Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 97 - 115)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp hoàn quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận

4.3.6. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

- Đối với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương

Kiến nghị Chính phủ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công dân bao gồm tất cả các thông tin của công dân cần thiết cho quá trình quản lý của cơ quan nhà nước như: Thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch hành chính, lịch sử giao dịch tài chính.

Kiến nghị các Bộ, ngành sớm chuẩn hóa Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý. Ban hành bộ thủ tục hành chính thống nhất trên toàn quốc, cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện theo đó chỉ quy định những yếu tố phụ không ảnh hưởng đến quy trình, thời gian giải quyết hồ sơ, thành phần hồ sơ (như địa chỉ tiếp nhận hồ sơ, thời gian tiếp nhận hồ sơ…)

- Đối với UBND thành phố Hà Nội

thường xuyên nên thành phố cần tập trung đáp ứng nhu cầu tài chính đã được tính toán trong kế hoạch để Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử được hoàn thành đúng lộ trình đặt ra. Có như thế mới phát huy được tối đa hiệu quả của hệ thống, đồng thời khắc phục được sự lãng phí đã từng gặp phải trong việc triển khai Hệ thống một cửa điện tử vào năm 2011.

Báo cáo sơ kết mô hình thí điểm cũng cần chỉ ra được những dịch vụ công ưu tiên, có nhu cầu sử dụng cao và khả thi trong quy trình xử lý thủ tục hành chính để nâng cấp lên đạt mức độ 3, 4. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nên tập trung vào nhóm dịch vụ công ưu tiên này, các dịch vụ còn lại có thể chưa cần nâng cấp hoặc không cần nâng cấp lên mức độ 3, 4 tùy vào các điều kiện trong tương lai sau năm 2020.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị. Bất cứ hoạt động nào liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị cũng cần xác định rõ vai trò chủ trì, phối hợp thực hiện thì mới có thể thực hiện hiệu quả, thành công. Trong việc thực hiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa liên thông phải xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp giữa Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị trực tiếp thực hiện các mô hình này trong từng giai đoạn triển khai. Cùng với đó cần xây dựng cơ chế kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến và có quy định rõ ràng, cụ thể để xử lý các công chức, cơ quan, đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện đối phó hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Thu hút sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, báo, đài trong các hoạt động tuyên truyền này, kết hợp với các hình thức quảng bá, giới thiệu qua các kênh thông tin mới như mạng xã hội, internet hay video clip hoạt hình. Việc tuyên truyền mô hình dịch vụ công trực tuyến giúp người dân biết được thông tin, tham gia sử dụng và giám sát hoạt động của hệ thống, nhờ đó tăng cường hiệu quả triển khai mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy các địa phương nghiên cứu, học hỏi mô hình hay, sáng tạo của nhau để áp dụng trên địa bàn

Tiếp tục phát huy kênh phản hồi các ý kiến của người dân hiện có trên cổng thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong tương lai phát triển thêm các

kênh tiếp nhận thông tin của người dân, doanh nghiệp và coi đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng các nhu cầu của người dân

Liên tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Áp dụng đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó tập trung vào ba hình thức chính là bồi dưỡng tập trung, phát hành video hướng dẫn trực tuyến và cầm tay chỉ việc. Đảm bảo công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như công chức chuyên môn giải quyết các thủ tục hành chính trên hệ thống đều được tiếp xúc với cả ba hình thức bồi dưỡng, tập huấn này ít nhất mỗi hình thức một lần

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận Long Biên, luận văn có thể rút ra một số kết luận chính sau:

1. Trong cải cách hành chính, công nghệ thông tin góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo, làm việc mới chuyện nghiệp, thân thiện, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính là hai hoạt động song song và hỗ trợ nhau trong việc nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bộ máy hành chính nhà nước dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ cũng thông qua đó để điều hành bộ máy nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơn mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trước những biến động phức tạp của thực tiễn xã hội. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của lãnh đạo UBND quận, các cấp, các ngành liên quan quan tâm chỉ đạo sát sao. Các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công đã ngày càng phát triển.

2. Dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại UBND cấp quận/huyện là yêu cầu thiết yếu hiện nay. Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. ặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền.

3. Tại Quận Long Biên, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Trang thông tin điện tử của UBND quận Long Biên cơ bản đáp ứng các yêu cầu về cung cấp thông tin giới thiệu về UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội, tin tức sự kiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp quận, UBND cấp phường cùng chức năng xem đầy đủ nội dung thủ tục hành chính cũng như tải các biểu mẫu đính kèm. Ngoài ra quận Long

Biên đã triển khai phần mềm Quản lý tài sản; Phần mềm quản lý kế toán tài chính; Phần mềm quản lý nhân sự...

4. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, song cũng phải thấy rằng, hoạt động quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên những năm qua còn nhiều hạn chế như kết quả dịch vụ hành chính công trực tuyến hoạt động kém hiệu quả so với yêu cầu; các thông tin cần thiết về thủ tục, cách thức và quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công, các thông tin về quy hoạch, đất đai, tài nguyên... chưa được công khai rõ ràng, minh bạch; các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương còn rườm rà, phức tạp và chồng chéo; sự phân công, phân cấp trong việc cung ứng dịch vụ công chưa thực sự được đẩy mạnh theo hướng một công việc chỉ do một cơ quan giải quyết và chịu trách; tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong tiếp cận dịch vụ hành chính công còn khá phổ biến..

