5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp tiếp cận vàkhung phân tích
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với các ngân hàng thương mại tại tỉnh Bắc Ninh. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Thể chế chính trị, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế vĩ môvà vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố thuộc về nội tại của công tác quản lý tại Ngân hàng nhà nước - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh như: Tổ chức bộ máy, năng lực của cán bộ quản lý; trang bị cơ sở vật chất, mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin... Các yếu tố có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và liên
kết với nhau trong một hệ thống động.
Tiếp cận theo nhóm ngân hàng
Việc quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại của chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở phân loại theo các mô hình tổ chức căn cứ theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng cách tiếp cận theo phân loại ngân hàng thương mại để phân tích thực trạng phù hợp với vấn đề trong thực tiễn. Theo đó, các vấn đề trong nghiên cứu sẽ được phân tích trên cơ sở so sánh các nội dung quản lý nhà nước với các đối tượng ngân hàng: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài.
2.2.1.2. Khung phân tích
Nghiên cứu tiến hành phân tích công tác quản lý nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nó, từ kết quả đó đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tácquản lý thu. Khung phân tích của nghiên cứu được mô tả tại sơ đồ dưới đây.
Hình 2.1: Khung phân tích 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp để thực hiện phân tích, đánh giá nội dung nghiên cứu. Nguồn thông tin được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của Tổng Cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và các NHTM trên địa bàn. Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NHTM
Môi trường kinh tế vĩ mô Toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa nền kinh tế Thể chế chính trị Môi trường pháp lý Đội ngũ cán bộ quản lý Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các NHTMtrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để phân chia kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, kết quả công tác quản lý của Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh...
- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.
- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Các thông tin về quy mô tăng trưởng tín dụng, kết quả triển khai quản lý nhà nước của ngân hàng nhà nước... trong luận văn được thể hiện bằng phương pháp đồ thị này.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các NHTM tại tỉnh Bắc Ninh, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như sau: phương pháp
tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân; phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số...
* Phương pháp phân tích dãy số thời gian:
Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về kết quả kinh doanh của các NHTM, xử lý thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực ngân hàng, ... theo thời gian bao gồm:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i = yi - y0(i =1, 2,3,…n)
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu - Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển được sử dụng chủ yếu trong luận văn là:
+ Tốc độ phát triển bình quân (t): Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn
Công thức tính:
Hoặc:
Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n
n n t t t t t 1 . 2. 3... 1 1 0 1 n n n n y y T t
yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu + Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số
Công thức tính:
Hoặc:
Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)
Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
Công thức tính:
Hoặc:
* Phương pháp chỉ số:
Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động quản lý nhà nước đối với các NHTM tại tỉnh Bắc Ninh như: tỷ lệ an toàn vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng,...
+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lượng trong kết quả kinh doanh của NHTM và quản lý của ngân hàng nhà nước - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh như:Tổng dư nợ tín dụng của NHTM, số
Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)
a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)
lượng ngân hàng được cấp phép, thu hồi, quy mô cấp vốn và cho vay thanh khoản của ngân hàng nhà nước...
2.2.5. Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
Phương pháp so sánh gồm các dạng:
- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực thế triển khai - So sánh qua các giai đoạn khác nhau
- So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.
- So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM: Vốn huy động, dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng…
- Chỉ tiêu phản ánh việc triển khai các văn bản điều hành của nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng: số lượng văn bản, mức độ triển khai…
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý của Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh: lãi suất huy động tối đa, lãi xuất cho vay tối đa, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái trung tâm, biên độ tỷ giá, tỷ lệ nợ xấu số lượng vốn tái cấp, số lượng vốn cho vay thanh khoản, quản lý ngoại hối…
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các văn bản về quản lý đối với các NHTM.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH BẮC NINH
3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Giới thiệu chung về các NHTM tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng kinh tế nhanh hàng đầu tại Việt Nam. Từ một tỉnh tương đối thuần nông khi mới tách ra từ tỉnh Hà Bắc (năm 1997), hiện nay Bắc Ninh về cơ bản đã trở thành một tỉnh công nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu về vay vốn của các đơn vị kinh tế trên địa bàn. Từ chỗ các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối với 04 Ngân hàng chủ chốt là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), thì đến hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần đã gia tăng mạnh mẽ về mặt số lượng và thể hiện vai trò ngày càng lớn tại thị trường Bắc Ninh.
