.

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

2.2.3. Phương pháp xử lý tư liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp như:

Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh số lượng của các ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ theo các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn.

Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu qua đó phản ánh cơ cấu trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn.

Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, qua đó phản ánh tình hình chung về việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn đã đạt được.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

cáo, nhằm tìm hiểu việc sử dụng dịch vụ công trên địa bàn quận qua từng thời điểm cụ thể, qua đó đánh giá việc thực hiện sử dụng dịch vụ công, từ đó rút ra những tồn tại chính trong quá trình thực hiện sử dụng dịch vụ công và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại quận Long Biên.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp là quá trình hỗ trợ cho phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Với đối tượng nghiên cứu là dịch vụ hành chính công của quận Long Biên, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ưu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tượng quản lý. Khi xem xét các hiện tượng, sự việc của nội dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý như pháp luật, hạ tầng công nghệ thông tin, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến điều kiện làm việc của công chức thực hiện, ý thức và nhu cầu của người dân ...tác động đến hoạt động quản lý dịch vụ hành chính công v.v…

Phương pháp tổng hợp số liệu phân tích sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và được sử dụng trong chương 1, 3, 4 của luận văn.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI

3.1. Khái quát chung về quận Long Biên

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 301 tổ dân phố. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua gồm đường quốc lộ 1A, 1B và quốc lộ 5, đây là 3 tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tạo điều kiện phát triển kinh tế, thuận tiện cho việc đi lại với các vùng khác (Cục Thống kê Hà Nội, 2017). Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị và văn hoá - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Với vị trí địa lý đặc thù của Quận nằm giữa hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) là tiềm năng quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

Quận Long Biên có diện tích 6.038 ha, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị

hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ. Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2018)

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án lớn được triển khai dẫn đến hoạt động của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng rất tấp nập. Trong khi thành phố chưa có quy hoạch khu tập kết đất trạc, phế thải xây dựng, hiện tượng ô tô đổ đất trạc và những vi phạm gây ảnh hưởng môi trường trên địa bàn quận Long Biên là điều khó tránh khỏi. Trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ xây dựng tăng nhanh, nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì chất lượng môi trường quận sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - phường hội và môi trường du lịch của quận (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt 15,83%, vượt kế hoạch 3,77%.

Tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo chợ dân sinh được quan tâm chỉ đạo, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đã đưa vào hoạt động 3 chợ, khởi công xây dựng 5 chợ, phê duyệt dự án đầu tư 4 chợ, hoàn thành công tác GPMB 2 chợ. Công tác quản lý, sắp xếp, xử lý các điểm chợ cóc, chợ tạm để từng bước xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại được tập trung quyết liệt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong năm 2018 đã phát hiện, xử phạt hành chính 347 vụ, đạt 122% kế hoạch.

Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế quận Long Biên 2016 – 2018

ĐVT:%

Cơ cấu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nông nghiệp 0,75 0,62 0,60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 41)