5. Để hoàn thiện hoạt động quản lý dịch vụ công trực tuyến tại quận Long Biên đến năm 2025, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội như sau: Đơn giản hóa thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến; Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Nâng cao trình độ cán bộ công chức dịch vụ công trực tuyến tại quận Long Biên; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ công trực tuyến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương, 2007. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/08/2007

về đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước. Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, 2016. Báo cáo sơ kết công tác

cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Hà Nội

3. Bộ Chính trị, 2014. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 về đẩy mạnh ứng

dụng phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Hà Nội.

4. Bộ Thông tin và truyền thông, 2015. Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và

ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam năm 2014, Hà Nội

5. Bộ Thông tin và truyền thông, 2016. Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và

ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam năm 2015, Hà Nội.

6. Chính phủ, 2010. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. Hà Nội

7. Chính phủ, 2011. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Hà Nội

8. Chính phủ, 2011. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương

trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội

9. Chính phủ, 2015. Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện

tử. Hà Nội

10. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013. Dịch vụ hành chính công trong khu vực công và

vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

11. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2017. Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công tại

UBND huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học

12. Đỗ Thanh Mai, 2012. Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù

hợp với thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ.

Trường Đại học Luật.

13. Lê Thị Mai, 2015. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ công trực tuyến. Hà Nội: NXB Hành chính Quốc gia.

14. Nguyễn Đình Phan, 2014. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công thành

phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

15. Quốc hội, 2001. Luật Hành chính công. Hà Nội. 16. Quốc hội, 2005. Luật Giao dịch điện tử. Hà Nội.

17. Vũ Quỳnh, 2017. Chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn Thành phố

Hà Nội. Luận án tiến sĩ. HVCTQGHCM.

18. Nguyễn Quốc Sửu, 2014. Dịch vụ hành chính công trực tuyến ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

19. Chu Văn Thành, 2014. Quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

20. UBND quận Long Biên, 2014. Quy định về phát triển và ứng dịch công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội.

21. UBND quận Long Biên, 2015. Báo cáo sơ kết công tác thực hiện dịch vụ hành

chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ c thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên giai đoan 2016-2020. Hà Nội

22. UBND quận Long Biên, 2015. Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2015. Hà Nội

23. UBND quận Long Biên, 2016. Báo cáo sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn I (2011-2015) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II, 2016-2020) của thành phố Hà Nội. Hà Nội

24. UBND quận Long Biên, 2016. Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2016. Hà Nội.

25. UBND quận Long Biên, 2017. Tình hình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên năm 2017. Hà Nội.

26. UBND quận Long Biên, 2018. Định hướng phát triển dịch vụ hành chính công

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho CBCC quân Long biên) I. Thông tin chung

1. Họ và tên:...Tuổi:... 2. Chức vụ: ... 3. Đơn vị công tác: ... 4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ?

1□ Trên đại học

2□ Đại học

3□ Cao đẳng

4□ Trung cấp

5□ Chưa qua đào tạo

5. Số năm công tác………...………

II. Đánh giá của CBCC về chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long biên

1. Xin Ông/bà cho biết đánh giá của mình trước điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên?

1□ Tốt

2□ Trung bình

3□ Kém

2. Ý kiến đánh giá của CBCC về văn bản triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến quận Long Biên?

1□ Rất phù hợp

2□ Phù hợp

3□ Bình thường

4□ Chưa phù hợp

3. Ông/bà có đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn mà mình đã gặp phải trong quá trình thực hiện dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận

Long Biên?

Thuận lợi……… Khó khăn……… 4. Theo Ông/bà, để hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên thì cần phải làm tốt những vấn đề gì?

... ... ...

5. Ông/bà có đề xuất gì cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong thời gian tới để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến trên địa bàn quận Long Biên:

... ... ...

PHỤ LỤC 03

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (Dành cho hộ dân quận Long Biên) I. Thông tin chung

1. Họ và tên:...Tuổi:... 2. Địa chỉ: ... 3. Giới tính? 1□ Nam 2□ Nữ 4. Độ tuổi? 1□ <25 2□ Từ 25 - 35 3□ Từ 36 – 45 4□ Trên 45 5. Về trình độ chuyên môn? 1□ Trung cấp 2□ Cao đẳng

3□ Đại học, trên đại học

4□ Khác

II. Đánh giá của hộ dân về chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến quận Long Biên

1. Đánh giá của người dân về sự tin cậy khi thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?

1□ Người dân không phải đi lại nhiều lần để làm hồ sơ

2□ Người dân không phải chờ đợi lâu để được giải quyết hồ sơ

3□ Đảm bảo khả năng truy cập 24/7

4□ Trả kết quả đúng hẹn

(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời

1□ Cấu trúc dễ hiểu

2□ Dễ tìm kiếm chức năng

3□ Địa chỉ website ngắn gọn, dễ nhớ

4□ Website có khả năng nhận ra người dùng và hiển thị những trang mà người dùng đó thường xuyên truy cập

(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời

3. Đánh giá của người dân về tính bảo mật, an toàn khi thực hiện DVHCC trực tuyến quận Long Biên?

1□ Không để lộ thông tin cá nhân người sử dụng

2□ Đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu cá nhân được an toàn

3□ Cung cấp các xác nhận về sự đồng thuận của người sử dụng

4□ Giao dịch chính xác

(*) Mỗi hộ dân có thể chọn nhiều phương án trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 97 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)