Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 301 tổ dân phố. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua gồm đường quốc lộ 1A, 1B và quốc lộ 5, đây là 3 tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tạo điều kiện phát triển kinh tế, thuận tiện cho việc đi lại với các vùng khác (Cục Thống kê Hà Nội, 2017). Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị và văn hoá - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Với vị trí địa lý đặc thù của Quận nằm giữa hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) là tiềm năng quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.

Quận Long Biên có diện tích 6.038 ha, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị

hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ. Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.

Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội

Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)

Long Biên 6.038 Đồng Đa 980

Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925

Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911

Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529

Cầu Giấy 1.204

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2018)

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.

Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án lớn được triển khai dẫn đến hoạt động của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng rất tấp nập. Trong khi thành phố chưa có quy hoạch khu tập kết đất trạc, phế thải xây dựng, hiện tượng ô tô đổ đất trạc và những vi phạm gây ảnh hưởng môi trường trên địa bàn quận Long Biên là điều khó tránh khỏi. Trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ xây dựng tăng nhanh, nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì chất lượng môi trường quận sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - phường hội và môi trường du lịch của quận (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ hành chính công trực tuyến tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)