CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp hoàn quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận
4.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ công trực tuyến
Mục đích của các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, quy trình giải quyết thủ tục hành chính đến các thành phần trong xã hội nhằm hướng đến một chính quyền phục vụ nhân dân, lấy “khách hàng” làm trung tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình cung cấp các dịch vụ công. Các biện pháp chủ yếu như sau:
Lấy người dân làm trung tâm, đưa người dân vào trung tâm của toàn bộ nỗ lực cung cấp dịch vụ công của Chính phủ. Tạo điều kiện dễ dàng cho người dân, chính phủ và doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi thông tin và cộng tác với nhau dễ dàng, hiệu quả.
Sử dụng và khai thác hơn nữa thế mạnh của ứng dụng CNTT, tạo một phương thức mới trong quan hệ giữa chính quyền với “khách hàng” của mình là công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Xu thế “hướng đến công dân” thông
qua các Trang Thông tin điện tử đang tạo ra một phương thức hoạt động mới của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND quận Long Biên nói riêng.
Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, tính minh bạch thể hiện thái độ của cơ quan nhà nước đối với người dân là rất quan trọng, để làm được điều đó, cùng với các công cụ xuất bản và cộng tác, giúp người dân giảm việc cung cấp thông tin, giám sát việc thực hiện của chính phủ, nhờ đó thúc đẩy đổi mới.
Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với việc sử dụng DVCTT, giảm thời gian giải quyết đối với các hồ sơ nộp trực tuyến so với cách nộp hồ sơ tại đơn vị cung cấp dịch vụ. Để thực hiện được cơ chế khuyến khích này, cần xem xét thời gian giải quyết của DVCTT và thủ tục hành chính tương ứng, đánh giá mức độ rút ngắn thời gian giải quyết của việc tiếp nhận và xử lý đối với DVCTT. Sau đó, ban hành văn bản công bố về việc sử dụng DVCTT sẽ được giảm bao nhiêu ngày giải quyết so với phương thức nộp hồ sơ truyền thống.
Xây dụng dịch vụ hành chính công “công dân điện tử”. Các dịch vụ Chính phủ với công dân (G2C) sẽ bắt đầu hình thành ở giai đoạn “Tương tác” cho phép người dân tương tác thông tin với Chính phủ thông qua các hình thức như: Đặt câu hỏi, dịch vụ theo yêu cầu, giao dịch dịch vụ công, gửi ý kiến và truy cập dữ liệu…. Ngoài ra nó cũng có thể bao gồm các công cụ khác của truyền thông là việc sử dụng tích cực các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube. Qua "kênh" thông tin này các tổ chức và nhân dân còn tiết kiệm được các chi phí hành chính, thời gian, giúp cho việc giao tiếp giữa công dân với chính quyền quận Long Biên nhanh chóng, thuận tiện hơn; người dân sẽ được phổ biến, hướng dẫn, cung cấp thông tin, quy trình giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Dịch vụ hành chính công "Công dân điện tử" là cơ sở kết nối với chính phủ điện tử, giúp chính quyền gần với người dân hơn, đồng thời giúp giảm các thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Hướng đến mỗi công dân là "Công dân điện tử" sẵn sàng kết nối với "chính phủ điện tử" hiện đại, văn minh.
Các cơ quan thông tin, báo, đài trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội, mở kênh chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu thường xuyên để
người dân biết và hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; tham gia theo dõi, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua các hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá đến người dân và cộng đồng xã hội về các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Tổ chức các hội thi tin học, nghiên cứu đề tài khoa học để tìm hiểu, đề xuất giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong bộ phận cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nói riêng và mở rộng ra toàn xã hội nói chung.
Tổ chức các buổi tuyên truyền ngoại khóa về việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cho các đối tượng là thanh niên trẻ tại các trường đại học, trường phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh. Các đối tượng này sẽ là tác nhân chính trong việc tuyên truyền giúp đỡ những người thân trong gia đình sử dụng các dịch vụ công trực tuyến;
Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các kênh cung cấp thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ, kênh đối thoại, lắng nghe và giải đáp các ý kiến, góp ý của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.