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhóm NHTM
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) NHTM Nhà nước 11 39,29 10 35,72 10 34,48 10 32,26 TM cổ phần 16 57,14 17 60,71 18 62,07 19 61,29 100% vốn NN 01 3,57 01 3,57 01 3,45 02 6,45 Tổng 28 100 28 100 29 100 31 100
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Tính đến năm 2014 tổng số lượng chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 28 chi nhánh. Trong đó số lượng chi nhánh NHTM cổ phần chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,14% (tương ứng với 16 chi nhánh), xếp thứ 2 là
khối NHTM Nhà nước chiếm 39,29% (tương ứng với 11 chi nhánh), NHTM 100% vốn nước ngoài chiếm 3,57% (tương ứng với 01 chi nhánh). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 đến 2017 có sự thay đổi tương đối rõ về cơ cấu số lượng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Số lượng chi nhánh NHTM Nhà nước có xu hướng giảm từ 11 chi nhánh (năm 2014) xuống còn 10 chi nhánh vào năm 2017. Nguyên nhân là do có 02 chi nhánh của Ngân hàng Công thương sáp nhập. Trong khi đó, số lượng NHTM cố phần và NHTM 100% vốn nước ngoài lại có xu hướng tăng. Cụ thể, đối với NHTM cổ phần trong giai đoạn 2014 - 2017 mỗi năm tăng thêm 01 chi nhánh ngân hàng tương ứng với sự gia nhập thị trường của các ngân hàng: Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh,Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Bắc Ninh, Ngân hàng Bảo Việt - Chi nhánh Bắc Ninh. Đối với NHTM 100% vốn nước ngoài là sự gia nhập của Ngân hàng Woori (Hàn Quốc). Sự gia nhập thị trường của các NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài mới cùng với sự thu hẹp số lượng chi nhánh NHTM nhà nước đã làm cho cơ cấu về số lượng NHTM tại tỉnh Bắc Ninh có sự thay đổi tương đối rõ ràng: Đến năm 2017, khối NHTM nhà nước chỉ còn chiếm 32% tổng số lượng NHTM trên địa bàn, khối NHTM cổ phần chiếm 61,29% và NHTM 100% vốn nước ngoài chiếm 6,45%. Có thể nói sự gia tăng về số lượng chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấysự phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh cũng như sức hấp dẫn của thị trường này đối với cácNHTM mẹ. Một đặc điểm nổi bật nữa của hệ thống NHTM tại Bắc Ninh làsự phong phú, đa dạng trong loại hình NHTM, có đủ các NHTM 100% vốn Nhà nước (Agribank), NHTM cổ phần nhà nước chiếm ưu thế (Vietcombank, BIDV, Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân (SHB, Sacombank, ACB, Techcombank, Seabank, VPbank…). Điều này làm cho công tác quản lý Nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi ngày càng cần có sự đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý.
3.1.2. Mô hình quản trị, điều hành tại các NHTM tại Bắc Ninh
Các thức tổ chức, hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc vào mô hình quản trị, điều hành của ngân hàng mẹ áp đặt. Các NHTM tại Bắc Ninh đa số sử dụng mô hình “Hội sở - Chi nhánh”. Đây là mô hình quản trị truyền thống trong đó sự quản lý về mặt hoạt động kinh doanh không được tập trung nhiều, chủ yếu là xử lý phân tán, theo mô hình này chi nhánh NHTM là một đơn vị kinh doanh độc lập và được hội sở chính ngân hàng giao nhiều quyền lực và mức độ can thiệp sâu của hội sở vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng không nhiều. Ngoài việc thực hiện yêu cầu về chỉ tiêu kinh doanh, chi nhánh hoạt động như một công ty riêng, chủ động mọi vấn đề và là nơi quản lý nhân sự, sản phẩm...Lợi điểm của mô hình này giúp chi nhánh có tính chủ động cao hơn, nhưng độ rủi ro cho các NHTM cũng rất cao bởi chi nhánh có thể đi sai mục tiêu của cả hệ thống, thậm chí cạnh tranh địa bàn, khách hàng lẫn nhau để đạt chỉ tiêu. Hiện nay, phần lớn các NHTM Nhà nước vẫn hoạt động theo mô hình này.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như những biến động mạnh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới, tái cấu trúc mạnh mẽ, thực hiện các chiến lược chuyền đổi phù hợp, thích ứng với thời kỳ mới. Một trong những ưu tiên hàng đầu là chuyển sang mô hình quản trị ưu việt hơn. Nhiều NHTM đặc biệt là khối NHTM cổ phần đã tích cực, mạnh dạn chuyển sang mô hình mới - mô hình khối nghiệp vụ, chi nhánh, tức điểm bán hàng và dịch vụ. Trong mô hình kinh doanh hiện đại này, hội sở sẽ đóng vai trò chủ động, chủ đạo trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Thay vì dựa vào hoạt động của chi nhánh, các khối nghiệp vụ sẽ đặt trọng tâm vào việc xây dựng chiến lược quản trị, vận hành, phát triển kinh doanh, thiết kế sản phẩm theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Song song đó, chi nhánh sẽ
chú trọng tới hiệu quả bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc triển khai kinh doanh theo phương thức ma trận về mặt đối tượng khách hàng và sản phẩm nghiệp vụ sẽ phát huy tối đa lợi nhuận theo đối tượng khách hàng.Các chi nhánh NHTM bị giảm quyền quyết định, tập trung chủ yếu công tác phát triển khách hàng, còn việc quản trị nghiệp vụ được chuyển về các khối nghiệp vụ khác nhau trên hội sở từ khối quản trị rủi ro, bán buôn, khối vận hành, quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ ngân hàng cá nhân… Ngân hàng đi đầu trong công cuộc chuyển đổi này là Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) dưới sự tư vấn của công ty chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey.Nhiều NHTM cổ phần khác cũng đã tiến hành chuyển đổi theo mô hình quản trị hiện đại này.
Tóm lại, trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam nói chung, các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền